Trường hợp bị tử vong - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sat, 04 Jan 2025 12:55:51 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Kỹ sư về hưu đã qua đời sau vài năm được nhà tù trả tự do trong tình trạng nguy kịchhttps://vn.minghui.org/news/276144-ky-su-ve-huu-da-qua-doi-sau-vai-nam-duoc-nha-tu-tra-tu-do-trong-tinh-trang-nguy-kich.htmlSat, 04 Jan 2025 12:55:51 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276144[MINH HUỆ 15-12-2024] Họ và tên: Lương Hoài Viễn Tên tiếng Trung: 梁怀远 Giới tính: Nữ Tuổi: 79 Thành phố: Bạng Phụ Tỉnh: An Huy Nghề nghiệp: Kỹ sư Ngày mất: Ngày 25 tháng 11 năm 2024 Ngày bắt giữ gần đây nhất: Tháng 2 năm 2016 Nơi giam giữ […]

The post Kỹ sư về hưu đã qua đời sau vài năm được nhà tù trả tự do trong tình trạng nguy kịch first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-12-2024]

Họ và tên: Lương Hoài Viễn
Tên tiếng Trung: 梁怀远
Giới tính: Nữ
Tuổi: 79
Thành phố: Bạng Phụ
Tỉnh: An Huy
Nghề nghiệp: Kỹ sư
Ngày mất: Ngày 25 tháng 11 năm 2024
Ngày bắt giữ gần đây nhất: Tháng 2 năm 2016
Nơi giam giữ gần đây nhất: Nhà tù Nữ Tỉnh An Huy

Bà Lương Hoài Viễn (một kỹ sư về hưu ở thành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy) đã qua đời vào ngày 25 tháng 11 năm 2024, vài năm sau khi bị tàn tật trong khi đang thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công và được trả tự do trong tình trạng nguy kịch.

Án tù của bà Lương bắt nguồn từ vụ bắt giữ gần đây nhất vào tháng 2 năm 2016. Bà bị kết án 5 hoặc 6 năm tù (thời hạn chính xác chưa xác định). Nhà tù Nữ Tỉnh An Huy đã không cho phép gia đình tới thăm bà cho tới tháng 7 năm 2019, khi bà đã bị tàn tật. Chỉ khi đó nhà tù mới cho bà được tạm tha y tế. Bà không thể hồi phục và qua đời sau vài năm, hưởng dương 79 tuổi. Hãy xem các báo cáo liên quan để biết chi tiết về cuộc bức hại của bà. Dưới đây là tóm tắt nhanh về những đau khổ mà bà phải chịu đựng.

Bà Lương bị bắt giữ lần đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 2023 và bị đưa tới bệnh viện nhà tù vào ngày hôm sau. Giám đốc bệnh viện Trần đã ra lệnh cho vài tù nhân trói bà trong tư thế “đại bàng sải cánh” vào ngày 30 tháng 7 và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho bà. Chỉ vài phút sau, máu đã trào ra từ phần thân dưới của bà và bà đã bị bất tỉnh. Một bác sỹ điều trị họ Mao đã cảm thông với bà và dùng tiền của ông ấy để mời một chuyên gia từ bệnh viện dân sự đến khám cho bà Lương. Mặc dù bà đã tỉnh lại và sống sót, nhưng bà không thể mở mắt hay nói chuyện trong hai tuần liên tiếp. Thậm chí một tháng sau, bà vẫn vô cùng yếu ớt và đau đớn dữ dội khắp người. Bà còn có máu trong nước tiểu mỗi khi đi tiểu. Chân tay của bà sưng tấy và chuyển sang màu đen. Bà bị co giật không thể kiểm soát. Lòng bàn chân của bà bị mưng mủ và rỉ máu.

Bất chấp tình trạng của bà, bệnh viện nhà tù vẫn trói bà trên giường, còng cả bốn tay chân của bà lại. Bà được trả tự do sau 48 ngày, nhưng trước đó gia đình bà đã phải nộp 5.000 nhân dân tệ chi phí y tế cho bà. Bà chỉ có thể đi lại rất chậm chạp.

Ngay cả trước khi hồi phục, bà Lương đã bị đưa trở lại nhà giam vào tháng 12 năm 2003 và bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Bà đã được trả tự do trước thời hạn và trốn thoát khỏi một vụ bắt giữ vào ngày 12 tháng 5 năm 2006 khi cảnh sát tới lục soát nhà bà. Bà bị bắt giữ trong một đợt truy quét của cảnh sát vào ngày 5 tháng 3 năm 2008 và bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức. Bởi có lần bà đã bị ngất do áp lực nội sọ cao và ban bố tình trạng nguy kịch, nên cả trại tạm giam địa phương và trại lao động đều từ chối tiếp nhận bà. Bà đã được về nhà, nhưng bị đe dọa tiếp tục bắt giữ. Bà đã đi trốn và Phòng 610 chỉ đạo cho cấp trên đình chỉ lương hưu của bà từ năm 2010.

