Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ý

[MINH HUỆ 31-07-2023] Năm nay đánh dấu kỷ niệm 24 năm các học viên Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa của trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngày 21 tháng 7 năm 2023, các học viên tại Ý đã kháng nghị lặng lẽ trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome, thủ đô của Ý. Họ lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt tội ác tàn bạo này.

Các nghị sỹ Quốc hội Ý và những người ủng hộ nhân quyền đã gửi thư cho các học viên để thể hiện tình đoàn kết và ủng hộ. Họ khen ngợi các học viên Pháp Luân Công vì sự dũng cảm và kiên trì trong cuộc kháng nghị ôn hòa chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ.

d418fcd7eba540c271a30d513b111422.jpg

Những chính khách sau đây đã gửi thư ủng hộ (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới): Ông Giulio Terzi (Chủ tịch Ủy ban Chính sách Liên minh Châu Âu của Thượng viện Ý), ông Lucio Malan (Thượng nghị sỹ), ông Fabio Massimo Castaldo (Nghị sỹ Châu Âu, và cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu), bà Elisabetta Zamparutti (cựu Nghị sỹ quốc hội), ông Pietrangelo Massaro (Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Rome), ông Igor Boni (Chủ tịch Đảng Cấp tiến Ý), ông Marco Cappato (cựu Nghị viên Châu Âu), ông Giampiero Leo (Chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền của Hội đồng vùng Piemonte), ông Marco Respinti (Giám đốc phụ trách của Bitter Winter)

178430b6492e55eee63f55ab821190e0.jpg

Ông Giulio Terzi, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Liên minh Châu Âu của Thượng viện Ý, và bức thư của ông

Chủ tịch Giulio Terzi của Ủy ban Chính sách Liên minh Châu Âu của Thượng viện Ý đã viết: “Trong 24 năm qua, kể từ khi thảm kịch xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng sự bức hại kinh hoàng và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Ông tiếp tục: “ĐCSTQ đã sách nhiễu và bức hại Pháp Luân Công, một nhóm tu luyện ôn hòa, trong suốt hơn 20 năm. Các giá trị mà các học viên Pháp Luân Công luôn thể hiện ra là trường năng lượng ôn hòa và dũng khí phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ, đây là hình thức phản bức hại hiệu quả chống lại nạn diệt chủng tàn ác.”

Cuối thư, ông viết: “Nạn thu hoạch nội tạng đã khiến tội ác diệt chủng này ngày càng nghiêm trọng, như Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Tra tấn đã xác nhận. Chúng tôi cực lực lên án cuộc bức hại của Bắc Kinh. Các giá trị về hòa bình, thiện lương và khoan dung mà các bạn [các học viên Pháp Luân Công] thể hiện đã được công nhận rộng rãi!”

51c5304047cc0a09aed71fbac40d52c1.jpg

Thượng nghị sỹ Lucio Malan và bức thư của ông

Thượng nghị sỹ Ý Lucio Malan viết trong bức thư của mình: “Cảm ơn những lời chứng và sự kiên trì của các bạn. Chúng tôi phải biết ơn nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.”

Ông tiếp tục: “Mọi người cần phải hiểu điều gì đang xảy ra, từ nạn thu hoạch nội tạng sống cho đến việc sử dụng xác người để kinh doanh. Chúng ta không được phép im lặng, chúng ta phải đoàn kết chống lại chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc không coi trọng nhân quyền.”

e9c7a92ec79c00c3f1ff597dcfc74242.jpg

Ông Fabio Massimo Castaldo, cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu

Ông Fabio Massimo Castaldo, cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, nêu trong thư của mình: “Hôm nay, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ý đã tổ chức một cuộc kháng nghị ngồi yên lặng trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome để tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc và đã qua đời do cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. Tôi ủng hộ hành động của họ, tôi sẽ tiếp tục theo dõi và hỗ trợ họ, và tôi sẽ luôn bảo vệ các quyền này.”

Cựu nghị sỹ quốc hội kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại

3588b13bf7b0dfa717ee9975f8c49599.jpg

Bà Elisabetta Zamparutti, cựu Nghị sỹ quốc hội

Bà Elissabetta Zamparutti, cựu Nghị sỹ quốc hội, viết: “Xin hãy ghi nhớ ngày này, ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu bức hại pháp môn này một cách dã man. Đối với tôi, điều này có nghĩa là khơi dậy sức mạnh to lớn của tình nhân ái. Họ [các học viên Pháp Luân Công] có thể thay đổi mọi thứ, thậm chí cảm hóa cái ác thành thiện. Họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, công nhận tín ngưỡng của họ và trả lại tự do cho họ.”

Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Rome: Tôi sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công

e79710edfae2e0e46e1a6c9f7e9107a1.jpg

Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Rome, ông Pietrangelo Massaro

Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Rome, ông Pietrangelo Massaro, viết trong thư: “Sáng nay, tôi đã tham gia một cuộc kháng nghị ôn hòa do Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ý tổ chức gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome để tưởng nhớ các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn và giết hại ở Trung Quốc trong 24 năm qua.”

Ông viết tiếp: “Pháp Luân Công dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của con người đồng thời tôn vinh văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những nền tảng tốt đẹp này, các học viên Pháp Luân Công xác nhận rằng họ đã bị giám sát trong thời gian dài, bị lạm dụng tình dục khi bị giam giữ hoặc bị thu hoạch nội tạng khi vẫn còn sống. Hơn nữa, họ không được đảm bảo quyền tự bảo vệ mình trước sự bất công.”

Ông viết: “Tôi đã ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại cùng với các học viên Pháp Luân Công được hơn mười năm rồi, và tôi hy vọng chính phủ Ý có thể trở thành người phát ngôn cho nguyện vọng này trên các diễn đàn quốc tế thích hợp để tự do tín ngưỡng cuối cùng có thể được tôn trọng ở Trung Quốc, và nhân quyền có thể được đảm bảo mà không có bất cứ hành vi vi phạm nào.”

e2eb7a2953e8a86073e07aee85bb933d.jpg

Ông Igor Boni, Chủ tịch Đảng Cấp tiến Ý

Ông Igor Boni, Chủ tịch của Những người cấp tiến ở Ý, viết: “Chúng tôi lên án sự gây hấn liên tục của chế độ ĐCSTQ đối với các nhóm thiểu số, những người bất đồng chính kiến, nhà báo và những người có tư tưởng tự do cũng như sự bức hại mà những người liên quan mật thiết với Pháp Luân Công phải gánh chịu. Chúng tôi cho rằng các nền dân chủ trên thế giới cần thành lập một liên minh lớn chống lại các chế độ toàn trị.”

df2961a720356e1df5c6c49240fb97d7.jpg

Ông Marco Cappato, cựu thành viên của Nghị viện Châu Âu

Ông Marco Cappato, cựu thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã viết: “Tôi ủng hộ quyền đấu tranh cho tự do tín ngưỡng của các bạn, điều này không chỉ có ý nghĩa đối với các học viên Pháp Luân Công mà còn đối với tất cả công dân trên thế giới.”

2d3db142833b08a2f254e6348672c491.jpg

Ông Giampiero Leo, Chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền của Hội đồng Vùng Piemonte

Ông Giampiero Leo đã chỉ ra rằng ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện về cơ bản chỉ đưa ra các nguyên tắc đạo đức và có lợi, và rằng nó [cuộc bức hại] thật không thể tin được.

Trong bức thư của mình, ông Leo cũng viết: “Chúng ta cần bày tỏ sự ủng hộ và cảm thông đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời yêu cầu một cách lịch sự và kiên quyết rằng hãy chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với họ. Điều đó không chỉ là sự tôn trọng đối với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”

3ca05d4dfc0dd523e0d9b989070a1bdc.jpg

Ông Marco Respinti, Giám đốc phụ trách của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền

Trong bức thư của mình, ông Marco Respinti, Giám đốc phụ trách của Bitter Winter, viết: “24 năm trước, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã bắt đầu cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công và họ bị ĐCSTQ bắt cóc. Từ đó đến nay, tội ác này không chỉ vẫn tiếp diễn mà còn lan rộng, và bắt đầu các cuộc truy bắt không giới hạn, không bỏ sót một ai, và không chút do dự.“

Ông tiếp tục: “Pháp Luân Công đã luôn là đối tượng bị ĐCSTQ sách nhiễu, bắt giữ phi pháp, giam giữ vượt quá sức chịu đựng của con người, và bị sỉ nhục, tra tấn và ám sát chính trị. Họ cũng là nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng cung cấp cho thị trường cấy ghép nội tạng siêu lợi nhuận. Ngày nay, ở Trung Quốc, kiểu cướp bóc bạo lực này vẫn chưa hề chấm dứt.”

Ông cho biết đáng tiếc là cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn chưa kết thúc, như thể hiện trong các báo cáo mà chúng tôi tiếp tục nhận được. Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế và chính phủ quan tâm đến hành vi tàn sát của ĐCSTQ đối với những nạn nhân vô tội.

Ông kết luận: “Quá trình chấm dứt vụ thảm sát này phải được đẩy nhanh càng sớm càng tốt. Tôi chân thành hy vọng cuộc sống của các học viên Pháp Luân Công có thể mỉm cười trở lại càng sớm càng tốt.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/31/463619.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/4/210625.html

Đăng ngày 08-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share