Bài viết của Liên Diệp Bích

[MINH HUỆ 28-02-2011] Tôi thường đọc các bài chia sẻ của các bạn đồng tu, và cũng học Pháp và chia sẻ hiểu biết của tôi với các học viên địa phương. Chính hành và kinh nghiệm tu luyện tâm tính của nhiều học viên Đại Pháp đã khích lệ và điểm ngộ cho tôi và giúp tôi trở nên tinh tấn hơn. Tâm tôi thường thăng tiến sau khi đọc các bài chia sẻ; tôi đã cảm động rơi nước mắt vì tâm tính và bản thể của tôi được thanh lọc. Đây là cách mà tôi thường cảm thấy khi đọc phần lớn các bài chia sẻ của học viên. Tuy nhiên, cũng có một số bài làm tôi cảm thấy đáng tiếc. Từ mức độ hiểu biết hiện tại của tôi, lý do chính là vì họ không nhìn sâu vào bên trong hoặc không đủ cẩn thận, và suy nghĩ về việc nhìn vào bên trong của họ cũng không rõ ràng. Từ một góc độ nhất định, điểm then chốt của tu luyện là đề cao tâm tính của chúng ta. Nhìn vào trong là một cách để đề cao tâm tính trực tiếp, và là một Pháp khí quý báu được Sư Phụ ban cho chúng ta, do vậy nó là quan trọng phi thường. Ở đây tôi muốn tóm tắt ngắn gọn điều mà tôi nhìn thấy và nghe thấy hiện nay.

1. Bạn sẽ không tác động được vào gốc rễ của những quan niệm nếu không nhìn sâu vào bên trong

Một số học viên nhìn vào bên trong bản thân và thấy nhiều chấp trước như là tình cảm, ích kỷ, sợ hãi, không cho phép người khác phê bình, v.v.. Một vài học viên có thể tìm thấy mười hoặc nhiều hơn những chấp trước và kể ra một danh sách dài. Tuy nhiên vài ngày sau, những chấp trước tương tự lại nổi lên, và họ không thể vượt qua khảo nghiệm. Theo hiểu biết của tôi, nếu chúng ta có thể nhìn vào trong sâu hơn nữa, thì chúng ta có thể tìm ra gốc rễ của vấn đề. Giống như đào một cài giếng, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy đất ướt khi chúng ta đào bằng một cái mai (xẻng), chúng ta có thể nhìn thấy nhiều hơn một chút khi chúng ta đào bằng hai cái mai, nhưng nếu chúng ta đào bằng ba hoặc bốn cái mai, chúng ta sẽ thấy nguồn nước. Một số bạn đồng tu chỉ đào bằng một hoặc hai cái mai, và đào không đủ sâu. Có vẻ như họ làm rất tốt việc nhìn vào trong và rất tinh tấn nhìn vào trong, nhưng họ không thể đào vào tận gốc rễ, không chạm tới gốc rễ vấn đề để loại trừ những quan niệm.

Sư Phụ giảng:

Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tượng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên..
(Luận Ngữ, Chuyển Pháp Luân)

Sư Phụ cũng giảng:

Mặt khác, thì người Trung Hoa khác biệt như thế nào? Khi chư vị nói với họ nguyên nhân tại sao, họ [người Trung Hoa] cũng vẫn còn suy nghĩ, “Ô, thì ra thế, nhưng tại sao tại sao như thế?” Khi chư vị giảng cho họ biết tại sao của tại sao, họ cũng vẫn còn nghĩ, “Ô, thì đó là tại sao của tại sao? Vì thế mà chư vị cần phải giảng rõ cho họ cho đến tận cùng, trước khi chư vị có thể hoàn toàn khai mở cái tâm của họ.”
(“Giảng Pháp tại Pháp Hội tại Thụy Sĩ”)

