Bài của Thiệu Lăng,  phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 01-01-2011] Tokyo là thủ đô của Nhật Bản và là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới. 500 năm trước Tokyo chỉ là một ngôi làng nhỏ bé tên là Edo. Chỉ sau khi Tokugawa Ieyasu trở thành Shogun (Tướng quân) vào năm 1630, người dân trên khắp đất nước mới chuyển về sống ở Edo và thành phố mau chóng phát triển thành trung tâm chính trị. Sau khi Shogun cuối cùng của Nhật Bản, Tokugawa Yoshinobu, thoái quyền , vào năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị ban bố sắc lệnh, đổi tên Edo thành Tokyo. Năm sau ông chuyển đến Tokyo, đặt Hoàng cung tại thành Edo.

Tokyo là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Nhật Bản, dù đã trải qua rất nhiều thay đổi nhưng nó vẫn giữ được các di tích lịch sử, nghi thức và phong tục cổ truyền. Tính hiện đại và tính truyền thống cùng tồn tại hài hoà nơi thủ đô nổi tiếng thế giới này.

Công viên Ueno, một công viên công cộng rộng lớn, nơi có ngôi chùa cổ Kan’ei-ji, ngôi chùa có mối liên hệ gần gũi với các Shogun Tokugawa. Thiên hoàng Taishō đã cấp đất và cho thành lập công viên này ở Tokyo vào năm 1873.

Đây là nơi mà Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu đến Nhật Bản lần đầu tiên. Một nhóm các học viên đã biểu diễn và chỉ dẫn các bài tập công ở đây lần đầu tiên vào tháng 8/1997.

2005-1-1-asia16--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công tập công với nền núi Phú Sĩ ở đằng sau.

Các học viên đã đăng hẳn một trang giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp trên tờ báo chuyên viết về Trung Quốc có trụ sở ở Tokyo vào ngày 30/09/1997, tiếp đó là những câu chuyện về trải nghiệm trong tu luyện của học viên và các thông tin liên lạc. Con số người có duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và học viên Pháp Luân Đại Pháp tăng lên nhanh chóng. Ấn bản tiếng Nhật của cuốn Chuyển Pháp Luân được phát hành bởi nhà xuất bản Kyoto vào tháng 3/1999 và bản tiếng Nhật của cuốn Pháp Luân Công được phát hành vào ngày mồng 10/07/1999.

Các học viên tại Nhật Bản đã cho người dân Nhật thấy sự kỳ diệu của Đại Pháp  hơn một thập kỷ qua, với mong muốn rằng càng ngày càng nhiều người đắc được lợi ích. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu từ năm 1999, các học viên đã tổ chức những buổi tập trung, diễu hành, diễn cảnh tra tấn, triển lãm tranh ảnh để vạch trần sự hung bạo của ĐCSTQ, kêu gọi người dân tìm hiểu sự thật và giúp đỡ chấm dứt cuộc đàn áp này.

Pháp Luân Công toả sáng trong cộng đồng Tokyo

2007-8-22-japan-01--ss.jpg
Các học viên biểu diễn các bài tập công Pháp Luân Công.

Các học viên biểu diễn bài tập công, ngoài ra còn trình diễn múa hát tại Lễ hội Ullambana ở thành phố Shinagawa, Tokyo vào ngày 18/08/2007. Ban tổ chức và rất nhiều người tham dự đều khen ngợi cử chỉ an hoà và tích cực của các học viên.

2007-10-3-japan-01--ss.jpg
Những bài tập công duyên dáng

Các học viên tham dự trong Lễ hội  múa ở Shinagawa vào ngày 30/09/2007. Họ trình diễn những điệu múa do các học viên Pháp Luân Công tự sáng tác và biểu diễn các bài tập công.

2008-9-16-japan-01--ss.jpg
Múa quạt.

2008-9-16-japan-02--ss.jpg
Các em nhỏ khán giả bắt chước thế tay “Hợp thập”.

2008-9-16-japan-03--ss.jpg
Các tiểu đệ tử với màn múa ruy băng.

Đội vũ đạo Thiên Tư được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công và học sinh của trường Minh Huệ, họ được mời tới biểu diễn trong lễ kỷ niệm ở Chùa Shibamata Taishakuten vào ngày 13/09/2008.

2008-10-8-japan-01--ss.jpg
Màn múa ruy băng của các tiểu đệ tử.

Các học viên tham dự vào hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 97 ngày thành lập nước cộng hoà Trung Hoa vào ngày mồng 5/10/2008 bên trong trường Trung Hoa Tokyo.

