Bài viết của Tống Tâm Minh, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 14-05-2023] Ngày 13 tháng 5 năm 2023 ghi dấu kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Công được hồng truyền ra thế giới và Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24. Đồng thời cũng là sinh nhật lần thứ 72 của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí.

Vào ngày 7 tháng 5, các học viên Pháp Luân Công tại miền Bắc Đài Loan đã tổ chức lễ kỷ niệm tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc. Họ đến từ mọi ngành nghề xã hội, như giáo sư đại học, bác sỹ, luật sư, công chức, và nội trợ. Bất luận là nam nữ già trẻ, chỉ cần chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và nghĩ cho người khác trước để yêu cầu bản thân, kiên trì tu luyện thì đều được thụ ích từ Đại Pháp.

Tiến sỹ Âm nhạc: Việc tu luyện Đại Pháp đã cải biến tôi từ một người mạnh mẽ, cứng nhắc trở nên hòa nhã

33c22d4583979481863071b4c8754e78.jpg

Tiến sỹ Trần Duy Đống: “Tôi cảm thấy thản đãng sau khi tu luyện Pháp Luân Công”

“Trong khi nhiều người theo học Pháp Luân Công vì mục đích sức khỏe, còn tôi là vì muốn tìm cách đề cao tâm tính mỗi khi gặp vấn đề mà bước vào tu luyện.” Ông Trần Duy Đống, nhận bằng tiến sỹ âm nhạc tại Đức, là người đã giới thiệu đàn hạc để bàn của Đức (Veeh Harfe) tới Đài Loan. Ông từng tham gia giảng dạy tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa và Đại học Sư phạm Quốc gia Tân Trúc với mong muốn cống hiến hết mình trong việc thúc đẩy giáo dục âm nhạc.

Khi Tiến sỹ Trần làm nghiên cứu sinh tại Đức vào năm 2000, ông thường xem thông tin về Pháp Luân Công, nhưng mãi đến năm 2007 ông mới hiểu sâu về pháp môn này khi giáo viên âm nhạc của con gái giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho ông, sau đó ông đã bước vào tu luyện.

Ông Trần chia sẻ: “Tôi đã nhận ra nhiều thiếu sót của mình sau khi đo lường bản thân với các Pháp lý của Đại Pháp. Tính tình tôi vốn mạnh mẽ và cứng nhắc. Đôi khi tôi còn quá thẳng thắn. Nhưng từ khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã đề cao rất nhiều và gia đình tôi cũng hòa thuận hơn. Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) dạy mọi người hướng nội tìm để tu luyện tâm tính. Dù không phải lúc nào cũng làm được nhưng tôi cũng dần dần xem nhẹ mọi việc, không dễ mất bình tĩnh nữa. Tôi soi xét bản thân nhiều hơn để tìm ra những thiếu sót của mình, và không ngừng hoàn thiện bản thân.”

“Tôi có thể cảm nhận được sự bình an trong tâm. Cũng giống như âm nhạc Trung Quốc vậy, điều đó mang lại cảm giác yên bình nhưng không có nghĩa là chậm chạp hay đơn điệu. Thay vào đó là sự tĩnh tại và ẩn chứa nhiều cung bậc khác nhau. Trong công việc thường ngày hay mối quan hệ với người thân trong gia đình, tôi có thể giải quyết với tâm thái bình hòa và có khoảng hòa hoãn khi xung đột phát sinh.”

Là một nhà giáo dục âm nhạc, sau khi tu luyện, Tiến sỹ Trần cũng có nhận thức mới về việc thể hiện bản nhạc một cách chuyên nghiệp. “Tôi từng nghĩ mình chơi violin giỏi, và hát cũng hay. Vậy nên tôi đặc biệt chú trọng vào việc thể hiện kỹ năng chuyên môn, chứ hầu như không nghĩ đến nội hàm. Sau khi tiếp xúc với âm nhạc của Shen Yun, tôi nhận thấy họ thể hiện ở đẳng cấp cao hơn, truyền tải được nhiều ý nghĩa và thông điệp hơn, chứ không chỉ là những kỹ năng khoa trương hời hợt.”