Bởi vậy, chúng ta biết rằng khi các học viên Trung Quốc nhìn vào bên trong, chúng ta nên học cách nhìn vào trong sâu hơn. Ví dụ, khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang trải nghiệm tình cảm, chúng ta nên đi xa hơn một bước và hỏi: “Tại sao tôi thấy có cảm tình đối với anh ấy? Phần nào của anh ấy đã làm tôi cảm thấy cảm tình này?”. Đi thêm một bước xa hơn nữa: “Tại sao tôi lại bị xúc động trong phương diện này”, cho tới khi bạn đi tới gốc rễ và loại trừ nó. Tất nhiên, Sư Phụ đã giảng: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư Phụ,” (Chuyển Pháp Luân). Sư Phụ sẽ tiêu trừ đi vật chất đó khi bạn tìm ra gốc rễ của quan niệm, và về phía chúng ta, chúng ta sẽ lập tức cảm thấy nhẹ nhàng hơn và trong sáng hơn–thậm chí thân thể vật chất có thể trải nghiệm được cảm giác rung động tuyệt vời. Tất nhiên, đây chỉ là một ví dụ. Tình huống thực tế có thể hoàn toàn khác.

2. Nhầm lẫn tư tưởng xấu với nghiệp tư tưởng, không phân biệt được chúng, chỉ ức chế chúng Một vài bạn đồng tu luôn niệm từ “mie” (diệt) bất kể loại tư tưởng xấu nào nổi lên, và phát chính niệm bất cứ khi nào họ không cảm thấy tốt. Tất nhiên, tôi không nói rằng điều này hoàn toàn là sai, và nó chỉ khởi tác dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng trong hầu hết trường hợp, đầu tiên chúng ta nên nhìn vào bên trong, vì đây là một cơ hội để đề cao bản thân chúng ta. Khi chúng ta loại trừ những chấp trước và quan niệm, hành động của chúng ta sẽ thuần chính thánh khiết hơn, chúng ta sẽ có trạng thái tu luyện tốt hơn phù hợp với Pháp, và rất thuận lợi khi làm các việc. Ngay cả khi nghiệp tư tưởng nổi lên và chúng ta tiêu trừ chúng ngay tức khắc, nhưng chúng ta vẫn cần nhìn vào bên trong.

Khi một số bạn đồng tu cảm thấy không khỏe, cảm thấy ốm, hay điều gì đó xảy ra, tất cả đều tin rằng đó là can nhiễu của cựu thế lực đang cố ngăn cản họ cứu độ chúng sinh. Họ tiếp tục làm các việc hoặc khuyên người thoái xuất Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ). Một vài người đã cảm thấy tốt hơn và những triệu chứng biến mất, nên họ tin rằng họ đã làm đúng, và phủ nhận an bài của cựu thế lực. Thỉnh thoảng, tôi thấy lo cho những học viên này, vì tu luyện không có khuôn mẫu. Chúng ta không thể tiếp tục thế này mãi. Có thể là họ chỉ trì hoãn khổ nạn hoặc chuyển hoá nó, chứ không thật sự loại bỏ nó. Những vấn đề tương tự như thế này hoặc những rắc rối khác có thể vẫn xảy ra. Chẳng phải có một số đồng tu kiên định làm các việc đã chết vì nghiệp bệnh hay gặp những khổ nạn này khác? Họ đã không thực sự phủ nhận an bài của cựu thế lực. Khi khổ nạn tích tụ, chúng trở nên khó khăn hơn để vượt qua và có thể gây ra một khảo nghiệm sinh tử.

cựu thế lực không mạnh mẽ như chúng thể hiện. Sư Phụ dùng chúng để giúp chúng ta loại trừ những chấp trước con người của chúng ta. Tôi nhận ra rằng việc đột phá những quan niệm được an bài bởi cựu thế lực cũng là việc phá vỡ những an bài được làm bởi chúng. Sư Phụ nhắc nhở chúng ta: “Từ bỏ nhân tâm, tà ác sẽ tự tiêu tan” (“Đừng Sợ”, Hồng Ngâm II). Sư Phụ liên tục bảo chúng ta buông bỏ những chấp trước con người, điều đó cũng tương đương với phủ nhận an bài của cựu thế lực, vượt lên trên và đột phá qua tất cả những khổ nạn. Nhưng cựu thế lực đã an bài nhiều khảo nghiệm và khổ nạn không phù hợp với yêu cầu của Chính Pháp. Chúng ta có thể không có sự hiểu biết sâu về Pháp ngay từ ban đầu, và chúng ta đã trải qua nhiều đau khổ. Bây giờ chúng ta nên trở nên sáng suốt hơn. Ngoài việc kiên định, chúng ta nên thực sự loại bỏ những chấp trước người thường của chúng ta, và điều này là ưu tiên hàng đầu. Thật đáng khâm phục khi chúng ta tu luyện với chính niệm và chính hành, nhưng nó sẽ tốt hơn nếu chúng ta vượt trên những khổ nạn và tu luyện mà không có chúng.