Bà Lương đã đệ đơn khiếu nại hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm 2015 vì ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát bắt giữ bà vào tháng 2 năm 2016 và tòa án địa phương đã kết án bà 5 hoặc 6 năm tù (chưa rõ thời hạn chính xác).

Bà Lương bị đưa tới Nhà tù Nữ Tỉnh An Huy, bà bị đưa vào khu dành cho người cao tuổi và người mắc bệnh vì tình trạng huyết áp cao của bà. Bà từng kể cho một tù nhân về những gì xảy ra với bà tại trại tạm giam địa phương trước khi chuyển tới nhà tù. Bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trong trại tạm giam và bị lột quần áo lót, rồi bị treo người lên. Nam lính canh đã vây quanh và chế giễu bà. Sự sỉ nhục mà bà cảm thấy không thể diễn tả bằng lời.

Nhà tù không cho phép gia đình bà Lương gặp bà cho đến tháng 7 năm 2019, khi bà phải nhập viện nhà tù để có thể cho bà ăn qua đường mũi. Con gái bà đã khóc khi nhìn thấy bà bị tàn tật đến mức không thể nói hay cử động ngoại trừ đôi mắt. Bà không thể nuốt được và phải đặt ống thông tiểu.

Con gái bà Lương nghi ngờ rằng bà có thể đã bị tiêm thuốc độc trong nhà tù, giống như những gì đã xảy ra sau vụ bắt giữ vào năm 2003. Tuy nhiên, nhà tù chỉ cho bà ăn qua đường mũi mà không điều trị y tế. Cuối cùng họ đã tạm tha y tế cho bà vào một ngày chưa xác định vì luật sư của bà nhiều lần yêu cầu trả tự do cho bà.

Bà Lương đã không thể hồi phục và qua đời vào ngày 25 tháng 11 năm 2024.

Bài liên quan:

Một kỹ sư nghỉ hưu bị tê liệt trong khi đang thụ án vì đức tin của mình

Bà Lương Hoài Viễn bị tra tấn tàn bạo ở tỉnh An Huy

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/15/486125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/19/222133.html

Đăng ngày 04-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Kỹ sư về hưu đã qua đời sau vài năm được nhà tù trả tự do trong tình trạng nguy kịch first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Cụ bà 79 tuổi qua đời sau khi thụ án 7 năm tại giahttps://vn.minghui.org/news/274985-tin-muon-cu-ba-79-tuoi-qua-doi-sau-khi-thu-an-7-nam-tai-gia.htmlTue, 31 Dec 2024 15:45:46 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274985[MINH HUỆ 21-12-2024] Họ và tên: Trương Phúc Trân Tên tiếng Trung: 张福珍 Giới tính: Nữ Tuổi: 79 Thành phố: Doanh Khẩu Tỉnh: Liêu Ninh Nghề nghiệp: Không rõ Ngày mất: Cuối năm 2023 Ngày bị bắt giữ gần nhất: Ngày 25 tháng 8 năm 2014 Nơi bị giam giữ […]

The post Tin muộn: Cụ bà 79 tuổi qua đời sau khi thụ án 7 năm tại gia first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-12-2024]

Họ và tên: Trương Phúc Trân
Tên tiếng Trung: 张福珍
Giới tính: Nữ
Tuổi: 79
Thành phố: Doanh Khẩu
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Cuối năm 2023
Ngày bị bắt giữ gần nhất: Ngày 25 tháng 8 năm 2014
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Trại tạm giam Thành phố Doanh Khẩu

Năm 2015, một người phụ nữ ở thành phố Doanh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 7 năm tù. Mặc dù bà Trương Phúc Trân được phép thụ án ngoại giam, bà vẫn bị giám sát chặt chẽ. Áp lực tinh thần ảnh hưởng nặng nề đối với sức khoẻ của bà. Năm 2018, bà bị ngã, sau đó mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Cảnh sát cố gắng sách nhiễu bà vì đức tin, và bà cũng bị tước quyền hưởng phụ cấp điều chỉnh sinh hoạt phí. Sự bức hại liên tục cuối cùng đã cướp đi mạng sống của bà Trương vào cuối năm 2023. Bà hưởng thọ 79 tuổi.

Ngày 25 tháng 8 năm 2014, bà Trương bị bắt giữ. Toà án Quận Lão Biên tổ chức 2 phiên toà xét xử vụ án của bà, vào ngày 22 tháng 1 và ngày 2 tháng 4 năm 2015. Ngày 27 tháng 5 năm 2015, thẩm phán kết án bà 7 năm tù.