Ông tiếp tục: “Hôm nay, tôi cảm thấy vô cùng xúc động khi được tham gia lễ kỷ niệm sinh nhật của Sư phụ Lý Hồng Chí vào ngày 13 tháng 5 này. Tôi luôn nghĩ đến lòng từ bi của Sư phụ, đồng thời tôi cũng nhớ lại một số câu chuyện mà các học viên khác đã chia sẻ về những ngày đầu tiên khi Sư phụ truyền Đại Pháp. Tôi muốn nhắc nhở bản thân rằng không nên tự cao tự đại mà nên đối xử tử tế với người khác.”

Y tá: Luôn ghi nhớ Chân-Thiện-Nhẫn có thể giúp mọi người bao dung hết thảy

17578ca6f7b14be8664d97dc2c477f1b.jpg

Cô La Tĩnh Di: “Tôi đã tu luyện được hơn 20 năm rồi và không bao giờ muốn từ bỏ tu luyện.”

Cô La Tĩnh Di là một y tá phòng mổ. Vào một ngày năm 2001, khi cô đưa con đến công viên, một người phụ nữ đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô. Cô nhớ lại: “Cô ấy gây ấn tượng với tôi vì cô ấy không cố gắng ép tôi bất cứ điều gì mà thực sự nghĩ cho tôi và con của tôi. Cô ấy khiến tôi cảm thấy rất bình yên và thân thiện. Hồi đó tôi không có bệnh gì nên tôi không nghĩ rằng mình cần tập khí công. Nhưng cô ấy nói với tôi về cuốn sách Chuyển Pháp Luân và khuyên tôi đọc, điều này đã khơi dạy sự tò mò của tôi.”

“Tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm cuốn sách đó và cuối cùng cũng có được một bản. Sau khi đọc sách, tôi cảm thấy đó là điều mà tôi hằng tìm kiếm cả đời. Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã luôn có thắc mắc rằng con người sống để làm gì. Và tôi đã tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách: là trở về với chân ngã của mình.”

“Sau này nghĩ lại, tuy rằng hồi còn trẻ tôi không mắc bệnh gì, nhưng kỳ thực tôi có bị viêm da dị ứng từ khi còn nhỏ, và sau hai đến ba tháng tu luyện, căn bệnh này đã biến mất từ lúc nào tôi cũng không để ý.”

Cô La cho biết, hồi đầu, do những tuyên truyền phỉ báng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm chống lại Pháp Luân Công, cô từng cảm thấy nghi ngờ và chồng cô cũng thúc giục cô từ bỏ tu luyện. Sau đó, cô gặp một số học viên, họ đã giải thích tình hình cho cô và truyền rộng chân tướng về Pháp Luân Công cho công chúng, qua đó cô biết được những bản tin tiêu cực đó là sự dối trá của ĐCSTQ, và những nghi ngờ của cô đã được hóa giải.

Trước kia, cô La đã từng tiếp xúc với nhiều tôn giáo khác, nhưng cô nhận thấy rằng cuối cùng thì họ vẫn bị tiền chi phối và không thể dẫn dắt mọi người đề cao hơn. Cô nhớ lại: “Sau khi tôi tham dự Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên vì tò mò, tôi thấy rằng thực sự không dính líu đến tiền và không có nghi lễ tôn giáo, chỉ thuần túy là chia sẻ trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Công, họ không thu bất kỳ khoản tiền nào mà chỉ cần tâm tính của bạn trở nên tốt hơn.”

“Trên đường về nhà, tôi tự nhủ rằng tôi muốn tu luyện. Giờ đây nghĩ lại, có lẽ đó là một khảo nghiệm đối với sự kiên định của tôi.”

Nhìn lại hơn 20 năm tu luyện của mình, cô La cho biết: “Chuyển Pháp Luân dạy mọi người cách tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, thực ra là luôn khắc ghi nguyên lý này trong tâm và dùng đó như một thước đo để đo lường mọi việc. Cách làm như vậy trang bị cho chúng ta khả năng bao dung hết thảy, dù là ở nhà hay ở nơi làm việc. Chúng ta cần luôn nhìn thấy mặt tốt của người khác thay vì những khuyết điểm của họ.”

