Một học viên Đại Pháp ở Atlanta

[MINH HUỆ 22-1-2008] Ngày 21-1-2008, là ngày lễ toàn quốc, kỷ niệm ngày sinh tiến sỹ Martin Luther King Jr. Trên 1000 đại biểu từ các ngành nghề khác nhau, từ các nơi khác nhau ở Mỹ quốc đã đến tham dự lễ kỷ niệm ở Atlanta. Lễ kỷ niệm tổ chức tại Ebenezer Baptist Church Horizon Sanctuary. Chủ tịch Học hội Pháp Luân Đại Pháp miền trung Mỹ quốc, tiến sỹ Dương Sâm (Yangsen), đã được mời đến phát biểu bài thuyết của mình, tựa đề “Tôi cũng có một giấc mơ”. Đây là lần thứ tư, học viên Pháp Luân Đại Pháp được mời đến phát biểu tại buổi lễ này.

Tham dự có cựu tổng thống Bill Clinton, cựu thống đốc Arkansas và ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoá là ông Mike Huckabee, thượng nghị sỹ John Isakson, thị trưởng Atlanta là ông Shirley Franklin, cùng nhiều lãnh tụ tôn giáo khác. Một số thân nhân của tiến sỹ King cũng tới dự.


Chủ tịch Học hội Pháp Luân Đại Pháp, tiến sỹ Dương Sâm, tỏ lòng kính trọng tiến sỹ Martin Luther King


Toàn cảnh hội trường


Con gái tiến sỹ Martin Luther King trả lời phỏng vấn

Tiến sỹ Martin Luther King Jr từng nói: “Bất công ở bất kỳ đâu đều là kẻ thù của công lý ở mọi nơi”. Là một lãnh đạo phong trào đấu tranh cho quyền công dân, ông King đã dốc toàn sức để đấu tranh cho tự do bằng biện pháp hoà bình bất bạo động. Ông đã bị giam và cuối cùng bị ám sát. Bài thuyết nổi tiếng nhất của ông là “tôi có một giấc mơ”.

Chống đàn áp bằng các hình thức hoà bình do các học viên Pháp Luân Công hôm nay đang làm, có rất nhiều điểm tương đồng với đấu tranh của ông King năm xưa.

Trong bài phát biểu của mình, ông Dương Sâm nói:

“Tôi sống ở Trung Quốc 31 năm, sống ở đất nước này 15 năm. Tôi yêu Trung Quốc. Tôi yêu người dân Trung Quốc. Tôi muốn thấy người Trung Quốc được tôn trọng, được sống như con người. Tôi muốn họ được hưởng Tự Do, điều mà Chúa đã ban cho mọi người con của Chúa, không phải chỉ là những người đang sống ở đây, mà là trên khắp hoàn cầu.”

“Tôi cũng có một giấc mơ. Tôi mơ rằng tất cả người dân ở Trung Quốc đều được tự do tư tưởng, rằng họ không bị đàn áp, tra tấn, bắt giam và thẩm vấn bất hợp pháp, chỉ vì họ có những suy nghĩ và lý tưởng lành mạnh.”

“Tôi mơ rằng tất cả mọi người ở Trung Quốc, đều sẽ có tự do tín ngưỡng, không ai sẽ bị đàn áp chỉ vì đức tin của mình, họ sẽ không phải bị đi tù, rồi thì bị ám sát.”

“Tôi mơ rằng tất cả học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đến một ngày kia, sẽ tự do bước đến những công viên công cộng để tập khí công hàng sáng mà không bị cảnh sát đánh đập.”

Khán giả nhiệt liệt hoan hô rất lâu cho bài phát biểu đầy ấn tượng này. Sau cuộc diễu hành, nhiều khán giả, kể cả quan chức chính phủ đã tới bắt tay, thậm chí ôm choàng các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người nói: “Tôi đã nghe chuyện của các bạn, tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn!” Có người nói: “Các bạn nhất định phải kiên trì nhé, trái tim của chúng tôi luôn ở bên các bạn!” Nhiều người tỏ ý cảm ơn vì ông Dương Sâm đã đề cập đến đề tài Pháp Luân Công.