Vì bị huyết áp cao, hậu quả sự sách nhiễu của cảnh sát, Sở Tư pháp và Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Doanh Khẩu, bà Trương được phép thụ án tại gia. Chính quyền liên tục giám sát bà tại nhà, và đe doạ giam giữ bà trở lại khi tình trạng của bà khá hơn. Các con của bà cũng bị ép ký vào các giấy tờ không xác định, và họ cảnh báo bà không được rời khỏi nhà.

Sau khi bị ngã vào năm 2018, bà Trương bị gãy tay và bị thương ở hai chân. Bà phải ngồi xe lăn và phụ thuộc vào sự chăm sóc của các con. Đến lúc mãn hạn tù vào tháng 8 năm 2021, bà phải nằm liệt giường và không nhận ra được ai nữa.

Trong khi đó, phòng an sinh xã hội tuyên bố bà Trương không đủ điều kiện để nhận phụ cấp điều chỉnh sinh hoạt phí hàng năm. Bà vẫn chỉ nhận được 1.900 Nhân dân tệ mỗi tháng trước khi qua đời, trong khi những người có thâm niên công tác tương tự thì nhận được gần 3.000 Nhân dân tệ.

Tháng 3 năm 2023, bất chấp tình trạng của bà, cảnh sát của Đồn Công an Kim Ngưu Sơn vẫn đến nhà bà Trương để chụp ảnh bà trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Bà Trương qua đời vào cuối năm 2023.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/21/486514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/23/222188.html

Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Cụ bà 79 tuổi qua đời sau khi thụ án 7 năm tại gia first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người đàn ông Hà Bắc bị kết án 3 năm 3 tháng tù vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/274981-nguoi-dan-ong-ha-bac-bi-ket-an-3-nam-3-thang-tu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlTue, 31 Dec 2024 15:45:14 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274981[MINH HUỆ 12-12-2024] Tháng 11 năm 2024, ông Lý Xuân Phong ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, bị kết án 3 năm 3 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức […]

The post Người đàn ông Hà Bắc bị kết án 3 năm 3 tháng tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-12-2024] Tháng 11 năm 2024, ông Lý Xuân Phong ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, bị kết án 3 năm 3 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 3 tháng 7 năm 2023, ông Lý, khoảng 50 tuổi, và vợ là bà Tôn Lệ Đình bị 7 đặc vụ của phòng an ninh nội địa thành phố Tam Hà, bao gồm phó phòng Cổ Chí Học và Lý Tiểu Hàng, cùng cảnh sát thuộc đồn công an thị trấn Hoàng Trang, bắt tại nhà. Cảnh sát tịch thu các sách Pháp Luân Công, chân dung nhà sáng lập Pháp Luân Công và một số tạp chí Pháp Luân Công, cùng 3 điện thoại di động.

Tại trung tâm xử lý vụ án của công an thành phố Tam Hà, cảnh sát buộc tội ông Lý là phát tán video để khuyến khích mọi người thoái ĐCSTQ, và tạm giam ông trong 10 ngày.

Trong khi đó, cảnh sát cũng thẩm vấn bà Tôn về việc vợ chồng bà lấy các sách Pháp Luân Công từ đâu, liệu họ có phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công hay không, và liệu họ có đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng hay không. Một cảnh sát trẻ viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và ép bà Tôn ký. Bà được thả vào tối hôm đó.

Bố của ông Lý, ngoài 80 tuổi, tới đồn công an thị trấn Hoàng Trang để yêu cầu thả ông ngay lập tức, nhưng vô ích.

Ngày 10 tháng 4 năm 2024, ông Lý lại bị bắt, và bị đưa đến trại tạm giam thành phố Tam Hà. Cảnh sát nói với gia đình ông rằng việc này là để khép lại vụ án của ông năm ngoái, và nếu ông không được thả trong vòng 15 ngày, thì hãy chuẩn bị cho việc ông bị kết án tù.

Gần đây, gia đình ông Lý xác nhận rằng tòa án thành phố Tam Hà kết án ông 3 năm 3 tháng tù vào tháng 11 năm 2024.

Bức hại trong quá khứ

Ông Lý và bà Tôn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, cả hai ông bà liên tục bị bắt và tạm giam vì kiên định đức tin.

Ngày 3 tháng 3 năm 2000, ông Lý và 7 học viên địa phương tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công, và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Sau khi họ bị đưa trở lại Tam Hà, Hoàng Nghĩa, trưởng đồn công an thị trấn Hoàng Trang còng tay họ vào cột điện. Sau đó, cảnh sát thẩm vấn, đánh đập và lăng mạ họ trong hơn 1 tiếng đồng hồ.

Buổi tối, Hoàng và Phan Tiến Trung, bí thư thị trấn Hoàng Trang, lột đồ của học viên, lấy đi tất cả những thứ có giá trị, và bắt họ quỳ trước các cột điện trong khi vẫn bị còng tay vào cột điện.

