[MINH HUỆ 04-03-2011] Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất trên thế giới. Nó nằm ở Cambridge, Massachusetts. MIT đã tuyển 4.232 sinh viên và 6.152 sinh viên đã tốt nghiệp vào năm 2009-2010. Trường thuê khoảng 1.009 giảng viên. 76 người đoạt giải Nobel, 50 người nhận huy chương quốc gia về Khoa học, và 35 người được nhận giải MacArthur  hiện đang hoặc đã từng  liên kết với trường đại học.

Ngày 26 tháng 10 năm 2001, tờ báo liên kết với MIT, The Tech, đã xuất bản một bài viết về Pháp Luân Công. Bài báo đã giới thiệu ngắn gọn về môn tập, những bức ảnh về các bài tập, một bản sao bức thư thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công từ 90 trường đại học Mỹ, một bức ảnh của Zhao Xin, một giáo sư trẻ ở Bắc Kinh đã bị tra tấn đến chết trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một bức ảnh các học viên đang cầm tấm biểu ngữ đề “Chân-Thiện-Nhẫn” trên quảng trường Thiên An Môn, những câu chuyện về các học viên Pháp Luân Công, và các câu hỏi đáp về Pháp Luân Công.

2011-3-3-minghui-falun-gong-212129-0--ss.jpg

Ngày 26 tháng 10 năm 2011, một bài viết về Pháp Luân Công được xuất bản trên báo The Tech.

Ngày 29 tháng 9 tại trung tâm thể dục và thể thao Zesiger, MIT đã tổ chức một hội chợ của tổ chức sinh viên để chào đón các sinh viên mới. Câu lạc bộ Sinh viên Pháp Luân Đại Pháp MIT đã dành riêng một gian hàng để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và giải thích sự thật về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc cho các sinh viên và phụ huynh. Câu lạc bộ đã trưng bày hai biểu ngữ lớn để giải thích Pháp Luân Công là gì và chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã bức hại môn tập như thế nào. Năm học viên biểu diễn năm bộ công pháp, và nhiều học viên đã chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện cá nhân của họ và những thống khổ mà người thân của họ ở Trung Quốc phải chịu với khách tới thăm gian hàng.

2008-9-6-mitstudent-01--ss.jpg

Giảng rõ chân tướng với các sinh viên

Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Ngày Nhân quyền Quốc tế, 20 sinh viên và giảng viên MIT đã viết một bức thư gửi cho Giám đốc Đại học Thanh Hoa ở Trung Quốc, kêu gọi ông chú trọng tới nhân quyền. Bức thư nêu rõ: “Pháp Luân Công được tập luyện tự do ở 53 quốc gia. Các học viên Pháp Luân Công có mặt tại hơn 100 trường đại học ở Mỹ. Ở Đài Loan, có hơn 100 nghìn học viên. Nhưng ở Trung Quốc, các sách Pháp Luân Công bị cấm. Không ai được tự do truy cập thông tin về Pháp Luân Công. MIT là trường đại học liên kết với trường đại học Qinghua. Chúng tôi viết cho ông vào Ngày Nhân quyền Quốc tế để bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.”

Tạp chí Nhật báo Thế giới   vào ngày 1 tháng 12 năm 2002 đã đưa tin rằng Tổ chức Ân xá Quốc tế MIT (AI), Hiệp hội Tư pháp và Nhân quyền MIT, và Câu lạc bộ Pháp Luân Công MIT đã phối hợp tổ chức một hội nghị chuyên đề mang tên “Giải cứu các thành viên gia đình chúng tôi đang chịu khổ nạn ở Trung Quốc” Cuộc họp là một phần của chiến dịch toàn cầu “Giải cứu các thành viên gia đình chúng tôi” do các học viên Pháp Luân Công phát động.

Tại hội nghị, nhiều học viên ở khu vực Boston đã nói về cuộc bức hại mà các thành viên gia đình họ ở Trung Quốc đang phải chịu đựng và tình huống đáng lo ngại của họ, và họ hy vọng rằng những người tốt sẽ giúp giải cứu người nhà họ.

