Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Nam Úc

[MINH HUỆ 23-07-2023] Ngày 18 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công tại Nam Úc đã tổ chức mít-tinh trước tòa nhà Nghị viện tỉnh ở Adelaide. Họ lên án cuộc bức hại kéo dài 24 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi chấm dứt tội ác tàn bạo này.

Vào tối ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công tại Nam Úc đã tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết ở Trung Quốc.

45ad02ebe73d853c55e7c32c43012453.jpg

b379986778745b7d1163b2c83d25ab55.jpg

Mít-tinh trước tòa nhà Nghị viện tỉnh ở Adelaide, ngày 18 tháng 7 năm 2023

818e183d7413c37fb16012121d5a19d6.jpg

Người dân ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

0774e6ba57196fa8a6a5505a49198284.jpg

Học viên Brian phát biểu trong buổi mít-tinh.

Ông Brian, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Nam Úc, cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã cải thiện sức khỏe cho hàng chục nghìn người Trung Quốc, nhưng vì ghen tị cá nhân, Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ thời bấy giờ, đã phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999.

“Trong tòa nhà ngay phía sau chúng ta đây, luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã báo cáo những phát hiện trong nghiên cứu của ông vào ngày 29 tháng 11 năm 2022, rằng có các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác ở Trung Quốc đã bị giết bởi nạn thu hoạch nội tạng quy mô công nghiệp, và dù là ở Trung Quốc hay quốc tế đều chưa có luật nào được ban hành để chấm dứt các vụ giết người này,” ông Brian phát biểu.

Ông cũng giới thiệu cuộc điều tra quốc tế về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và bước tiến của một số quốc gia trong việc trừng phạt tội phạm nhân quyền theo Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky. Ông kêu gọi Chính phủ Úc giúp chấm dứt cuộc bức hại.

Ủy viên Hội đồng Lập pháp: Tôi ủng hộ các bạn phản đối cuộc bức hại

5cf4cfe884a8e6de8ffd85c8138818d7.jpg

Bà Tammy Franks, Ủy viên của Hội đồng Lập pháp, và bức thư của bà

Bức thư của bà Tammy Franks, một thành viên của Hội đồng Lập pháp Nam Úc, đã được đọc trong buổi mít-tinh.

Bức thư viết: “Tôi khen ngợi tinh thần của các học viên, những người vẫn kiên định tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong những năm khó khăn này. Trước sự đàn áp và bức hại vẫn tiếp diễn, hẳn là phải có sức mạnh to lớn mới có thể đứng vững và lên tiếng bảo vệ tín ngưỡng của các bạn. Cảm ơn các bạn đã cam kết bảo vệ một cách hòa bình quyền thực hành đức tin và các nguyên tắc của mình, và xin hãy biết rằng chúng tôi sát cánh cùng các bạn, đồng thời lên án những nỗ lực nhằm bịt ​​miệng những lời chỉ trích về các hành vi vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

“Trong hơn 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng bịt miệng tiếng nói của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chắc chắn các bạn không bị bịt miệng ở đây ngày hôm nay. Không ai trong chúng ta có thể hoặc sẽ phải đối mặt với sự bất công này.”

1bec294c7644a5383b58b687cf57983d.jpg

Đại diện cộng đồng người Việt lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Tại cuộc mít-tinh, bà Chao, một nhà lãnh đạo cộng đồng người Việt Nam, đã kêu gọi mọi người đoàn kết và tập hợp sức mạnh để phản đối cuộc bức hại. Bà cho hay nếu chúng ta kiên trì, công lý sẽ chiến thắng.

Bà Chao lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Bà cho hay ĐCSTQ theo đuổi những lời dối trá và lừa gạt, kiểm soát tâm trí và đàn áp tàn bạo, vốn là những điều hoàn toàn trái ngược với Chân-Thiện-Nhẫn.

Công chúng ủng hộ Pháp Luân Công

b38d4fd9d8d9c4a510af0eff8c92793a.jpg

Ông Norman Lapins đến từ đảo Kangaroo

Ông Norman Lapins đến từ đảo Kangaroo cho biết: “Tôi nghĩ những gì các bạn đang làm rất có ý nghĩa và ôn hòa. Nếu hôm nay không lên thành phố, có lẽ chúng tôi đã không có cơ hội tìm hiểu. Một số quốc gia khác, như Trung Quốc và Nga, muốn kiểm soát toàn trị và đã thể hiện những hành vi phản nhân loại. Tôi không hình dung nổi nỗi khổ của những người ở đó. Nạn thu hoạch nội tạng sống là một điều kinh hoàng và không bao giờ được cho phép. Nếu mọi người có thể ghi nhớ Chân-Thiện-Nhẫn, điều đó sẽ mang lại một thế giới tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta. Xin hãy kiên trì.”

7ad3923cb2002eabbf08fa18bbbcea5f.jpg

Cư dân địa phương Jay

Ông Jay biết đến Pháp Luân Công một năm trước khi ông gặp các học viên đang thu thập chữ ký phản đối cuộc bức hại gần Khu phố Tàu.

“Tôi được biết đây là một môn tu luyện thiền định. Tôi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi nghĩ nó rất tốt. Tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa nào từ môn thiền định này cả. Tại sao ĐCSTQ lại nghĩ những học viên của môn này là một mối đe dọa? Người dân có quyền theo đuổi tâm linh và tín ngưỡng. Tôi rất ghê tởm trước sự ức hiếp của ĐCSTQ. Mọi người đều có quyền con người như nhau cả,” ông nói.

0bcf38525b946dcccebb936275726708.jpg

Anh Prakash đến từ Nepal

Anh Prakash, một thanh niên đến từ Nepal, cho biết: “Chúng ta cần có một môi trường hòa bình và tự do. Không quốc gia nào có quyền can thiệp vào lối sống của người dân. Chính quyền Trung Quốc không nên bức hại người dân, hoặc thậm chí giết người. Điều đó là chống lại nhân loại.”

“Trên thế giới ngày này có nhiều thay đổi và tranh chấp đang xảy ra. Nền văn hóa truyền thống mà chúng ta từng có đang dần biến mất. Giá trị truyền thống Chân-Thiện-Nhẫn mà các bạn lan tỏa và noi theo hôm nay rất đáng ghi nhận. Cảm ơn bạn,” anh nói.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/23/463324.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/28/210522.html

Đăng ngày 31-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share