Con gái út tiến sỹ King, cô Bernice King nói: “Cảm ơn ông đã tham gia và phát biểu. Tôi thấy bài của ông thật là tuyệt. Mọi người đều thấy rất hay. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho Trung Quốc, cầu nguyện cho Trung Quốc sớm đến ngày có được Tự Do. Hãy vững tin vào tín ngưỡng của mình, và hãy đứng lên vì Tự Do. Chúng tôi sẽ luôn ở bên các ông. Ngày đó sẽ sớm đến!”

Một số khán giả sau đó nhận ra tiến sỹ Dương Sâm khi ông đi ra phi trường, và họ nói rằng họ rất quan tâm khi biết về Pháp Luân Công.

Kênh truyền hình Atlanta Fox 5 đã truyền hình trực tiếp bài diễn văn này. Có thể xem tại:

https://youmaker.com/video/sv?id=f2f91048964a424698c1a6b7e0d49dd6001


Tiến sĩ Dương Sâm phát biểu bài “Tôi cũng có một giấc mơ”


Bài phát biểu và cả hội trường đứng dậy vỗ tay thời gian lâu

Sau đây là nội dung toàn văn bài phát biểu.

Tôi cũng có một giấc mơ

Tưởng niệm đến ngài tiến sỹ Martin Luther King Jr.

Dương Sâm, chủ tịch Học hội Pháp Luân Đại Pháp miền trung Mỹ Quốc

Ebenezer Baptist Church Horizon Sanctuary

Atlanta, Georgia
21-1-2008

Thưa ngài tổng thống Clinton, ngài thống đốc Huckabee, ngài thượng nghị sĩ Isakson, ngài thị trưởng Franklin, và toàn thể khách quý.

Năm 1992, tôi từ Trung Quốc đến đất nước này, để nghiên cứu luận án tốt nghiệp ở Georgia Tech. Tôi đặt chân lên miền đất Atlanta, miền đất nổi tiếng vì đây là nhà của tiến sĩ Martin Luther King, nơi ngài đã từng phát biểu bài thuyết của mình. Tôi rất vinh dự được gọi thành phố tuyệt vời này là quê hương thứ hai của tôi, hân hạnh được bước theo những người như ngài Martin Luther King. “Georgia ở trong tâm trí tôi”.

Khi mới đến đất nước này, tôi còn biết quá ít về tiến sĩ Martin Luther King, và tôi rất muốn quay ngay trở về Trung Quốc, vì mọi thứ ở đây đều quá xa lạ. Nhưng dần dần tôi nhận ra một điều. Điều mà tôi chưa từng trải qua.

Tôi phát hiện rằng ở đất nước này, con người có thể biểu đạt bất kể những gì họ suy nghĩ, mà không bị cảnh sát tra tấn, bắt giam. Tôi nhận ra rằng ai ai cũng có thể đến nhà thờ mỗi Chủ Nhật, ai ai cũng có thể tự do thực hành tôn giáo mà mình tín ngưỡng. Tôi không bao giờ thấy ai bị bắt chỉ vì nghiên cứu Thánh Kinh, chỉ vì muốn trở thành một công dân tốt và sống lương thiện.

Chỉ có một từ có thể miêu tả được cảm nhận của tôi: Tự Do.

Ban đầu tôi tưởng rằng Tự Do ở Mỹ quốc là một điều gì đó không cần qua khó khăn mà có. Nhưng sau này khi tôi hiểu biết nhiều hơn về lịch sử Mỹ quốc, hiểu biết nhiều hơn về tiến sĩ Martin Luther King Jr. —một trong những người dẫn đầu phong trào đấu tranh cho quyền công dân— tôi đã đọc bài thuyết trình “giấc mơ” của ông, và tôi cũng bắt đầu có “giấc mơ” của chính mình.