Hoàng còng tay ông Lý rồi treo tay ông lên từ sau lưng. Khi ông Lý từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, Hoàng đánh vào đầu ông.

Cảnh sát Trương Hải Lợi tát vào mặt nhiều học viên, trong đó có ông Lý. Đến khi anh ta bị đau tay vì tát quá nhiều, anh ta đánh họ bằng giầy da, rồi quất họ bằng thắt lưng da. Anh ta quất các học viên mạnh đến mức thắt lưng đứt thành ba đoạn. Thân thể các học viên đầy thương tích và các vết bầm tím.

Một viên chức chính quyền thị trấn tên là Điền Vĩnh Quân cũng bị đứt dây thắt lưng da sau khi dùng thắt lưng quất vào đùi một nữ học viên. Anh ta cũng đá người học viên này. Trong khi đánh một nữ học viên khác, anh ta tát và đánh vào mũi, khiến nữ học viên này bị bầm tím và sưng tấy nghiêm trọng quanh mũi.

Sau khi đánh các học viên trong hơn 3 tiếng đồng hồ, cảnh sát tiếp tục còng tay họ qua đêm và lục soát nhà họ trước khi chuyển họ đến trại tạm giam thành phố Tam Hà vào ngày hôm sau.

Ông Lý bị ghẻ, ngứa dữ dội. Lính canh trại tạm giam tống tiền gia đình ông 1.000 Nhân dân tệ trước khi thả ông.

Vào 9 giờ tối ngày 24 tháng 4 năm 2002, ông Lý và vợ lại bị Chân Thụy Hưng của chính quyền thị trấn Hoàng Trang và cảnh sát Ngưu Bảo Quân bắt giữ.

Ngày 5 tháng 8 năm 2011, ông Lý tiếp tục bị bắt bởi Chu Dũng, giáo đạo viên của đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Trang và 10 cảnh sát khác. Ông bị giam giữ tại trung tâm tẩy não thành phố Lang Phường trong khoảng thời gian không xác định.

Ông Lý và bà Tôn bị sách nhiễu 2 lần nữa vào giữa tháng 11 năm 2019 và ngày 12 tháng 4 năm 2021.

Giữa tháng 10 năm 2021, các viên chức chính quyền thị trấn Hoàng Trang cố gắng ép bà Tôn quay video tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, bà bị bắt bởi các viên chức của làng là Mê Văn Trung và Trương Kim Vinh, cùng nhiều viên chức chính quyền thị trấn khác vào đầu tháng 11. Bà bị thẩm vấn tại trụ sở chính quyền thị trấn và được thả trong ngày.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/12/486032.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/22/222178.html

Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người đàn ông Hà Bắc bị kết án 3 năm 3 tháng tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người đàn ông 71 tuổi ở Sơn Đông đã qua đời sau 1 ngày bị kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/274979-nguoi-dan-ong-71-tuoi-o-son-dong-da-qua-doi-sau-1-ngay-bi-ket-an-35-nam-tu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlTue, 31 Dec 2024 15:44:58 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274979[MINH HUỆ 16-12-2024] Họ và tên:Quách Thư Quần Tên tiếng Trung: 郭书群 Giới tính:Nam Tuổi:71 Thành phố:Huyện Quan Tỉnh: Sơn Đông Nghề nghiệp:Không Ngày mất:Ngày 28 tháng 11 năm 2024 Ngày bắt giữ gần đây nhất:Năm 2023 Nơi giam giữ cuối cùng:Trại tạm […]

The post Người đàn ông 71 tuổi ở Sơn Đông đã qua đời sau 1 ngày bị kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-12-2024]

Họ và tên:Quách Thư Quần
Tên tiếng Trung: 郭书群
Giới tính:Nam
Tuổi:71
Thành phố:Huyện Quan
Tỉnh: Sơn Đông
Nghề nghiệp:Không
Ngày mất:Ngày 28 tháng 11 năm 2024
Ngày bắt giữ gần đây nhất:Năm 2023
Nơi giam giữ cuối cùng:Trại tạm giam Điền Mã Viên

Ông Quách Thư Quần, một cư dân 71 tuổi ở huyện Quan, tỉnh Sơn Đông đã qua đời vào ngày 28 tháng 11 năm 2024, một ngày sau khi ông bị kết án 3,5 năm tù cùng với 10.000 nhân dân tệ tiền phạt vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 1 tháng 12 năm 2024, cảnh sát đã tới nhà con trai ông Quách và chụp hình giấy chứng nhận thi thể ông quách đã được hỏa táng.

