Bài viết bởi phóng viên Minh Huệ Đường Ân

[MINH HUỆ 24 – 11 – 2010] Được UNESCO (tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục liên hiệp quốc) bầu chọn là di sản thế giới, Machu Picchu là một khu vực của người Inca tiền Columbus nằm ở vị trí 2400 mét trên mực nước biển. Tên gọi này có nghĩa là “Ngọn núi cổ” và thường được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca”. Đó là điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Peru và cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Việc thành lập Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Peru

Có nguồn gốc từ văn hóa thần truyền Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp được tập luyên ở nhiều quốc gia, bao gồm cả quốc gia Nam Mỹ cổ đại này.

Pháp Luân Đại Pháp, cũng được biết đến là Pháp Luân Công, nhấn mạnh đến giá trị đạo đức. Thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các học viên không chỉ cải thiện sức khỏe của họ về mặt thể chất, mà còn nâng cao tâm tính của họ. Cho đến nay, Pháp Luân Đại Pháp được tập luyện tại hơn 114 quốc gia. Hơn 100 triệu người vì thế mà được lợi ích từ nó. Các sách của Pháp Luân Đại Pháp được dịch sang hơn 30 thứ tiếng và được xuất bản trên khắp thế giới.

Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Pêru được thành lập và đăng ký vào ngày 23 tháng 5 năm 2010. Càng có nhiều người dân ở Pêru nhờ vậy mà có thể đạt được lợi ích từ các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

2010-5-17-peru-dafaday-01--ss.jpg
Ngày 13 tháng 5 năm 2010 là ngày kỷ niệm lần thứ 18 Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra thế giới. Nó cũng trùng với Ngày Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 11 cùng ngày sinh nhật của ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên Pêru chúc mừng sinh nhật thầy Lý

Cùng nhau thăng tiến thông qua Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm

Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm ở Pêru lần thứ 8 được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 năm 2010, ở Lima, thủ đô của Pêru. Hai mươi học viên đã chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện của họ, cũng như việc thực hiện ba việc–học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng. Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên ở Pêru được tổ chức ở Lima vào ngày 9 tháng 2 năm 2000, kèm theo một triển lãm ảnh có chủ đề “Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới”.

2003-2-13-perufahui5--ss.jpg
Các học viên người Tây phương chia sẻ kinh nghiệm trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm đầu tiên ở Pêru

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều người hơn nữa

Sau khi chính bản thân thu được lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp, nhiều học viên bắt đầu giới thiệu môn tập luyện với nhiều người hơn. Trên thực tế, việc giới thiệu qua truyền miệng là một lý do quan trọng giải thích vì sao mà Pháp Luân Đại Pháp trở nên phổ biến như vậy trên khắp thế giới.

Trong một hội chợ được tổ chức tại San Borja ở Lima từ các ngày 19 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2000, các học viên đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Đây là lần thứ hai các học viên đã có phần giới thiệu như vậy về Pháp Luân Công và trưng bày các hình ảnh giảng chân tướng.

2000-12-14-peru_hf_2--ss.jpg
Trẻ em cũng đến học các bài công Pháp

2000-12-14-peru_hf_1--ss.jpg
Học viên giới thiệu các bài công Pháp ra công chúng

Vào tháng 3 năm 2002, các học viên Pêru đã tổ chức một chiến dịch 20 ngày để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng trên 19 tỉnh. Họ biểu diễn các bài công Pháp, gửi các sách  Pháp Luân Đại Pháp và các tài liệu giảng chân tướng cho các quan chức chính quyền thành phố và thị trấn. Ngoài ra, các học viên đã ghé thăm nhiều đài phát thanh và đài truyền hình, họ đã để lại bản sao một băng hình hướng dẫn tập công bằng tiếng Tây Ban Nha, nhạc tập công, và sách Pháp Luân Đại Pháp ở mỗi nơi.

2002-4-17-peru1--ss.jpg
Những người ở Cajamarca học các bài công Pháp Pháp Luân Đại Pháp

2006-8-19-peru-05--ss.jpg
Người dân ở Santa Anita học các bài công Pháp Pháp Luân Đại Pháp

2007-2-20-peru-01--ss.jpg
Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng ở khu phố Tàu của Lima vào ngày 18 tháng 2 năm 2007 (Năm mới của Trung Quốc theo lịch Âm)

2007-12-20-peru-01--ss.jpg
Điểm luyện công ở thành phố Arequipa. Là thành phố lớn thứ hai ở Pêru, Arequipa cũng được biết đến là thành phố Trắng do nhiều ngôi nhà được xây bằng loại đá núi lửa màu trắng

Giảng chân tướng vạch trần sự tra tấn

ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) bắt đầu một cuộc đàn áp lớn Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Đến nay, hơn 3 400 học viên được xác nhận là đã chết do bị ngược đãi bởi các viên chức, hàng trăm nghìn học viên bị gửi tới nhà tù hoặc các trại lao động cưỡng bức, hàng nghìn học viên bị gửi tới các bệnh viện tâm thần và bị cưỡng chế tiêm thuốc phá hủy thần kinh. Ngoài ra, nhiều học viên đã bị gửi tới các trung tâm tẩy não, bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Còn tồi tệ hơn nữa, rất nhiều các trại lao động được phát hiện có liên quan đến việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời.

Từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10, các học viên Pêru đã hoàn thành cuộc đi bộ SOS dài 300 km từ Lima đến Ica trên đường cao tốc Pan-American. Các chữ Chân-Thiện-Nhẫn được viết trên áo phông màu vàng của họ, bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, cũng như trên các biểu ngữ mang chữ Pháp Luân Đại Pháp, đã thu hút nhiều sự chú ý từ các phương tiện đi qua. Nhiều lái xe đã bóp còi để bày tỏ sự ủng hộ của họ. Một vài người thậm chí dừng lại đưa hoa quả hay nước uống cho các học viên. Các nhân viên cảnh sát mà họ gặp thì chào họ và bắt tay các học viên.

2001-10-13-caminata-1--ss.jpg
Sau cuộc đi bộ SOS, các học viên đã hướng dẫn nhiều người cách học các bài công Pháp tại công viên ở thành phố Chincha

Sau khi việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ bị vạch trần vào tháng 3 năm 2006, các học viên Pêru đã tổ chức các triển lãm ảnh, thu thập chữ ký, và viết thư để giảng chân tướng cho công chúng và chính quyền.

2006-8-19-peru-04--ss.jpg
Mọi người bị sốc trước sự tàn bạo của ĐCSTQ

2006-8-19-peru-02--ss.jpg
Trẻ em ký đơn tại quảng trường Italia (Plaza Italia) để phản đối cuộc bức hại

2007-7-4-peruhk-01--ss.jpg

Các học viên đến phố Capon, một địa điểm du lịch ở khu phố Tàu, để vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp bằng những tấm ảnh và các tấm áp phích

Các học viên tổ chức một hoạt động khác tại phố Capon ở khu phố Tàu vào ngày 20 tháng 7 năm 2008. Họ vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt bức hại.

2008-7-25-peru720-03--ss.jpg
Khách bộ hành dừng lại để tìm hiểu sự thật

Một vài học viên Lima đã tổ chức một buổi cầu nguyện bằng nến trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Pêru vào ngày 20 tháng 7 năm 2010. Họ tưởng nhớ đến các học viên đã chết trong cuộc bức hại kéo dài 11 năm, vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ, và kêu gọi chấm dứt bức hại.

2010-7-22-falun-gong-peru-720-2-01--ss.jpg
Các học viên Lima tổ chức một buổi cầu nguyện bằng nến trước Đại sứ quán Trung Quốc

Các phương tiện truyền thông chú ý đến cuộc bức hại

2002-4-17-peru3--ss.jpg

Kênh 11 của đài truyền hình Abancay đã có một chương trình đặc biệt giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp

Các học viên Lima một lần nữa đã chuyển các tài liệu đến các kênh truyền thông vào hồi đầu tháng 9 năm 2007. Báo cáo điều tra về việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công được thực hiện bởi ĐCSTQ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

2007-10-6-foto-radio-2--ss.jpg
Kênh 51 mời các học viên đến phỏng vấn

2007-10-6-foto-radio-3--ss.jpg
Đài phát thanh Santa Rosa phỏng vấn các học viên

2007-10-6-foto-radio-3--ss.jpg
Đài phát thanh Chuai Sang mời các học viên đến giảng chân tướng

2009-10-23-beru-03--ss.jpg
Các học viên ghé thăm kênh truyền thông thông tin ở Arequipa để giảng chân tướng

Các học viên cũng tổ chức một chiến dịch từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 2009, để giảng chân tướng ở Arequipa, thành phố lớn thứ hai ở Pêru. Các học viên đã đến thăm các cơ quan báo chí và đài phát thanh. Những hoạt động của họ đã gây được rất nhiều chú ý của các phương tiện truyền thông. Ba cơ quan báo chí và ba đài phát thanh đã phỏng vấn các học viên. Kênh 39 đài truyền hình cáp của địa phương đã tường thuật, phát sóng trực tiếp môn tập luyện tuyệt vời và an hòa này tới hàng nghìn gia đình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/24/修者足迹遍天涯–秘鲁(图)-232754.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/3/121761.html
Đăng ngày: 16– 12 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share