2009-10-12-212305-1--ss.jpg
Đoàn nhạc Tian Guo của các học viên Pháp Luân Công với màn biểu diễn trống và chiêng thể hiện sự kỳ diệu của Đại Pháp.

2009-10-12-212305-2--ss.jpg
Các học viên chơi trống lưng truyền bá sự mỹ hảo của Chân – Thiện – Nhẫn

Quận Nakano của Tokyo tổ chức Lễ diễu hành hàng năm lần thứ 34 vào ngày mồng 10 và 11/10/2009. Hơn 30 tổ chức địa phương đã tham dự vào lễ kỷ niệm này. Đoàn Pháp Luân Công cũng tham dự liên tục 3 năm gần đây. Khoàng 200 học viên, dẫn đầu bởi Đoàn nhạc Tian Guo đã chơi bản “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, theo sau là đội cờ và đội trống lưng.

Ngoài ra, các học viên còn biểu diễn các màn trình diễn mang tính văn hoá và tổ chức diễu hành trong Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới hàng năm để biểu đạt sự hoà bình và thân thiện của mình.

2006-5-15-japan-513-03--ss.jpg
Buổi trình diễn âm nhạc tại Trung tâm Cộng đồng ở thành phố Warabi.

Các học viên hát bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo” tại Trung tâm Cộng đồng ở quận Saitama, thành phố Warabi vào tối ngày 13/05/2006, để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới lần thứ 7.

2010-5-11-minghui-falun-gong-003349-1--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công trong lễ diễu hành ngày mồng 9/05/2010.

2010-5-11-minghui-falun-gong-003349-2--ss.jpg
Lễ diễu hành ngày mồng 9/05/2010.

2010-5-11-minghui-falun-gong-003349-5--ss.jpg
Người qua đường dừng lại để theo dõi và vẫy tay với các học viên.

2009-5-12-233915-2--ss.jpg
Các học viên kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới ở trung tâm Tokyo vào ngày 10/05/2009.

2009-5-12-233915-4--ss.jpg
Người qua đường tìm hiểu về sự thật.

2009-5-12-233915-5--ss.jpg
Các học viên tập trung tại Công viên Hibiya, Tokyo vào ngày mồng 9/05/2009.

Vạch trần bức hại

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/07/1999, các học viên tại Nhật Bản đã tổ chức kháng nghị ôn hoà trước toà lãnh sự Trung Quốc, Tokyo một thập kỷ qua. Vào mùa đông, họ lặng lẽ cầm những tấm biển và đứng trong giá rét để mọi người biết rằng họ muốn cuộc đàn áp kết thúc. Ngoài ra họ còn tổ chức các buổi tập trung, diễu hành vào ngày 25/04 và 20/07 hàng năm [ngày lành tháng tốt trong lịch sử] và các buổi triển lãm Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên phân phát các cuốn sách tư liệu nhỏ, vạch trần sự đàn áp với các du khách Trung Quốc ở phố Điện Khí, Akihabara và trước Cục nhập cư.

2007-1-1-japan-zhuguang01--ss.jpg
Thắp nến tưởng niệm vào ngày 31/12/2006 để tưởng nhớ tới các học viên đã mất trong cuộc đàn áp.

2009-1-1-japan-01--ss.jpg
Các học viên phản đối cuộc bức hại ở trước toà lãnh sự Trung Quốc vào ngày 31/12/2008

Đầu năm mới rất nhiều người Nhật đến chùa để cầu  phúc. Sau khi tổ chức kháng nghị ôn hoà ngoài toà lãnh sự Trung Quốc, sau 1 giờ sáng các học viên Pháp Luân Công lại tới Chùa Sensoji và Đền Meiji để chào đón  năm mới cũng như phát tờ rơi.

2004-6-29-tokyo5--ss.jpg
Buổi triển lãm chống tra tấn đầu tiên tại Tokyo

2004-6-29-tokyo1--ss.jpg
Buổi triển lãm chống tra tấn đầu tiên tại Tokyo

Các học viên cũng sử dụng tranh ảnh để thể hiện các phương pháp tra tấn được dùng tại Trung Quốc ở Công viên Minami-suna-machi vào ngày 27/06/2004, giúp người dân biết đến sự thật. Ba học viên thể hiện phương pháp “bức thực dã man”, “chèn que trúc vào dưới móng tay” và “giam trong cũi sắt”. Kế bên họ là các học viên thể hiện sự đẹp đẽ của các bài tập công. Sự đối lập mạnh mẽ này thu hút rất nhiều người qua đường dừng lại đặt câu hỏi.