Vụ bức hại gần đây nhất

Án tù của ông Quách bắt nguồn từ vụ bắt giữ của ông vào năm 2023 (thời gian chính xác chưa xác định) vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công cùng với hai học viên khác. Ông đã được bảo lãnh tại ngoại và Tòa án Huyện Quan đã đưa ông ra xét xử vào năm 2024. Ông không được thông báo trước về phiên tòa xét xử sơ thẩm của mình (vào khoảng ngày 15 tháng 8 năm 2024). Chỉ sau khi ông bị lừa tới phòng xét xử thì ông mới nhận ra mình phải đối mặt với thẩm phán. Phiên tòa thứ 2 của ông được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 năm 2024, sau đó ông lại được về nhà.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 11 năm 2024, cảnh sát của Đồn Công an Thanh Thủy đã đưa ông Quách tới bệnh viện huyện để khám sức khỏe để xem liệu ông có phù hợp để giam giữ hay không. Gia đình ông đã đi cùng ông đến bệnh viện.

Sau khi khám sức khỏe, cảnh sát đã lái xe đưa ông Quách tới Tòa án Huyện Quan, tại đây thẩm phán công bố kết án ông 3,5 năm thụ án bên ngoài nhà tù. Vì lý do chưa xác định, cảnh sát vẫn đưa ông tới Trại tạm giam Điền Mã Viên và giam ông ở đó vài giờ, sau đó đưa ông về nhà vào tối cùng ngày.

Ông Quách đã qua đời vào khoảng 11 giờ sáng ngày hôm sau.

Cuộc bức hại trước đó vào năm 2014

Ông Quách và con trai (cũng là học viên Pháp Luân Công) đều bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 và bị xét xử cùng nhau tại Tòa án Huyện Quan vào ngày 3 tháng 12 cùng năm. Tòa án được cảnh sát vũ trang canh gác nghiêm ngặt và chỉ có vợ ông Quách và con dâu ông được phép vào trong. Sau đó, con dâu của ông đã bị đuổi ra khỏi phòng xét xử khi cô nói chồng và bố chồng của mình không vi phạm pháp luật khi tu luyện Pháp Luân Công.

Bởi hai cha con ông bị từ chối thăm thân kể từ sau vụ bắt giữ, người thân của họ muốn nhìn họ kỹ hơn sau phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, cảnh sát đã đẩy vợ ông Quách đi và con gái lớn của hai vợ chồng đã ghi lại cảnh tượng qua điện thoại. Ba cảnh sát lập tức vây quanh cô, đẩy cô ngã xuống đất (xem hình ảnh bên dưới). Sau đó, họ giật điện thoại của cô. Một nhóm cảnh sát khác đã trùm mũ đen lên đầu hai cha con ông, sau đó đưa họ đi.

d2de46b276c36ad0d0e48dbbe809438b.jpg

Cảnh sát đẩy con gái lớn của ông Quách (người phụ nữ mặc áo đỏ) ngã xuống đất

Con gái út của ông Quách cố gắng bảo vệ chị gái, nhưng bị hai cảnh sát giữ lại (xem ảnh bên dưới).

9863ea5d304ecb05b65aca01008d695f.jpg

Con gái út của ông Quách (người phụ nữ mặc áo khoách màu xám) đã bị cảnh sát giữ lại

Hiện chưa rõ liệu ông Quách và con trai có bị kết án sau phiên tòa xét xử hay không.

Bài liên quan:

Hai cha con học viên bị xét xử tại tỉnh Sơn Đông

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/16/486165.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/18/222119.html

Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người đàn ông 71 tuổi ở Sơn Đông đã qua đời sau 1 ngày bị kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Cụ bà 73 tuổi đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, lương hưu bị đình chỉ suốt 20 nămhttps://vn.minghui.org/news/274637-tin-muon-cu-ba-73-tuoi-da-qua-doi-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong-luong-huu-bi-dinh-chi-suot-20-nam.htmlMon, 30 Dec 2024 12:15:59 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274637[MINH HUỆ 11-12-2024] Họ và tên: Quách Cảnh Lan Tên tiếng Trung: 郭景兰 Giới tính: Nữ Tuổi: 73 Thành phố: Hợp Phì Tỉnh: An Huy Nghề nghiệp: Chưa xác định Ngày mất: Ngày 23 tháng 8 năm 2024 Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Nơi […]

The post Tin muộn: Cụ bà 73 tuổi đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, lương hưu bị đình chỉ suốt 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2024]

Họ và tên: Quách Cảnh Lan
Tên tiếng Trung: 郭景兰
Giới tính: Nữ
Tuổi: 73
Thành phố: Hợp Phì
Tỉnh: An Huy
Nghề nghiệp: Chưa xác định
Ngày mất: Ngày 23 tháng 8 năm 2024
Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 28 tháng 6 năm 2002
Nơi giam giữ gần nhất: Một trại tạm giam địa phương

Ngày 23 tháng 8 năm 2024, bà Quách Cảnh Lan, một cư dân 73 tuổi ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã qua đời sau nhiều năm chịu đựng sự bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Quách tin rằng Pháp Luân Công giúp bà cải biến cả tâm lẫn thân, nhưng bà lại trở thành mục tiêu sau khi chính quyền cộng sản bắt đầu cuộc bức hại pháp môn ôn hòa này vào tháng 7 năm 1999. Bà không chỉ bị bắt giữ nhiều lần mà lương hưu của bà cũng bị đình chỉ vào tháng 8 năm 2004. Bà đã sống 20 năm cuối đời mà không có nguồn thu nhập ổn định.