“Sau khi chứng kiến sự thay đổi của tôi trong hơn 20 năm qua, chồng tôi cũng đã bắt đầu tu luyện và đến tham dự sự kiện ngày hôm nay. Sự kiện ngày hôm nay là lễ kỷ niệm sinh nhật của Sư phụ, và tham gia sự kiện này cũng là một cách để quảng bá Đại Pháp ra thế giới”, cô cho biết thêm.

Đại Pháp dẫn dắt mọi người trở về với chân ngã của họ

c7150b5eb58e9b84f7b0a2eecf7dc22b.jpg

Cô Giản Thục Mẫn: “Pháp Luân Công là một môn tu luyện rất tốt để mọi người tu tâm và trở về với chân ngã của mình.”

Sau khi ba đứa con chào đời, cô Giản Thục Mẫn quyết định trở thành một bà nội trợ toàn thời gian để nuôi nấng chúng. Năm 2004, giám đốc thư viện địa phương đã mời cô tham gia một khóa học chín ngày của Pháp Luân Công, sự việc này đã đem đến cho cô cơ duyên bước vào tu luyện.

Những buổi học này đã thay đổi hoàn toàn ấn tượng của cô Giản về Pháp Luân Công như một nhóm tôn giáo. Cô cho biết: “Sau khi tôi tiếp xúc với Pháp Luân Công, tôi nhận ra rằng pháp môn này thực sự không phải là một tôn giáo, và sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi cũng hiểu rằng Pháp Luân Công không tuân theo các nghi thức tôn giáo. Sau khi tìm hiểu thêm, tôi tin chắc rằng đây chính là pháp môn tu luyện mà tôi đang tìm kiếm.”

Cô Giản kể, việc nuôi ba đứa con khôn lớn thật không dễ dàng gì. Cô thường cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh. Nhưng sau khi tu luyện, cô dần hiểu rằng hoàn cảnh đó là để cô đề cao tâm tính. Cô nhớ lại: “Hồi đó, tôi sống cùng với bố mẹ chồng. Tôi thường không kiên nhẫn nói chuyện với họ và có quan niệm rất mạnh về bản thân. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi nhắc nhở bản thân phải buông bỏ cái tôi, đo lường mọi thứ từ cơ điểm của một học viên, biết nghĩ cho người khác, làm một người vợ và người mẹ tốt, và đối xử tốt với gia đình nhà chồng.”

“Trước đây, tôi luôn muốn nắm quyền quyết định. Nhưng là một người tu luyện, tôi biết rằng mình phải nghĩ cho người khác và quan tâm đến họ. Với niệm đầu đó trong tâm, tôi dần buông bỏ nhiều suy nghĩ xấu và cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi càng xem nhẹ danh lợi, tôi càng có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn.”

Giờ đây khi các con đã lớn, cô Giản đã đi làm trở lại nhưng với một tâm thái khác xưa. Cô chia sẻ: “Tôi từng muốn thể hiện năng lực của mình với cấp trên để được cấp trên ghi nhận. Nhưng bây giờ tôi nghĩ không cần phải hiển thị khả năng của mình. Thay vào đó, tôi nên tập trung vào việc phối hợp tốt với mọi người. Trước kia, tôi không chỉ đề cao cái tôi mà còn ghen tị với thành tích tốt của người khác. Sau khi tu luyện, tôi nhìn vào điểm mạnh của người khác và đánh giá cao sự đóng góp của họ, thay vì ghen tị.”

Cô Giản một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ: “Tôi rất biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí của Pháp Luân Đại Pháp vì Ngài đã cải biến tôi rất nhiều. Tôi cũng biết rằng Đại Pháp là con đường để trở về với chân ngã và chúng ta nên trân quý cơ duyên này. Mong rằng mọi người đừng đánh giá pháp môn này theo quan niệm của mình mà hãy dành thời gian tìm hiểu để biết Đại Pháp thực sự là gì. Đó là một pháp môn tốt để chúng ta tu tâm và tìm lại chân ngã, một phương pháp tu luyện để hồi thiên.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/14/460525.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/16/209355.html

Đăng ngày 20-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share