Bài của Vương Mai ở Vancouver, Canada

[MINH HUỆ 05 – 10 – 2010] Từ Hàn Quốc đến Canada, cho dù cô Đào Quỳnh có chuyển đến đâu, cô luôn luôn được vây quanh bởi một nhóm trẻ em học “Trường học Minh Huệ” ở nhà mình. Những trẻ em này học Pháp và tập các bài công pháp Pháp Luân Công, tìm hiểu về truyền thống văn hóa Trung Hoa, chơi và vui đùa cùng nhau. Chúng đã trở thành một nhóm tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp hạnh phúc.

2010-10-4-vancouver-kids-01--ss.jpg
Cô Đào Quỳnh thích giúp đỡ các bạn đồng tu chăm sóc con cái

2010-10-4-vancouver-kids-02--ss.jpg
Các tiểu đệ tự học tập và ghi nhớ Pháp

Tôi cảm thấy chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của tôi

Năm 2000, chồng của cô Đào Quỳnh rời Trung Quốc và đi đến Hàn Quốc để làm nghiên cứu sau tiến sĩ. Cô Đào, người đã bị giam giữ trái phép hai lần chỉ vì tập Pháp Luân Công, và con gái ba tuổi đã cùng đi với anh. Cả gia đình nhập cư vào Canada vào năm 2008 và định cư tại Vancouver. Kể từ đó, cô Đào đã nghĩ đến việc giáo dục  trẻ em dựa trên những nguyên lý của Đại Pháp. Các học viên sống gần và xa nhà cô Đào đều gửi con cái của họ tới đó. Thường có từ sáu đến bảy đứa trẻ ở nhà cô, hoặc nhiều hơn nữa trong các kỳ nghỉ học.

Cô Đào cho rằng, việc tiếp xúc với những đứa trẻ giúp cô trở nên thuần khiết và khoáng đạt hơn.

Hạo Hạo đã thay đổi

Bảy tuổi, cậu bé Hạo Hạo đã tỏ ra rất thông minh nhưng có phần nghịch ngợm. Không ai có thể kiểm soát cậu bé khi cậu mất bình tĩnh. Mẹ em đã gửi em đến nhà cô Đào mùa hè này. Trong vòng chỉ một vài ngày, mẹ của cậu bé nói rằng Hạo Hạo đã thay đổi. Sự thay đổi lớn nhất là em đã trở nên chín chắn và biết điều hơn. Cậu bé biết làm thế nào để kiểm soát bản thân. Một ngày nọ, khi trời rất nóng, cậu bé cẩn thận quay quạt máy hướng vào cha mình, điều này khiến ông ngạc nhiên một cách dễ chịu. Cha cậu bé nói, “Hạo Hạo đã học được cách biết quan tâm đến người khác . Điều này trước đây khó mà tưởng tượng nổi…

Mẹ của Hạo Hạo đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với cô Đào. Cô nói: “Tôi không biết dạy bảo trẻ con như thế nào trước đây, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rằng tôi đang lớn lên cùng với con tôi

Trẻ em thích “Trường Minh Huệ”

Một cậu bé tám tuổi, Đổng Vũ sống ở thành phố Langley, cách xa Vancouver. Cậu bé luôn miễn cưỡng thức dậy buổi sáng, và trong kì nghỉ thì còn hơn thế nữa, nhưng nếu cha cậu nói, “Hôm nay chúng ta đi tới trường Minh Huệ nhé!”, cậu bé sẽ lập tức ngồi dậy và chuẩn bị sẵn sàng. Mẹ Đổng Vũ nói rằng cậu bé đã đi đến Trường Minh Huệ ba lần một tuần trong suốt kỳ nghỉ hè, và cậu đã thay đổi rất nhiều. Cậu có thể đọc và học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân một mình ở nhà theo lời chỉ bảo của cô Đào. Cậu cũng trở nên rất lịch sự. Cậu bé chào hỏi những người khác theo cách của riêng mình, điều mà cậu bé chưa bao giờ làm trước đây.

Cậu bé Tông Tông 10 tuổi, không tập trung vào việc học của mình và làm gì cũng chậm chạp. Cô Đào đã nghiêm khắc với cậu. Lúc đầu, Tông Tông đã khóc vài lần , nhưng khi được hỏi cậu muốn đến trường học Minh Huệ nữa không, cậu bé liền nói: “Có ạ.” Bây giờ thì Tông Tông có thể hoàn thành việc học tập của mình cũng như việc học Pháp.

