Bài viết của Tịnh Liên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-05-2023] Tôi muốn kể cho các bạn về một số trải nghiệm của tôi sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp vào mùa hè năm 1994. Pháp Luân Công là cuốn sách đầu tiên tôi đọc trong loạt bài giảng của Sư phụ. Lúc đó, tôi là một học sinh trung học và những suy nghĩ của tôi rất trong sáng và đơn giản. Tôi muốn ước thúc bản thân và đối xử với người khác theo pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

29 năm đã trôi qua trong nháy mắt và bây giờ tôi đã là một phụ nữ trung niên. Tôi đã trưởng thành trong tu luyện dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Năm 2008, tôi bắt đầu làm giáo viên mầm non.

Tôi làm việc trong một trường nội trú cho trẻ mầm non. Tụi trẻ đến trường vào sáng thứ Hai và được đón về vào chiều thứ Sáu. Một số phụ huynh hoặc là bố mẹ đơn thân, bận rộn công việc, hoặc đơn giản là gửi con đến trường nội trú để chúng có thể học cách sống tự lập.

Lúc đầu tôi được chỉ định vào lớp mẫu giáo nhỡ. Đó là lần đầu tiên tôi dạy trẻ 4-5 tuổi. Tôi cảm thấy tồi tệ khi thấy chúng phải rời xa bố mẹ khi còn quá nhỏ, vì vậy tôi quyết định sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc chúng.

Mãi sau này tôi mới nhận ra rằng tụi trẻ ở tuổi này vốn hay nghịch ngợm, ham chơi và không nghe lời. Các giáo viên thường la mắng hoặc lấy gậy ra dọa chúng. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và các giáo viên đều kiệt sức và khản tiếng vào cuối ngày.

Phần khó nhất trong ngày là giờ ngủ trưa bởi vì các giáo viên phải trông chừng một nhóm lớn trẻ em ngủ chung trong một phòng. Một số trẻ ngủ trưa trong khi những đứa khác thì không. Những đứa trẻ không ngủ làm ảnh hưởng đến những đứa trẻ đang ngủ. Các giáo viên thường không thể trông cả hai nhóm, vì bọn trẻ thường khá mè nheo.

Để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, các giáo viên thường cho bọn trẻ đi vệ sinh ngay sau bữa trưa. Đồng nghiệp làm cùng tôi phải về nhà các buổi chiều và tôi ở lại chăm sóc 30 đứa trẻ. Tôi trở nên lo lắng, băn khoăn làm thế nào tôi có thể chăm sóc cho 30 đứa trẻ cùng một lúc.

Tôi nhận ra rằng những đứa trẻ này cần thời gian chuyển tiếp sau bữa trưa. Tôi nên làm gì đây? Tôi nhớ tới Tuyển tập truyện cổ tích cho trẻ em. Tôi nghĩ: “Đúng rồi! Tại sao tôi không kể cho chúng nghe những câu truyện truyền thống của Trung Quốc trong cuốn truyện này?”

Tôi bắt đầu kể cho chúng nghe các câu truyện trong Tuyển tập truyện cổ tích cho trẻ sau bữa trưa. Chúng lặng lẽ nằm xuống sau khi nghe kể truyện. Thời gian ngủ trưa trở nên suôn sẻ hơn nhiều.

Những câu truyện đã truyền cảm hứng cho trẻ tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng được hưởng lợi rất nhiều và một ngày, một đứa trẻ nói lớn: “Cô ơi! Cô có rất nhiều truyện hay để kể cho chúng con!” Tôi bắt đầu nói với chúng về Pháp Luân Đại Pháp và nói chúng hãy luôn ghi nhớ cửu tự chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Khi tôi nói như vậy, một học sinh bất ngờ reo lên: “Cô ơi, trông cô đẹp quá!” Tôi biết rằng chân ngã của đứa trẻ này rất biết ơn và hạnh phúc. Tôi cảm động rơi lệ và nói: “Các con cũng là những đứa trẻ ngoan theo Chân-Thiện-Nhẫn!”

Một ngày nọ, tôi bắt đầu chơi piano sau bữa tối. Bọn trẻ vây quanh tôi để xem tôi chơi đàn. Có rất nhiều trẻ con vây quanh và tôi đã không thể chơi tốt. Tôi nghĩ: “Mình hãy chơi đàn piano vào lúc khác.” Ngay khi tôi đóng đàn piano, tôi nghe một giọng kêu lên “Ahh!”

Tôi thấy Tiểu Anh đang khóc và nắm lấy tay trái của cháu. Hóa ra là tôi đã đóng đàn piano sập vào tay của cháu. Tôi nói: “Cô rất xin lỗi. Cô hẳn đã đóng đàn piano sập vào tay con rồi! Con có đau không?”

Tiểu Anh gật đầu và nói: “Cô ơi, cô không chủ đích làm như vậy mà. Dù sao con không nên chạm vào phím đàn piano. Con có thể chịu đau được ạ.” Tôi đã rất cảm động thấy rằng Tiểu Anh đã có thể khoan dung và đối xử với người khác theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Tôi nói với bọn trẻ: “Các con đều là những đứa trẻ ngoan theo Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu các con gặp bất kỳ rắc rối hay khó khăn nào trong tương lai, hãy nhớ thầm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’ Mọi thứ sẽ qua nếu các con chịu đựng một chút.”

Tiểu Anh giơ tay trái lên và nói: “Cô ơi, cô xem này! Các ngón tay của con không còn đỏ nữa! Nó không còn đau nữa!” Tụi trẻ đều vui vẻ và mỉm cười.

Những đứa trẻ này thật trong sáng, đáng yêu và ham học. Chúng không còn kén chọn trong bữa ăn và biết không lãng phí đồ ăn. Chúng cũng biết chia sẻ đồ chơi và chơi lần lượt. Ngoài ra, chúng cũng bắt đầu đảm nhận trách nhiệm và trở nên hợp tác hơn trong giờ học. Ai ai cũng muốn được làm người tốt.

Tôi dường như thấy được một tương lai tươi sáng cho những đứa trẻ đang được đắm mình trong các câu chuyện tu luyện trên trang Minh Huệ mỗi ngày. Tôi ghi lại biểu hiện của chúng trong cuốn ghi nhớ mỗi ngày. Chúng tôi có các buổi họp vào các ngày thứ Sáu và một lần hiệu trưởng đã đọc những ghi nhớ của tôi trong buổi học và đã rất vui. Ông ấy nói: “Hãy xem sức mạnh của Chân-Thiện-Nhẫn! Các nguyên lý này đã mang lại hạnh phúc cho thầy và trò! Mọi người hãy nên thử xem!”

Việc vị Hiệu trưởng nói điều như vậy trong thời điểm Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại đã làm tôi nhớ đến lời một bài hát Pháp Luân Đại Pháp.

Lời bát hát có nghĩa là: “Pháp Luân Đại Pháp soi sáng trong tâm tôi, luôn ấm áp và tươi sáng. Nó dạy tôi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành một người tốt hơn.”

(Bài chọn đăng kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới lần thứ 24 trên trang Minh Huệ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/16/460162.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/18/209396.html

Đăng ngày 07-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share