Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Tây Ban Nha

[MINH HUỆ 29-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp suốt 24 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ lên án ĐCSTQ đã chà đạp nhân quyền, tín ngưỡng và tự do, và yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại. Họ kêu gọi chính phủ và người dân của tất cả các quốc gia giúp chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống do nhà nước hậu thuẫn của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

4c02e88dd6e51a0372d679317558e9a0.jpg
Các học viên kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ.

d7a1a06cfa7863cdb32ce43982017e6f.jpg
Các học viên trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp trong sự kiện.

e5c76e7471252bd067fe81888c567a8e.jpg
f8dda80961f235076d5fbdf6885ba084.jpg
Mọi người ký đơn kiến nghị để ủng hộ các học viên và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Các học viên đã giăng một hàng dài biểu ngữ và bảng trưng bày đối diện Đại sứ quán Trung Quốc để phơi bày sự tàn bạo của ĐCSTQ trong cuộc bức hại. Một số học viên đã trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp và nói với người qua đường về cuộc bức hại. Sau khi biết về tình hình vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, nhiều người qua đường đã ký đơn kiến nghị không chút do dự.

Mọi người ngưỡng mộ sự kiên trì của các học viên

f35d5aed9de7271cf045124583efde4d.jpg
Bà Carmen (phải) và ông Borja (trái) cho biết họ ngưỡng mộ cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên.

Bà Carmen và ông Borja đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc và được biết các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại ở Trung Quốc suốt 24 năm qua. Họ lập tức ký tên vào bản kiến nghị. Bà Carmen nói: “Chế độ độc tài của ĐCSTQ đã tước đoạt linh hồn của con người. Đây là hành động trộm cắp khủng khiếp nhất, là sự chà đạp man rợ về tâm linh. Tôi tin rằng hầu hết các quan chức ĐCSTQ cũng có tâm linh trong tâm họ, nhưng nó đã bị chèn ép. Tôi hy vọng họ có thể dũng cảm, làm theo lương tâm và lựa chọn con đường đúng đắn cho mình”.

Bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các hoạt động thỉnh nguyện ôn hòa không ngừng nghỉ của các học viên trong những năm qua và nói: “Cách các học viên phản đối cuộc bức hại là phi bạo lực. Không có la hét hay ném đồ. Họ chỉ luyện công và thiền định lặng lẽ. Tôi nghĩ đây là một cách rất văn minh.” Ông Borja nói: “Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với người dân và chà đạp tự do và tín ngưỡng sẽ không kéo dài lâu nữa.”

Cô Laura là thành viên của một đoàn làm phim. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về cuộc bức hại. Cô nói: “Tôi không ngạc nhiên khi điều này xảy ra ở Trung Quốc. Tôi thấy rất buồn”. Về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, cô nói: “Phải bằng mọi cách để chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng sống này. Không được dung thứ cho nó.”

Công chúng lên án cuộc bức hại

9407133470cc3d8eafb08c49e6d3ec9f.jpg
Carlos, một học sinh trung học, nói ai cũng nên có quyền tự do tín ngưỡng.

Khi Carlos, một học sinh trung học 17 tuổi, nghe nhạc luyện công và xem những bức ảnh về cuộc bức hại, anh liền đi tới sự kiện. Anh đã nói chuyện với các học viên và tìm hiểu về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp vì đức tin của họ. Sau khi ký đơn kiến nghị, anh nói: “Trước hết, ai cũng nên có tự do, ai cũng nên được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Mọi người phải chung tay thay đổi tình trạng này. ĐCSTQ cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm. Nó phải thay đổi”.

35548a2a39a73030c5a21699e0e36255.jpg
Bà Carmen ủng hộ tự do tín ngưỡng.

Bà Carmen nói: “Tôi ủng hộ tự do. Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và được hưởng đặc quyền này về mặt tâm linh. Tôi cũng phản đối chế độ độc tài của ĐCSTQ vì nó tước đoạt tự do của mọi người và không cho mọi người theo đuổi tín ngưỡng của mình.”

Cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc đã gây chú ý với ông José Nieto, 71 tuổi. Đây là lần đầu tiên ông nghe đến cuộc bức hại. Ông nói: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tự do và không nên bị bức hại dưới bất kỳ hình thức nào.” Khi biết các học viên bị thu hoạch nội tạng sống, ông nói: “Đây là tội ác chống lại loài người, phải bị điều tra và trừng phạt nghiêm khắc.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/29/463553.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/2/210589.html

Đăng ngày 04-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share