2004-7-27-japan-1--ss.jpg
Buổi thắp nến tưởng niệm trước toà lãnh sự Trung Quốc

2004-7-27-japan-3--ss.jpg
Buổi thắp nến tưởng niệm trước toà lãnh sự Trung Quốc

Các học viên xếp bằng yên tĩnh trước toà lãnh sự Trung Quốc ở Tokyo vào tối ngày 23/07/2004 và tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm để phán kháng cuộc bức hại cũng như tưởng nhớ các học viên đã mất vì bị bức hại.

2010-9-22-tokyo-art-exbition--ss.jpg
Người dân Ōta, Tokyo, đang xem các bức hoạ, một phần của Triển lãm tranh Chân – Thiện – Nhẫn.

Buổi Triển lãm tranh Chân – Thiện – Nhẫn lần thứ 30 ở Nhật Bản ngày 20-09-2010 đã rất thành công. Buổi triển lãm này được tổ chức ở Ota-ku, Tokyo, quận lớn thứ hai tại Tokyo, với dân số gần 700.000 người. Phần lớn mọi người đều cảm động trước các tác phẩm hội hoạ này. Ông Inubushi, một ủy viên hội đồng thành phố Ota-ku, đã rủ bạn mình đến xem cuộc triển lãm và liên tục nhắc đi nhắc lại: “Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Pháp Luân Công thực sự là tàn bạo! Quá tàn bạo!” Ông Inubushi sau đó còn mời thêm một ủy viên của hội đồng thành phố đến xem buổi triển lãm.

2009-7-23-225225-2--ss.jpg
Ông Tsuchiya, ủy viên hội đồng thành phố Tokyo, phát biểu “Hãy chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công”

2009-7-23-225225-5--ss.jpg

[Tân Hoa thời báo] Chủ biên Tô Linh phát biểu: “Tôi không muốn ĐCSTQ đàn áp chính đồng bào của mình hoặc bản thân tôi, đó là lý do tại sao tôi sẽ đứng lên vì quyền lợi của các học viên Pháp Luân Công”

2009-7-23-225225-9--ss.jpg
Người qua đường ghi chép về buổi diễu hành của Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công ở Nhật Bản đã tổ chức một loạt các hoạt động từ ngày 17 đến ngày 20/07/2009, để kỷ niệm năm thứ 10 các học viên kháng nghị ôn hoà cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Các hoạt động bao gồm giảng thanh chân tướng cho Quốc hội, họp báo , kháng nghị trước toà đại sứ Trung Quốc, một buổi thắp nến tưởng niệm, một buổi mít tinh, một buổi diễu hành. Ông Tsuchiya, ủy viên hội đồng thành phố Tokyo, và ông Ando Kan, nhà hoạt động nhân quyền, cũng như người Trung Quốc hải ngoại đều tham dự vào buổi mít tinh và buổi diễu hành này.

2010-4-27-japan1-425-03--ss.jpg
Ông Koga Toshiaki, ủy viên hội đồng thành phố Tokyo, phát biểu tại buổi mít tinh.

2010-4-27-japan1-425-05--ss.jpg
Buổi diễu hành.

Hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã tập trung ở Công viên Ebisu, Tokyo vào chiều ngày 25/04/2010. Họ tổ chức mít tinh và diễu hành để  kỷ niệm năm thứ 11 ngày 25/04, kêu gọi, vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 11 năm ở Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh APEC 2010 được tổ chức ở Yokohama, Nhật Bản vào hai ngày 12/10 và ngày 13/10. Lãnh đạo của 21 quốc gia và khu vực trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham dự. Các học viên Pháp Luân Công ở Nhật Bản đã kêu gọi trước Quốc hội, nâng cao nhận thức của người dân về sự đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong toàn bộ thời gian diễn ra hội nghị .

2010-11-15-falun-gong-japan-apec--ss.jpg
Các tấm biển trưng bày thu hút sự chú ý.

Các tấm biển được trưng bày dài 30m ngay trước toà Quốc hội, trình bày chi tiết về sự phổ biến của Pháp Luân Công trên toàn thế giới, tại sao Pháp Luân Công lại bị đàn áp, sự tàn bạo của ĐCSTQ trong việc mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống, SOS kêu gọi sự giúp đỡ khẩn cấp từ quốc tế, vụ kiện trước toà án quốc tế chống lại Giang Trạch Dân, thủ phạm chính của cuộc đàn áp Pháp Luân Công.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/1/122235.html
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/1/%E4%BF%AE%E8%80%85%E8%B6%B3%E8%BF%B9%E9%81%8D%E5%A4%A9%E6%B6%AF-%E6%97%A5%E6%9C%AC%E4%B8%9C%E4%BA%AC%EF%BC%88%E5%9B%BE%EF%BC%89-233154.html
Đăng ngày: 08-01-2011; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share