Trong đơn khiếu nại cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vào ngày 18 tháng 6 năm 2015, bà Quách đã trình bày chi tiết cuộc bức hại do Giang phát động đã khiến bà bị bắt giữ và tra tấn như thế nào.

Ngày 2 tháng 3 năm 2001, bà Quách bị bắt giữ tại thành phố Bạc Châu (cũng ở trong tỉnh An Huy) và bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Trong đợt khám sức khỏe bắt buộc, huyết áp của bà là 230/130mmHg (mức bình thường là 120/80 hoặc thấp hơn) và nhịp tim của bà là 140 (mức bình thường từ 60 đến 100 nhịp trên phút). Trại lao động đã từ chối tiếp nhận bà và bà bị đưa trở lại Trại tạm giam thành phố Bạc Châu. Bà đã lên cơn đau tim và bất tỉnh. Chỉ khi đó bà mới được trả tự do.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 28 tháng 6 năm 2002, vài cảnh sát đã vây quanh bà Quách và cháu gái của bà ngay khi họ vừa ra khỏi nhà. Cảnh sát đưa họ tới một khách sạn ở thành phố Hợp Phì và đưa họ vào hai phòng khác nhau.

Sau đó, bà Quách mới biết rằng cảnh sát đã đặt các phòng bên cạnh phòng bà bị giam giữ và không cho phép bất kỳ ai đến gần kể cả người giúp việc. Hơn 10 cảnh sát đã thay phiên nhau thẩm vấn bà 11 ngày liên tục. Họ còng bà vào ống sưởi và không cho bà ngủ trong suốt thời gian thẩm vấn dài. Bà đã mất cảm giác ở hai tay.

Cảnh sát thẩm vấn gồm đặc vụ của cục an ninh tỉnh và Sở Cảnh sát thành phố Bạc Châu. Bởi bà kiên định đức tin, họ đã đấm và đá bà. Họ còn sử dụng sách và các vật khác để đánh bà. Một cảnh sát họ Thì từng đánh bà rất dã man khiến bà không thể nâng cánh tay trong vài ngày. Họ treo bà lên và đánh đập bà, trong khi đó còn đe dọa ném bà qua cửa sổ hoặc bắt giữ cả gia đình bà.

Khi bà Quách từ chối ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, vài cảnh sát đã giữ tay phải bà và điểm chỉ lên tuyên bố. Hơn 6 giờ tối ngày 7 tháng 7 năm 2002, bà bị chuyển tới Trại tạm giam huyện Thái Hòa, cách Hợp Phì khoảng 240 km.

Cảnh sát không thông báo cho gia đình bà Quách về vụ bắt giữ và giam giữ. Trại tạm giam nói họ không được phép gọi cho gia đình bà thông báo về tình trạng của bà.

Bà Quách đã sụt giảm một phần ba số cân trong thời gian giam giữ. Tóc của bà chuyển sang màu xám và bị rụng. Hiện chưa rõ khi nào bà được trả tự do. Sau đó, bà mới biết rằng cháu gái, bị bắt gữ cùng với bà, đã bị giam giữ 28 ngày.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/11/485997.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/12/222051.html

Đăng ngày 30-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Cụ bà 73 tuổi đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, lương hưu bị đình chỉ suốt 20 năm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Từng bị cầm tù 5 năm, cụ bà 71 tuổi ở Hắc Long Giang đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/274635-tin-muon-tung-bi-cam-tu-5-nam-cu-ba-71-tuoi-o-hac-long-giang-da-qua-doi-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 30 Dec 2024 12:15:43 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274635[MINH HUỆ 11-12-2024] Họ và tên: Trương Quế Phương Tên tiếng Trung: 张桂芳 Giới tính: Nữ Tuổi: 71 Thành phố: Đại Khánh Tỉnh: Hắc Long Giang Nghề nghiệp: Giáo viên Ngày mất: Giữa tháng 10 năm 2024 Ngày bắt giữ gần đây nhất: Ngày 13 tháng 1 năm 2012 […]

The post Tin muộn: Từng bị cầm tù 5 năm, cụ bà 71 tuổi ở Hắc Long Giang đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2024]

