Bài viết của đệ tử Đại Pháp ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-09-2007] Trong mấy năm gần đây, khi tôi làm việc trong các dự án chứng thực Pháp, tôi luôn có những bất đồng với các bạn đồng tu và những người điều phối địa phương. Đôi khi, tôi thậm trí còn tranh luận với họ không ngừng. Dù tôi biết rằng cách cư xử của tôi như vậy không đúng, nhưng sự bất đồng vẫn liên tục xảy ra. Tôi không thể tìm thấy chấp trước của mình trong những tình huống này, cho đến khi Sư Phụ cho tôi hai điểm hóa. Tôi đã nhận thấy rằng mình có chấp trước ghen tị rất mạnh mẽ.

Ban đầu, tôi liên tục có những bất đồng với các điều phối viên địa phương. Tôi nghĩ rằng để hoàn thành công việc nào đó nhanh, thì nó cần phải được thực hiện theo cách nhất định nào đó: “Rõ ràng phương pháp của tôi là tốt nhất. Tại sao các bạn không chọn cách đó? Tại sao mọi người lại phí thời gian để thảo luận cách để làm?”. Tôi đã nghĩ rằng những điều phối viên đã không có trách nhiệm về dự án. Họ đã cố gắng rất nhiều nhưng hiệu quả thì ít. Họ đã làm phí thời gian và năng lượng của người khác.

Sau đó, tôi đã nghĩ rằng tôi nên để những đồng tu làm những điều mà họ muốn. Tôi đã mệt mỏi vì nói và giúp đỡ họ. Tôi nói với họ “Nếu tôi có thể giúp thì hãy cho tôi biết, nếu không các bạn cứ làm điều mà các bạn muốn”. Tôi đã mắng họ với những lời lẽ chế nhạo.

Hoàn cảnh này đã kéo dài trong một thời gian lâu mà không cải biến. Một ngày nọ, khi đang đọc một phần trong bài giảng số bẩy trong Chuyển Pháp Luân, “Tâm tật đố”, Sư Phụ đã cho tôi một điểm hóa qua chuyện về Thân Công Báo và Khương Tử Nha. Tôi cảm thấy xấu hổ về mình. Trong suốt nhiều năm tu luyện, tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi giống như Thân Công Báo. Tôi đã nghĩ một số đồng tu khác là “già, cổ hủ và không có khả năng” (họ chỉ nói tiếng Trung, chậm chạp, ít hiểu biết, học vẫn kém, thích đấu tranh, và dễ dàng tức giận). Một vài đồng tu khác có năng lực (có thể là những học viên khác, hoặc là tôi) đã không được “phong thần”. Do vậy, “ông ta đã quá ghen tịn tật đố đến mức cứ mãi theo Khương Tử Nha loạn phá” (Chuyển Pháp Luân). Sau khi Sư Phụ điểm hóa, tôi đã bắt đầu đặc biệt chú ý đến chấp trước này.

Sau đó, tôi đã bớt căng thẳng hơn với các học viên khác. Bất đồng ý kiến và tranh luận giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi các học viên khác bình luận về dự án của tôi, tôi vẫn cảm thấy không vui. Nếu anh ta không phải là điều phối viên hay trợ lý của dự án, hoặc không liên quan trực tiếp tới dự án, tôi sẽ cảm thấy phẫn uất bực bội. “Anh cũng có thể làm mà?!” “Anh có thể học cách làm. Nó không khó đâu” “Tại sao anh không thể tự đề cao lên?” “Tôi rất bận. Anh không làm gì cả và cứ nói lảm nhảm không ngừng”. “Anh không làm gì cả. Làm sao anh có thể lúc nào cũng nhắm vào tôi như thế?” hoặc là “tôi không có thời gian và sức lực để ý đến điều đó”. Lần này, Sư Phụ đã cho tôi nhiều điểm hóa hơn. Nhưng những tư tưởng và suy nghĩ của tôi vẫn đến từ các chấp trước “ganh tị” và “bình quân tuyệt đối”.

Sư phụ đã điểm hoá cho tôi nhiều lần về chấp trước ghen tị của tôi, tâm tật đố mà đã gây ra những sự bất đồng giữa các đồng tu và tôi. Vì một dự án không theo sự mong đợi của tôi, tôi mệt mỏi vì giúp đỡ họ. Thế là tôi thoái thác trách nhiệm. Tư tưởng của tôi là “luôn tin rằng anh ta nên làm nên làm chính mà cái anh ta có thể làm” (Bài giảng thứ bảy trong Chuyển Pháp Luân). Cuối cùng, tôi đã không thể vượt qua khổ nạn và rớt xuống. Tôi thậm trí còn không thể tìm thấy vấn đề của bản thân và liên tục phàn nàn rằng các học viên khác đã không hiểu tôi.

