Bài viết của một học viên tại Âu Châu

[MINH HUỆ 26-11-2007] Quốc hội Âu Châu Hội đồng Ngành Nhân quyền quyết định tổ chức một buổi nghe lời chứng về tình trạng nhân quyền tại Trung quốc ngày 26 tháng mười một 2007.

Các học viên Pháp Luân Công tại Trung quốc, Cao Dong, Niu Jinping và vợ của ông Zhang Lianying, được mời đến làm chứng. Ngày 21 tháng năm 2006, Niu Jinping và Cao Dong đã gặp phó chủ tịch Quốc hội Âu Châu, Ô.Edward McMillan-Scott tại Bắc Kinh, và báo tin với phó chủ tịch về sự bức hại tàn bạo mà chính ông đã chịu đựng, vợ ông và các học viên Pháp Luân Công khác quanh ông. Hai giờ đồng hồ sau buổi gặp gỡ, Ô. Cao bị các viên chức an ninh của chế độ Trung Cộng bắt và bị kết án về tội “nhận một cuộc phỏng vấn bất hợp pháp.” Ô. Cao bị kết án năm năm tù và bị bí mật giam tại Nhà tù số 3 Tianshui. Trong khi bà bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, cô Zhang đã bị đánh đập tàn nhẫn nhiều lần, bị treo lên không, bị cấm ngủ và bị nhiều hình thức tra tấn tinh thần. Ngày 20 tháng ba 2007, trong trại lao động, Zhang Lianying bị tra tấn dữ dội trên đầu trong khi cổ của cô bị giữ với một sợ giây thừng. Sự tra tấn này đã khiến cho chảy máu rất nhiều trong đầu và cô Zhang hiện nay trên bờ cái chết. Tuy nhiên, các chính quyền trại lao động tiếp tục cắt đứt sự liên lạc của cô với thế giới bên ngòai, và không ngừng từ chối yêu cầu của gia đình cô được gặp mặt cô.

Hai luật sư Trung quốc Gao Zhisheng và Li Heping, người đã nói lên công bằng cho Pháp Luân Công, và các nhà họat động cho nhân quyền khác tại Trung quốc, cũng được mời. Ô. Gao Zhisheng đã thu thập chứng cớ liên hệ đến sự bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát ĐCSTQ đã bức hại ông trong một thời gian lâu. Ngày 20 tháng chín, 2007, Ô Gao đã viết cho Quốc hội Mỹ, kêu gọi chú ý đến cuộc bức hại. Trong bức thư, ông Gao kê khai các chứng cớ của cuộc bức hại và cách nào ĐCSTQ dùng Thế Vận Hội để vi phạm nhân quyền. Hai ngày sau, Ô. Gao bị cảnh sát mang đi. Sự liên lạc với ông bị mất từ đó.

Hiệp Hội Âu Châu ý thức về sự bức hại, và mỗi lần họp giữa Hiệp Hội Âu Châu và ĐCSTQ đều nói đến nó. Đã nhiều cơ hội, Hiệp Hội Âu Châu yêu cầu ĐCSTQ ngưng sự bức hại. Quốc hội Âu Châu đã thông qua một quyết nghị lên án sự bức hại ngày 7 tháng chín 2006, trước khi đại hội thượng đỉnh giữa Hiêp Hội Âu Châu và Trung quốc. Phó chủ tịch Quốc hội Âu Châu, Ô. Edward McMillan-Scott, đã làm những sự cố gắng đáng kể để cứu thoát các học viên Pháp Luân Công và Ô. Gao Zhisheng. Ông đã viết cho các lãnh đạo Hiệp Hội Âu Châu, kêu gọi họ hành động. Ngày 26 tháng Chín, 2007, ông lên tiếng trước các nhà đại diện từ Trung quốc rằng sự bức hại các học viên Pháp Luân Công và ông Gao là không thể được chấp nhận. Ông nói rằng ông sẽ thực hiện áp lực hơn nữa cho đến khi họ được thả ra.

Việc mời các học viên Pháp Luân Công đến làm chứng cho thấy rằng Quốc hội Âu Châu lo lắng về sự bức hại và cũng cho thấy sự ủng hộ Pháp Luân Công của họ.

Buổi nghe lời chứng sẽ được tổ chức ngay trước ngày đại hội thượng đỉnh giữa Hịêp Hội Âu Châu và Trung quốc, là ngày 28 tháng mười một.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/11/26/167226.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/11/27/91662.html
Đăng ngày 25-5-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share