Họ và tên: Trương Quế Phương
Tên tiếng Trung: 张桂芳
Giới tính: Nữ
Tuổi: 71
Thành phố: Đại Khánh
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Giáo viên
Ngày mất: Giữa tháng 10 năm 2024
Ngày bắt giữ gần đây nhất: Ngày 13 tháng 1 năm 2012
Nơi giam giữ gần đây nhất: Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang

Bà Trương Quế Phương, một cư 71 tuổi ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vào giữa tháng 10 năm 2024 sau khi chịu đựng nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Trương, một cựu giáo viên tại trường học liên kết với Mỏ dầu Đại Khánh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào một năm sau đó, bà đã trở thành mục tiêu vì kiên định đức tin của mình. Bà đã hai lần lĩnh án lao động cưỡng bức và từng bị kết án 3 năm tù. Thời gian không bị giam giữ, bà bị nhà chức trách (những người nỗ lực buộc bà từ bỏ đức tin) sách nhiễu không ngừng. Thậm chí trước khi bà qua đời chỉ vài tháng, cảnh sát đã thường xuyên gọi điện cho bà để hỏi xem bà còn tu luyện Pháp Luân Công hay không.

Án lao động cưỡng bức lần đầu

Ngày 22 tháng 7 năm 1999, khi bà Trương tới chính quyền tỉnh ở thành phố thủ phủ Cáp Nhĩ Tân để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bà đã bị bắt giữ. Bà bị buộc phải ngồi dưới trời nắng thiêu đốt trong 3 giờ đồng hồ. Sau khi bị đưa về Đại Khánh, bà đã bị giam giữ tại trung tâm tẩy não do trường học của bà vận hành.

Tháng 5 năm 2000, bà Trương đã bị bắt giữ lần nữa vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh. Cảnh sát trưởng Cảnh Hiểu Ba và phó cảnh sát Khương Ngọc Hải của Đồn Công an thị trấn Lâm Nguyên ở địa phương đã đưa bà về thành phố Đại Khánh vào ngày hôm sau. Họ chửi rủa bà và giam giữ bà 15 ngày tại Trại tạm giữ quận Đại Đồng.

Sau một chuyến đi đến Bắc Kinh lần nữa vào tháng 9 năm 2000 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bà Trương đã bị bắt giữ và bị kết án một năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Song Hợp ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang. Sau đó, bà đã bị chuyển tới Trung tâm Cai nghiện Ma túy Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Trường học của bà đã tống tiền bà 5.000 nhân dân tệ và còn đình chỉ hơn 8.000 nhân dân tệ nộp cho phúc lợi nhân viên của bà.

Án lao động cưỡng bức lần hai

Khi bà Trương lên tàu tới Bắc Kinh lần thứ ba vào tháng 11 năm 2001, một nhân viên đường sắt đã nhận ra bà là học viên Pháp Luân Công. Anh ta đã liên lạc với trường học của bà sau khi bà tới Bắc Kinh và đưa bà tới Phòng Liên lạc thành phố Đại Khánh ở Bắc Kinh. Đại diện trường học và đồn công an địa phương đã tới Bắc Kinh vào tối cùng ngày và hộ tống bà về Đại Khánh. Họ không cho bà mang giày hay đeo thắt lưng trước khi lên tàu.

Cảnh sát đã thẩm vấn bà tại Đồn Công an thị trấn Lâm Nguyên. Bà từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và sau đó bị chuyển tới Trại tạm giữ quận Đại Đồng. Bà đã tuyệt thực để phản đối và bị bức thực ba lần. Vào ngày tuyệt thực thứ 14, bà được trả tự do.

Trường học của bà và cảnh sát đã bắt tay với nhau để bắt bà lãnh thêm một năm lao động cưỡng bức. Họ lừa bà tới đồn công an và bắt giữ bà khi bà tới đó. Họ đưa bà tới Sở Cảnh sát quận Đại Đồng, sở này đã chuyển bà tới Trung tâm Cai nghiện Ma túy Nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày hôm sau. Trong đợt khám sức khỏe bắt buộc, lính canh đã chỉ thị cho tù nhân lột quần áo để làm nhục bà. Sau đó, bà bị cưỡng bức lao động khổ sai dưới một tầng hầm lạnh lẽo và ẩm ướt, khiến đầu gối bà thực sự đau.

Bị kết án ba năm tù giam

Ngày 24 tháng 2 năm 2011, bà Trương bị bắt giữ lần nữa và đã được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 6 tháng 10 trong cùng năm. Bà bị kết án ba năm tù giam vào ngày 11 tháng 12 và bị đưa trở lại nhà giam vào ngày 13 tháng 1 năm 2012. Sau thời gian ngắn tại Trại tạm giam thành phố Đại Khánh, bà bị đưa tới Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Khi tới đây, bà có triệu chứng đột quỵ, bệnh tim và đã được đưa vào bệnh viện nhà tù. Để biết thêm chi tiết về vụ bắt giữ năm 2011 và sự cầm tù sau đó của bà, hãy xem hai báo cáo liên quan đầu tiên ở bên dưới.

