[MINH HUỆ 26 – 11 – 2010] Năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, từ đó các học viên Pháp Luân Công từ những vùng miền khác nhau trên thế giới bắt đầu phổ biến sự thật và phản bức hại. Những người dân sống trong các xã hội tự do bắt đầu tìm hiểu về cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công đang phải đối mặt ở Trung Quốc đại lục. Ở Hà Lan, sau khi nhiều phương tiện truyền thông nhận ra được tình huống chân thực, họ bắt đầu vạch trần những tội ác của ĐCSTQ và những lời giả dối của nó, và làm cho nhiều người biết được sự thật về việc Pháp Luân Công bị đàn áp ra sao. Thông tin này đã nhanh chóng lan truyền ở Hà Lan. Dưới đây là một số đoạn trích ngắn từ một vài phương tiện truyền thông:

Đài truyền hình quốc gia ở Hà Lan truyền rộng sự thật về vụ “tự thiêu” được dàn dựng trên quảng trường Thiên An Môn.

Ngày 14 tháng 3 năm 2005, một trong những đài truyền hình quốc gia của Hà Lan phát sóng một chương trình về Pháp Luân Công được xây dựng bởi một công ty gọi là “Netwerk” và đã được dàn dựng để phát như là một chủ đề đặc biệt trong phần “Bình luận về các sự kiện đang diễn ra” của chương trình.

NETWERK giải thích ngắn gọn Pháp Luân Công là gì và nói về việc nó trở lên cực kỳ phổ biến trên khắp Trung Quốc ra sao sau khi lần đầu được giới thiệu vào năm 1992. Theo con số chính thức, gần 70 triệu người học môn tập luyện này, con số thực còn cao hơn ĐCSTQ ước tính. Vì  rất phổ biến, nó đã bị coi là một mối đe dọa lớn đối với ĐCSTQ, và kể từ năm 1999 nó đã bị cấm và bị đàn áp. Trong chương trình này người bình luận, sử dụng thước phim về cái c gọi là “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, chỉ ra “Vụ tự thiêu” là giả như thế nào, đây là một loại đàn áp khác mà chính quyền Trung Quốc đã thực hiện ngoài việc sử dụng các phương pháp cực kỳ tàn ác để bức hại đến chết ít nhất 1500 học viên Pháp Luân Công.

2005-4-11-holland-tv-01--ss.jpg
Một hình ảnh từ chương trình truyền hình đó

2005-4-11-holland-tv-04--ss.jpg

2005-4-11-holland-tv-05--ss.jpg

2005-4-11-holland-tv-06--ss.jpg

Khi bắt đầu phát sóng, điều khiến mọi người bị sốc việc đưa ra công chúng thước phim về bà Trần và con gái của bà được một phóng viên phỏng vấn. Thước phim này được ĐCSTQ sử dụng để lừa bịp các phương tiện truyền thông quốc tế. Thước phim này với toàn những lời giả dối đã bị vạch trần ra như vậy ở Hà Lan vào tháng 5 năm 2003. Ngay sau đó một bộ phim tài liệu quan trọng phơi bày tình huống chân thực về vụ tự thiêu được gọi là “Ngụy hỏa” đã được phát sóng. Trong thời gian phát sóng, họ đã đưa ra lời giải thích rõ ràng và dễ hiểu với phụ đề bằng tiếng Hà Lan.

Hai đài truyền hình của Hà Lan tập trung vào tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Ngày 14 tháng 7 năm 2006, hai kênh truyền hình của Hà Lan phát sóng một bản tin trong giờ cao điểm về tội ác  mổ cướp nội tạng dã man từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ. Chủ đề của chương trình là “Buôn bán nội tạng của Trung Quốc”. Bản tin chỉ ra rằng một báo cáo từ Canada đã xác nhận rằng, tại Trung Quốc, việc mổ cướp nội tạng với quy mô lớn gây ra những cái chết của các học viên Pháp Luân Công là có tồn tại. Người đầu tiên được phỏng vấn là cựu trưởng ban quan hệ châu Á của Canada, ông David Kilgour. Cũng được phỏng vấn là phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu ông Edward McMillan và bà Trần Dĩnh,  một học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc.

2006-7-15-helan-01--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công vạch trần những hành vi bạo lực của ĐCSTQ bằng việc nói ra những trải nghiệm cá nhân của họ.

2006-7-15-helan-02--ss.jpg
Một bản tin trong chương trình truyền hình giờ cao điểm  về việc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống

2006-7-15-helan-04--ss.jpg
Chú thích: Các kết quả điều tra  gây sốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, nguyên trưởng ban quan hệ châu Á, ông David Kilgour, nhắc lại chi tiết của báo cáo, rằng: “Các kết quả điều tra thật sự rất là sốc. Chúng tôi hầu như không dám tin vào sự thật đó”. “Đây là tội ác nghiêm trọng nhất chống lại nhân loại. Dùng thân thể của các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời là một điều chưa từng xảy ra trong thời Đức quốc xã”.