3. Sợ những chấp trước người thường, không dám đào sâu hơn, dùng Pháp để che đậy tâm sợ hãi

Bên cạnh tôi, có những bạn đồng tu,ứ khi nào có tư tưởng nổi lên là ngay lập tức đọc thuộc một đoạn Pháp để ức chế chúng. Khi họ gặp phải can nhiễu từ bên ngoài, họ cũng hành động như vậy, vì họ sợ rằng sự kiên định theo Pháp của họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ không dám nói với người khác về những tư tưởng này, và không nghĩ sâu hơn về nó (mặc dù nó có thể là tiềm thức, nhưng chúng ta phải đào sâu hơn vào tâm trí của chúng ta). Chúng ta nên nói rằng  khi các bạn đồng tu kiên định cho tới cuối cùng trong tu luyện Đại Pháp là đúng, nhưng nếu họ đã kiên định như vậy, tại sao vẫn có những tư tưởng xấu hoặc can nhiễu? Chắc chắn phải có chấp trước ẩn sâu nào đó. Lúc đó bạn không nên sợ, bạn nên đào sâu vào dòng suy nghĩ đó để xem đích xác vấn đề là gì.

Một số học viên có quá nhiều chấp trước sợ, và dùng Pháp để che đậy nó, chỉ thanh tịnh ở bề mặt. Chẳng hạn, sợ không học Pháp đủ, sợ làm ba việc không đủ, sợ không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp, và sợ không thể bù đắp tổn thất. Trên bề mặt, những học viên trông có vẻ như họ đang liên tục làm tốt ba điều và không bị tụt lại đằng sau. Những người khác đã nhìn thấy một số học viên thực hiện các dự án, và ngay lập tức cùng làm việc với họ. Khi họ thấy người khác học thuộc Pháp, họ cũng học thuộc Pháp, khi họ thấy người khác viết Pháp ra giấy, họ cũng làm như vậy. Họ làm bất kỳ dự án nào mà những người khác làm.

Có lẽ tôi đã thảo luận về điều này quá chi tiết, nhưng một vài bạn đồng tu có thể trên thực tế đã không nghĩ về tác động thực tế của những hành động của họ, và những năng lực của họ. Khi họ học thuộc Pháp, hay khi họ làm sáng tỏ sự thật khá tốt, họ vẫn vấp ngã. Tôi đoán đó là bởi vì họ sợ rằng người khác có thể bình luận rằng họ không tinh tấn đủ, do vậy họ đã tham gia dự án. Những người khác có thể vẫn nghĩ rằng Sư Phụ ở ngay bên cạnh họ, và biết điều mà họ đang làm, vậy thì sao không làm nhiều hơn và tốt hơn? Trên thực tế, Sư Phụ chỉ nhìn tâm của chúng ta; điều làm cho Ngài vui là chúng ta tu bỏ đi tất cả chấp trước của chúng ta, không còn sai sót nào. Khi chúng ta làm ba điều, chúng ta vẫn nên làm một cách “vô vi”. Sư Phụ giảng: “Chuyên hành thiện sự hài thị vi–Chấp trước tâm khứ chân vô vi” (“Vô Vi”, Hồng Ngâm.)

Phần lớn những học viên này không thể thấy được nội hàm bên trong của Pháp, có lẽ do những quan niệm ẩn sâu của họ. Họ đánh giá về việc họ có nên làm một điều nhất định nào đó theo quan điểm đúng hay sai. Tất nhiên, đó là đúng khi làm ba việc mà Sư Phụ yêu cầu–họ dành tất cả thời gian của họ cho việc này. Trên thực tế, đôi khi họ chỉ có thể thấy điều nào đó là đúng hay sai từ tầng thứ bề mặt. Những học viên này thường học hỏi từ một người nào đó thay vì từ Pháp, và phát triển chấp trước vào làm các việc. Một vài học viên trải qua mâu thuẫn xung đột và mệt mỏi cả thể chất và tinh thần. Lúc này, điều tốt nhất để làm là tĩnh tâm và nhìn vào trong. Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, ví dụ về việc nhổ răng bằng Trung y và kỹ thuật y khoa tây phương, bảo với chúng ta rằng chúng ta không nên chỉ nhìn những công cụ bên ngoài, mà thay vào đó nên nhìn vào hiệu quả thực tế. Chẳng phải chúng ta nên thận trọng ngộ ra điều này.