Sư phụ cũng điểm hoá cho tôi rằng tôi không nên hành xử như người thường và không nên chấp trước vào ý kiến riêng của mình, vì sự phối hợp và hợp tác của chúng ta như một thể đã được yêu cầu để chứng thực Đại Pháp. Ngay cả khi các học viên khác đồng ý với tôi, tôi cũng không nên nghĩ rằng ý kiến của mình là tốt nhất và từ chối đặt chúng qua một bên. Mọi thứ được kiểm soát bởi Sư Phụ. Chúng ta nên tin vào Sư Phụ và Pháp. Chúng ta không nên dùng lý do chứng thực Pháp để che đậy những chấp trước của chúng ta, ví dụ như chấp trước vào lợi ích cá nhân.

Khi đi với các học viên khác, Sư Phụ cũng điểm hóa cho tôi khi tâm ganh tị của tôi nổi lên. Ví dụ như, tại sao tôi không thể kiểm soát được lời nói của mình mọi lúc? Tại sao lại có sự chia cách giữa tôi và các đồng tu khác? Sư Phụ đã nhắc nhở tôi rằng chúng ta không nên để ma quỷ, cựu thế lực, hay bóng ma cộng sản lợi dụng những thiếu sót của chúng ta về tâm ganh tị tật đố. Thêm vào đó, Sư Phụ đưa cho tôi những điểm hóa về chấp trước khúm núm, nhún nhường của tôi. Tôi không nên có tư tưởng mình là học viên lâu năm và gạt bỏ đi ý kiến của những học viên mới. Tôi nên lắng nghe mọi ý kiến của tất cả học viên.

Sư Phụ cũng điểm hóa cho tôi về tính nóng vội, thiếu kiên nhẫn của tôi trong khi nghe các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm khi thảo luận theo nhóm. Tôi nên lắng nghe tất cả kinh nghiệm chia sẻ bởi các đồng tu và trân trọng những hiểu biết của đồng tu ở các tấng khác nhau. Tôi không nên không tôn trọng những hiểu biết của người khác, bất kể lợi ích cá nhân của tôi là gì.

Sư Phụ cũng nói với tôi không nên sống vì uy thế, danh tiếng và cố vượt lên trên người khác trong sự tu luyện của mình. Trong quá khứ, tôi đã nghĩ rằng tôi không phải là người ganh tị tật đố. Thực tế, lại không phải như vậy. Bây giờ, tôi mới hiểu tại sao tâm tính của tôi đã không thăng tiến trong một thời gian lâu. Như Sư Phụ nói: “Hôm nay, tôi nói với các học viên rằng chư vị không nên cứ chấp mê bất ngộ như thế. Mục tiêu mà chư vị muốn đạt được là tu luyện lên cao tầng. Chấp trước ganh tị nhất định phải bỏ, do vậy tôi đã chỉ ra vấn đề trong bài giảng này.” (Bài giảng thứ 7 trong Chuyển Pháp Luân).

Bây giờ, tôi đã có hiểu biết sâu hơn về “lợi ích cá nhân”. Tôi nhận ra rằng “lợi ích cá nhân” không chỉ giới hạn trong vật chất. Đối với một người tu luyện, “lợi ích cá nhân” cũng chứa đựng “danh” và “tình”. Nếu chúng ta cảm thấy điều gì đó trái ngược với ý của chúng ta, hay nó không theo sự mong đợi của chúng ta, như vậy là chúng ta đã chấp trước vào “lợi ích cá nhân”. Sự hiểu biết của tôi là “ý nghĩa của ích kỷ và vị ngã” có thể được gọi là “lợi ích cá nhân” ở các tầng khác nhau. Chúng ta nên loại bỏ tất cả chúng.

Tôi hy vọng sự chia sẻ của tôi có thể giúp những đồng tu khác bỏ được tâm ganh tị tật đố. Đây chỉ là sự hiểu biết của tôi trong cảnh giới của mình. Nếu có gì không thích hợp, xin vui lòng chỉ giáo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/28/163414.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/10/90356.html
Đăng ngày 2-5-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share