Một người bạn ở Trung Quốc từng hỏi tôi: Đâu là nét đẹp nhất của Mỹ quốc? Tôi trả lời: Chính Tự Do là điều tôi thích nhất. Anh ấy trả lời: Bạn thì giầu còn tôi thì nghèo; giờ tôi phải kiếm tiền đã rồi sau mới làm Tự Do.

Tôi trả lời: Bạn không ần phải đợi đến khi giầu rồi thì mới đi làm Tự Do. Tiến sĩ King đấu tranh đòi Tự Do không phải vì ông ấy giầu. Mà là vì ông có cái Tâm.

Tôi sống ở Trung Quốc 31 năm, sống ở đất nước này 15 năm. Tôi yêu Trung Quốc. Tôi yêu người dân Trung Quốc. Tôi muốn thấy người Trung Quốc được tôn trọng, được sống như con người. Tôi muốn họ được hưởng Tự Do, điều mà Chúa đã ban cho mọi người con của Chúa, không phải chỉ là những người đang sống ở đây, mà là trên khắp hoàn cầu.

Cảm hứng từ ngài Martin Luther King, tôi cũng có bài “thuyết trình giấc mơ”. Tôi hết sức cám ơn ngài vì những gì ngài đã hy sinh, đã chịu đựng, chỉ để sao cho tất cả con người ở đất nước này có được tự do. Cuộc đời của ngài là tấm gương cho tất cả những ai trên hoàn cầu, những ai cũng chia sẻ giấc mơ Tự Do này, trong đó bao gồm cả tôi, một công dân bình thường như tất cả mọi người.

Tôi cũng có một giấc mơ. Tôi mơ rằng tất cả người dân ở Trung Quốc đều được tự do tư tưởng, rằng họ không bị đàn áp, tra tấn, bắt giam và thẩm vấn bất hợp pháp, chỉ vì họ có những suy nghĩ và lý tưởng lành mạnh.

Tôi mơ rằng tất cả mọi người ở Trung Quốc, đều sẽ có tự do tín ngưỡng, không ai sẽ bị đàn áp chỉ vì đức tin của mình, họ sẽ không phải bị đi tù, rồi thì bị ám sát.

Tôi mơ rằng tất cả học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đến một ngày kia, sẽ tự do bước đến những công viên công cộng để tập khí công hàng sáng mà không bị cảnh sát đánh đập.

Tôi mơ rằng, một ngày kia, con gái tôi có thể trở về Trung Quốc, và con người không phải đánh giá cháu dựa theo tiêu chí là cháu có tín ngưỡng vào đâu, rằng cháu có tin theo Pháp Luân Công không, mà là đánh giá theo chính tính cách của cháu.

Như ngài Martin Luther King từng nói: Khi giấc mơ ấy thành hiện thực, khi chúng ta để Tự Do ngự trị, chúng ta để Tự Do ngự trị trên tất cả làng mạc và thôn xóm, trên tất cả các bang và thành phố, thì chúng ta có thể thúc đẩy nhanh đến ngày khi mà tất cả những người con của Chúa, người da den cũng như da trắng, người Do Thái cũng như không phải Do Thái, người Tin Lành cũng như Thiên Chúa, thảy đều nối vòng tay và cùng hát lời ca như lời ca cổ của người da đen: Tự Do, cuối cùng đã Tự Do, ơn Chúa toàn năng, chúng con cuối cùng đã Tự Do!

Ghi chú của Minh Huệ Net (Việt): Đây là bài phát biểu rất ấn tượng, có thể xem là một mẫu hình rất tốt (có thể thấy rõ qua đoạn video bên trên). Nhiều khán thính giả đã hiểu ra Pháp Luân Đại Pháp và hiểu ra cuộc đàn áp ở Trung Quốc sau khi nghe bài này. Người tu luyện không chạy theo những tiêu chuẩn, giá trị của người thường, nhưng khi chứng thực Pháp, giảng chân tướng, thì đệ tử cần nhận thức tốt những giá trị đó sao cho trình bày vấn đề hợp lý theo quan niệm cũa người thường để họ có thể tiếp thu.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/1/22/170900.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/23/93540.html

Đăng ngày 1-2-2008 ; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share