Phó Chủ tịch Nghị viện ông Edward McMillan Scott nói trong cuộc phỏng vấn rằng, một vài tháng trước đó cá nhân ông đã đi đến Trung Quốc và nói chuyện với một vài học viên Pháp Luân Công. Ông nói rằng những kết quả điều tra liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông là đáng báo động.

Khi bà Trần Dĩnh được phỏng vấn, bà đã kể về việc cưỡng chế tẩy não mà bà phải chịu đựng ở các trại lao động cưỡng bức Trung Quốc là nơi mà bà bị tiêm các loại thuốc không tên có hại, bị tra tấn, và phải chịu những đợt kiểm tra thể chất vô lý trái ngược với mong muốn của bà.

Có khoảng 10 kênh truyền thông của Hà Lan đã báo cáo về việc mổ cướp nội tạng sống để kiếm lời của ĐCSTQ. Hiệp hội cấy ghép tạng Hà Lan đã thông báo rằng sẽ không mua nội tạng từ Trung Quốc và khuyên các công dân Hà Lan không đến Trung Quốc để thực hiện bất kỳ loại phẫu thuật nào.

Tờ Telegraph của Hà Lan: Cuộc chiến chống mổ cướp tạng sống

Tờ Telegraph, một tờ báo Hà Lan, đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Cuộc chiến chống mổ cướp tạng sống” vào ngày 12 tháng 12 năm 2008. Bài báo nói rằng vào ngày 12 tháng 12, ông David Matas, một cựu luật sư đến từ Canada, đã phát biểu trong một cuộc họp tại hội thảo Y Sinh học ở Hà Lan. Chủ đề chính của bài phát biểu của ông là “Buôn bán tạng của các nạn nhân: Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong các trại lao động ngay cả trước khi  xét xử. Nếu những học viên này cự tuyệt việc “chuyển hóa”, họ thường bị bức hại đến chết. Các tạng của họ bị bán cho những người mua đến từ châu Âu và châu Mỹ đã đợi trong vài năm để  được  cấy ghép tạng ở đất nước của họ.

Năm ngoái, ông Matas đã công khai đưa ra một báo cáo chi tiết, trong đó ông đã phỏng vấn một bác sĩ người Trung Quốc. Vị bác sĩ này thừa nhận rằng ông ta có thể có được những tạng phù hợp từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.

Bài báo nói: “Nhà cầm quyền ĐCSTQ đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người đã bị tra tấn đến chết, và nội tạng của họ bị lấy mất và được bán để cấy ghép.  ĐCSTQ  đã duy trì hành động kiểu này trong nhiều năm. Cùng thời điểm đó, tại hai cuộc họp hội đồng của Liên Hợp Quốc, một yêu cầu thực hiện điều tra đã được đưa ra cho Bắc Kinh”.

Trên đây chỉ là những trích dẫn từ các phương tiện truyền thông lớn hơn, trong khi, trên thực tế, nhiều phương tiện truyền thông khác đã vạch trần sự tà ác của ĐCSTQ từ nhiều góc độ khác nhau, mở  đường để thêm nhiều người Hà Lan  đến và hiểu về tình huống chân thực. Tờ báo của Hà Lan Het Parool là một ví dụ. Báo cáo vào ngày 30 tháng 9 năm 2002 của nó, có tựa đề, “Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, một cụ bà 80 tuổi đã bị cầm tù”. Bài báo kể về một học viên đến từ Hà Lan, ông Vương Tương Hạc, mẹ và em trai của ông là học viên  ở Trung Quốc. Mẹ và em trai của ông đã bị giam giữ bởi ĐCSTQ vì  tập Pháp Luân Công và đã bị đối xử tàn nhẫn. Bài báo giải thích Pháp Luân Công là gì, ĐCSTQ có những động cơ chính trị như thế nào trong việc thực hiện cuộc đàn áp chống lại môn tập phi chính trị – Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công người Hà Lan Aishiong Kenaben đã tham gia một cuộc kháng nghị của các học viên người Tây phương ở quảng trường Thiên An Môn vào ngày 14 tháng 2 năm 2002. Sự thật rằng ông đã bị đánh đập bởi cảnh sát Trung Quốc vì đã kháng nghị hòa bình trên quảng trường Thiên An Môn đã làm chấn động các phương tiện truyền thông của Hà Lan. Tất cả các phương tiện truyền thông ở Hà Lan đã báo cáo về vấn đề này với sự quan tâm rất kỹ lưỡng. Một số đài truyền hình lớn của Hà Lan cũng phỏng vấn ông. Ngày 18 tháng 2, đài truyền hình quốc gia, NLNet1, đã mời ông đến phỏng vấn trong chương trình giờ cao điểm vào buổi tối “Netwerk” của họ. Các kênh truyền hình tiếng Hà Lan, bao gồm cả đài truyền hình quốc gia, cũng phát sóng những cuộc hội thoại qua điện thoại của ông với họ, cũng như các cuộc phỏng vấn trực tiếp với ông, và vạch trần sự coi thường nhân quyền của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/26/修者足迹遍天涯-荷兰(图)-232976.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/8/121844.html
Đăng ngày: 14– 12 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share