4. Học Pháp tốt nên hoà hợp với việc nhìn vào bên trong

Sư Phụ giảng: “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài Trừ Can Nhiễu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II

Nếu chúng ta có thể thanh tịnh học Pháp, nhận và ngộ ra những Pháp lý, thì nhiều quan niệm vi quan ẩn sâu sẽ bị loại trừ. Cứ khi nào chúng ta trải qua mâu thuẫn, chúng ta chắc chắn nên nhìn vào bên trong. Khi chúng ta loại bỏ những quan niệm ẩn sâu, chúng sẽ không còn can nhiễu chúng ta nữa, những Pháp lý sẽ trở nên rõ ràng hơn và mạnh hơn. Sau đó chúng ta có thể phát triển quá trình nhìn vào bên trong, và sẽ hiểu được ý nghĩa sâu hơn và cao hơn của việc nhìn vào bên trong. Một lần khi tôi đang thanh tịnh học Pháp, tất cả những chữ tôi đọc đều trở thành Pháp Luân. Sau khi tôi đọc tất cả những chữ bề ngoài, tất cả chúng đều tiến vào hình thức tầng thứ vi quan, hiển thị cho tôi thấy tất cả những nguyên lý vi quan. Điều này lặp lại nhiều lần trong một thời gian ngắn. Tôi biết rằng đây là sự triển hiện kỳ diệu của Đại Pháp vô biên. Tôi đã không học thuộc Pháp, nhưng có thể thấy rằng tôi đã học cách học thuộc Pháp trong những không gian khác. Tôi biết tôi đang ngồi trong một trường thời gian rộng lớn khi đang học Pháp.

Sau này, sự hiểu biết của tôi về học viên lâu năm hay học viên mới cũng thay đổi. Một vài học viên lâu năm học Pháp trong trường thời gian con người này, mỗi buổi học được tính là một lần. Những học viên khác học Pháp trong những không gian khác, một buổi học Pháp có thể tốt bằng mấy buổi. Nếu so sánh, những học viên lâu năm khác không thể được tính là “lâu năm”, vì họ thậm chí không biết  tu luyện thế nào. Một số bạn đồng tu đôi khi có trạng thái tu luyện tốt và đôi khi lại ở trong trạng thái tu luyện không tốt. Họ thậm chí không biết họ có đang tu luyện tốt hay không, họ có mâu thuẫn tư tưởng và không chắc chắn, họ mất cảm giác phán đoán và minh mẫn. Đó là bởi vì những quan niệm của họ kiểm soát chủ ý thức của họ, họ nên nhanh chóng xác định những quan niệm của họ và loại trừ chúng, vì những cái này có thể là những chấp trước căn bản của họ! Tôi tin rằng cho dù bạn là học viên mới hay cũ, bạn nên học cách thực sự nhìn vào bên trong và là một người tu luyện tinh tấn thực sự.

Mặc dù tôi đã diễn tả nhiều điều và nhìn thấy những thiếu sót của các bạn đồng tu, nhưng tôi hiểu rằng mỗi bạn đồng tu đều xuất sắc. Bất kỳ ai đã tiếp tục bước đi trong Đại Pháp cho tới hôm nay đều có uy đức vô hạn. Đây không phải chỉ là chúng ta tu tốt thế nào, mà hơn nữa là vì chúng ta gặp được Sư Phụ và Đại Pháp. Phật Pháp vô biên, và Sư Phụ  chắc chắn sẽ cho phép chúng ta tu luyện tới viên mãn. Điều duy nhất là chúng ta không nên để Sư Phụ lo lắng quá nhiều cho chúng ta, vì Ngài đã cố gắng rất nhiều cho chúng ta, và hầu như đã hy sinh mọi thứ cho chúng ta.

Tầng thứ của tôi hữu hạn, xin làm ơn chỉ ra những gì không phù hợp. Cảm tạ Sư Phụ vĩ đại của chúng ta và cảm ơn những bạn đồng tu xuất sắc!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/2/28/交流–向内找的一些误区和 建议-236935.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/13/123785.html
Đăng ngày 21-3-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share