Bài viết của phóng viên Minh Huệ Đức Tường

[MINH HUỆ 14-12-2022] Ngày 10 tháng 12 năm 2022, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức diễu hành tại Nuremburg để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới. Họ cũng tổ chức mít-tinh và phát tặng tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời phổ biến cho người dân về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong 23 năm qua.

bda593ea4a9b6f3f6d295c7bdaa8536d.jpg

1fe66195954004f38301fd01ce3f8171.jpg

77938921cb12f795547aa4215adb4e69.jpg

71307c3d4ee38a5bf4735e49b33c92de.jpg

e57c518d30185a6cdc6a5873536341d3.jpg

0f39906e25d38352cc4e8d5a6cfef5c9.jpg

081bdbc65f946000e228db47ebe03b0a.jpg

7adee142314091c82cdde033b5a91c48.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức diễu hành ở Nuremburg, Đức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới, ngày 10 tháng 12.

Cùng với sự lắng xuống của đại dịch COVID, chợ Giáng sinh Nuremburg đã mở cửa trở lại và Khu Phố cổ lại một lần nữa chật cứng du khách. Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu đoàn diễu hành gồm ba chủ điểm. Chủ điểm đầu tiên giới thiệu về những lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chủ điểm thứ hai là nâng cao nhận thức về cuộc bức hại với nhiều di ảnh của những học viên đã chết trong cuộc đàn áp tàn bạo, và chủ điểm cuối cùng ủng hộ việc giải thể ĐCSTQ. Đoàn diễu hành bắt đầu tại Hallplatz, đi ngang qua White Tower, Nhà thờ St. Elizabeth và Nhà thờ St.Jacobs, rồi kết thúc tại Jakobsplatz và Đường Nhân quyền, nơi các học viên tổ chức mít-tinh phơi bày cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

50c73994cdebcf3fc243e7c983886742.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh ở phía trước công trình điêu khắc về nhân quyền và phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Nuremberg là thành phố lớn thứ hai ở Bavaria, Đức. Chính tại đây đã diễn ra các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã sau Thế chiến thứ II. Đường Nhân quyền đã được xây dựng ở Nuremberg vào năm 1988, gồm một dãy 27 cây cột. Trên mỗi cây cột có khắc đoạn trích Điều 30 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền bằng các ngôn ngữ khác nhau để nhắc nhở nhân loại không bao giờ được lãng quên bài học lịch sử của Thế chiến thứ II và mắc những sai lầm tương tự.

9ff5b7fd3404785f84d14d03b58d993a.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp phổ biến cho du khách về cuộc bức hại ở Trung Quốc trên quảng trường Jakobsplatz.

Nhiều người đã nán lại trò chuyện cùng các học viên cũng như chụp ảnh và quay phim đoàn diễu hành. Sau khi họ biết về mức độ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc, nhiều người đã ký đơn kiến nghị yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại này.

b73202d9271442107d8dedb1e68fb5b0.jpg

74920a3862a1c3cecec76ab40887204a.jpg

2d2c4f477b4b2dad0faf5eea17ac7043.jpg

c85eac9eb039cc0b23a66b7c7717104b.jpg

Người dân tìm hiểu về cuộc bức hại và ký đơn kiến nghị yêu cầu chấm dứt nó.

Đoàn diễu hành đã quay trở lại Hallplatz, tối hôm đó, các học viên đã tổ chức lễ thắp nến để tưởng niệm những học viên đã bị bức hại đến chết.

Chân-Thiện-Nhẫn là điều tạo lên nhân cách chúng ta

822f54997b53f01f8be99e772a16ab3a.jpg

Ông Bernd Dekant

Ông Bernd Dekant, nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu, nán lại xem Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn và lắng nghe khi các học viên phổ biến về cuộc bức hại. Ông yêu thích không khí này và cho biết ông rất xúc động bởi những điều ông đã nghe được về cuộc bức hại. Ông nói: “Cuộc diễu hành là một ý tưởng tuyệt vời và đã được làm rất tốt. Làm theo cách như vậy là rất đúng.”

“Việc tổ chức những sự kiện ở nơi công cộng như thế này là rất quan trọng. Khi người ta đọc hoặc nghe tin tức về điều này một lần nữa thì họ sẽ biết điều gì đang diễn ra.“

“Thật sự là một điều đáng tiếc khi ĐCSTQ cố gắng ngăn cấm người ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là điều tạo lên nhân cách chúng ta”. Ông Dekant cho biết ông đã ký đơn kiến nghị ủng hộ các nỗ lực của các học viên để chấm dứt cuộc bức hại này. Ông bình luận: “Nhân quyền là các giá trị phổ quát”.

Cấm Chân-Thiện-Nhẫn là sai trái

d8412c48e37eb1a6f0a40ab1c4faa8d5.jpg

Cô Maria Reimer đưa con gái tới xem cuộc diễu hành Pháp Luân Đại Pháp

Cô Maria Reimer cùng con gái đã tới xem diễu hành ở gần Đường Nhân quyền. Cô cho rằng cuộc diễu hành rất “tuyệt vời và xuất sắc”. Khi nghe tới sự kiện này lần đầu, cô đã quyết định đưa con gái tới xem. Cô cho biết: “Mọi người cần biết điều gì đang diễn ra, trong đó có việc hiểu về những nền văn hóa khác”.

Cô nói: “Tôi nghĩ việc cấm [Chân-Thiện-Nhẫn] là sai trái. ĐCSTQ cần phải cho phép người dân có tín ngưỡng và sống theo cách mà họ lựa chọn. Mỗi người đều có quan điểm của riêng mình và có thể quyết định sống theo cách mà họ muốn. Không ai được gây trở ngại”.

Cô Reimer nói rằng hoạt động phơi bày cuộc bức hại của các học viên là rất quan trọng: “Qua đó, người ta biết đến cuộc bức hại này”.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/14/453099.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/15/205193.html

Đăng ngày 21-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share