Ngày 5 tháng 3 năm 2003, tạp chí The Cambridge Chronicle (Cambridge, Massachusetts) đăng một câu chuyện về việc 150 học viên Pháp Luân Công đã tập trung ở MIT, kêu gọi chính phủ Mỹ giúp giải cứu công dân Mỹ Charles Lee, người đã bị bắt vì giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nhiều phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin câu chuyện này.

2003-3-4-forum_mit_1--ss.jpg

Cuộc họp báo về giải cứu Charles Lee

Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 12 năm 2004, MIT đã tổ chức một sự kiện đặc biệt, “Triển lãm Nghệ thuật Chân- Thiện- Nhẫn“. Triển lãm đã trưng bày 33 bức tranh sơn dầu, các bức tranh theo phong cách Trung Quốc, và các tác phẩm điêu khắc do các nghệ sỹ là các học viên Pháp Luân Công sáng tác. Thư ký của Khối cộng đồng Massachusetts, ông William Galvin, Thượng nghị sĩ Susan Tucker, Thượng nghị sĩ Richard R Tisei, và hạ nghị viện ông Spilka Karen và Mark Falzone đã ban hành công bố tới Ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp. Nghệ sỹ Wang Weixing, Chen Xiaoping, Fan Hong, và Wang Zhiping đã tới Boston để khai mạc triển lãm và chia sẻ về các bức vẽ của họ.

2004-12-22-boston-exhib-04--ss.jpg

Triển lãm

2004-12-20-boston-exhi-06--ss.jpg

Thư khen ngợi từ Chủ tịch Khối cộng đồng ông William Galvin, Thượng nghị sĩ Susan Tucker, Thượng nghị sĩ Richard R Tisei, và Hạ nghị viện ông Spilka Karen và Mark Falzone

Pháp Luân Công đã được vinh danh với nhiều thư khen ngợi từ mỗi cấp chính quyền ở Massachusetts. Vào đầu năm 2000, Hội đồng thành phố Cambridge đã đưa ra một thư khen ngợi vinh danh Pháp Luân Công: “Cambridge là một trong những thành phố đầu tiên của Mỹ được hưởng lợi từ Pháp Luân Đại Pháp. Kể từ khi được giới thiệu trong khu vực Greater Boston vào năm 1995, các học viên đã tổ chức hướng dẫn và hội thảo miễn phí tại Học viện Nghệ thuật quân sự Trung Quốc, MIT, Đại học Harvard, Thư viện Cambridge, CCTV, và nhiều công viên.

2000-12-17-cambridge--ss.jpg

Trong tháng 12 năm 2000, Hội đồng thành phố Cambridge đã công bố ngày 10 đến 16 tháng 12 năm 2000 là ” Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”

Hơn 10 thành phố ở Massachusetts, bao gồm Boston và Springfield, cũng đã công bố thư vinh danh Pháp Luân Công vì những đóng góp đối với việc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, kháng nghị ôn hòa cho cuộc bức hại, và những nguyên lý Chân- Thiện- Nhẫn. Vào tháng 5 năm 2008 Thượng viện Tiểu Bang Massachusetts đã gửi lời chúc mừng tới Ông Lý Hồng Chí trong dịp kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

2008-5-8-ma_citation_senatorcreedon--ss.jpg
Vào tháng 5 năm 2008 Thượng viện Tiểu Bang Massachusetts đã gửi lời chúc mừng tới Ông Lý Hồng Chí trong dịp kỷ niệm lần thứ 16 Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Ngày 8 tháng 5 năm 2010, Hạ nghị viện Massachusetts ông Jay Kaufman và Sean D. Garballey đã gửi lời chúc mừng chân thành của mình tới Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp của New England công nhận Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và ghi nhận lòng quyết tâm và dũng cảm  đứng lên vì Chân, Thiện , và Nhẫn của các học viên

2010-5-17-ma-proclamation--ss.jpg
Hạ nghị viện của Massachusetts công nhận Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2010.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/4/修者足迹遍天涯–美国·麻省理工学院(图)-237180.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/14/123807.html

Đăng ngày 26-03-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share