Từ nhà của Vũ Sam đến trường Minh Huệ mất một giờ lái xe. Mẹ của Vũ Sam cho biết cậu rất thích đến trường học Minh Huệ. Vì vậy, mẹ của cậu bé đã đưa cậu  tới trường mỗi ngày trong các kỳ nghỉ hè và đón cậu về vào buổi tối.

Những đứa trẻ như Thường Thường, Thần Thần và Tâm Tâm lớn lên ở nước ngoài thì không thành thạo tiếng Trung Quốc. Sau một thời gian học tập tại trường học Minh Huệ, tiếng Trung Quốc của các em đã tiến bộ.

Hãy thật sự quan tâm đến người khác

Căn nhà cô Đào thuê không lớn và gia đình cô cũng không giàu có. Chồng cô làm việc trong một xưởng in và 2 cô con gái thì đang học ở một trường tiểu học. Cả gia đình sống một cuộc sống rất giản dị.

Nhưng cô Đào từ chối nhận học phí khi cha mẹ của những đứa trẻ gợi ý. Thậm chí nhiều khi chồng của cô Đào làm việc ca đêm, và khi anh trở về nhà vào buổi sáng để nghỉ ngơi. Cửa phòng của anh không thể ngăn nổi tiếng ồn của bọn trẻ. Anh vẫn không phàn nàn gì cả, mà vẫn ủng hộ cô cô Đào như bình thường.

Trẻ em sẽ lắng nghe bạn nếu bạn thực sự tốt với chúng

Khi nói đến vấn đề hòa giải mâu thuẫn giữa trẻ em, cô Đào không đơn giản chỉ đóng vai một quan tòa. Thay vào đó, cô nhìn các vấn đề từ quan điểm của trẻ em, bàn về các vấn đề một cách hợp lý, và đặt ra câu hỏi cho các em. Sau đó, cô nói lên hiểu biết của mình về vấn đề này.

Hạo Hạo có xu hướng bắt nạt những em khác khi lần đầu tiên cậu đến trường học Minh Huệ. Cậu bé luôn luôn bắt những đứa trẻ khác làm theo những điều cậu muốn, nếu không, cậu sẽ đánh chúng. Sau đó, những đứa trẻ khác không muốn chơi với cậu ta. Hạo Hạo cảm thấy bối rối không hiểu sao những em khác không chơi với mình. Cô Đào đã gọi Hạo Hạo và những đứa trẻ tới, và hỏi tại sao các em lại không muốn chơi với Hạo Hạo. Cuối cùng Hạo Hạo đã hiểu, “Nếu mình muốn chơi với những người khác, mình không thể chỉ luôn nghĩ đến bản thân mình. Nếu mình ích kỷ, mình chỉ có thể chơi một mình.”

Cô Đào nói rằng, nếu bạn thực sự nghĩ cho các em, chúng sẽ cảm thấy rằng bạn tốt với chúng, và bọn trẻ sẽ lắng nghe bạn.

Thay đổi chính mình trong khi chăm sóc trẻ em

Cô Đào nói rằng con gái Đào Đào của cô rất dữ tính khi còn nhỏ. Nếu cô không làm theo mong muốn của cô bé, con gái của cô sẽ không ăn, không uống và chơi đùa nữa. Cô Đào đã không biết phải làm gì. Sau đó, có nhiều trẻ em thường xuyên trong nhà của họ. Cô Đào đối xử với con gái và những đứa trẻ khác như nhau. Mọi việc dần dần thay đổi.

Cô Đào nói: “Tôi đã tự hỏi mình, tại sao tôi rất kiên nhẫn với con cái của người khác? Tôi luôn luôn có thể giải thích cho chúng một cái gì đó nhiều lần cho đến khi chúng hiểu được. Tôi sẽ không nổi giận với chúng, vậy tại sao tôi lại mất kiên nhẫn với con gái của tôi? Tôi nhận ra rằng tôi đối xử rất lý trí với những đứa trẻ khác. Sau đó, tôi đã cố gắng rèn con gái của tôi như những đứa trẻ khác, dần dần Đào Đào đã trở nên ngày càng kiềm chế được bản thân hơn”.

Cô Đào hiểu rằng giáo dục trẻ em thực sự là rèn luyện chính bản thân mình, điều mà liên quan chặt chẽ đến việc tu luyện của cô.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/5/230584.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/10/120534.html
Đăng ngày: 27– 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share