Sau khi được trả tự do vào năm 2014, bà Trương thường xuyên chịu đựng các cơn đau đầu. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tình trạng của bà đã được cải thiện một chút, nhưng sự sách nhiễu không ngừng của cảnh sát đã ảnh hưởng tới sức khỏe của bà. Mùa hè năm 2015, bà đã đệ đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát đã sách nhiễu bà vào tháng 10 trong cùng năm và thường xuyên quay lại sách nhiễu bà những năm sau đó cho đến khi bà qua đời vào giữa tháng 10 năm 2024.

Bài liên quan:

Các cảnh sát của quận Nhượng Hồ Lộ, thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã bắt giữ và tra tấn dã man hai học viên Pháp Luân Công lớn tuổi

Một phần danh sách các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang bị kết án lao động cưỡng bức bất công (I)

Bà Trương Quế Phương bị kết án tù

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/11/485990.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/12/222050.html

Đăng ngày 30-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Từng bị cầm tù 5 năm, cụ bà 71 tuổi ở Hắc Long Giang đã qua đời trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nam học viên ở Liêu Ninh bị đột quỵ và qua đời sau 25 năm bị bức hạihttps://vn.minghui.org/news/274361-nam-hoc-vien-o-lieu-ninh-bi-dot-quy-va-qua-doi-sau-25-nam-bi-buc-hai.htmlSun, 29 Dec 2024 12:55:29 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274361Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Họ tên: Đỗ Hoa Tên tiếng Hán: 杜 桦 Giới tính: Nam Tuổi: 63 Thành phố: Đại Liên Tỉnh: Liêu Ninh Nghề nghiệp: Kỹ sư nghỉ hưu của Trung Hoa Unicom Ngày mất: 13 tháng 1 năm 2024 Ngày bị bắt gần […]

The post Nam học viên ở Liêu Ninh bị đột quỵ và qua đời sau 25 năm bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Họ tên: Đỗ Hoa
Tên tiếng Hán: 杜 桦
Giới tính: Nam
Tuổi: 63
Thành phố: Đại Liên
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Kỹ sư nghỉ hưu của Trung Hoa Unicom
Ngày mất: 13 tháng 1 năm 2024
Ngày bị bắt gần đây nhất: 16 tháng 10 năm 2000
Nơi bị giam cuối cùng: Trại lao động cưỡng bức Đại Liên

Sau 25 năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công, ông Đỗ Hoa, sống tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời sau một cơn đột quỵ vào ngày 13 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 63 tuổi.

Ông Đỗ, một kỹ sư nghỉ hưu của Trung Hoa Unicom, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Ông cho rằng môn tu luyện đã giúp ông hồi phục khỏi bệnh khô mắt. Ông sống theo các nguyên lý “Chân–Thiện–Nhẫn ” và luôn cố gắng giúp đỡ người khác.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc vào năm 1999, cả ông Đỗ và vợ, bà Viên Hiểu Mạn, nhiều lần trở thành mục tiêu bức hại. Năm 2000, ông Đỗ bị kết án ba năm lao động cưỡng bức, cũng như trải qua các hình thức tra tấn dã man. Ngoài tra tấn thể xác, họ còn bắt ông lao động không công, từ đóng gói tăm vào tháng 1 năm 2001, phân loại đậu vào tháng 2 năm 2001, cho đến sản xuất điốt từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 10 năm 2003. Sau khi được thả, công an địa phương thường xuyên sách nhiễu và đe dọa ông. Còn bà Viên thì bị bắt năm 2016 vì nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã ra lệnh đàn áp. Sau đó họ đã kết án bà ba năm rưỡi tù giam.

Bị bắt vì không từ bỏ Pháp Luân Công

Ngày 16 tháng 10 năm 2000, ông Đỗ bị bắt tại nơi làm việc lúc khoảng 2 giờ chiều. Sau khi đưa ông tới Đồn công an đường Hưng Công, công an đã hỏi ông còn tu luyện Pháp Luân Công không. Họ nói nếu ông nói không, họ sẽ thả ông; ngược lại, họ sẽ giam cầm ông.

Ông Đỗ chỉ ra rằng ông không vi phạm bất kỳ điều luật nào khi tu luyện Pháp Luân Công hay cố gắng trở thành một người tốt. Đáp lại thì công an đã đưa ông tới Trại tạm giam Diêu Gia vào chiều hôm đó mà không cung cấp giấy tờ cho gia đình ông.

Vì ông Đỗ là người chăm sóc chính của mẹ ông (bà bị liệt từ ba năm trước), nên tình trạng của bà rất đáng lo ngại.

Công an Tống Ngọc Thần và Trần Hân thường cấm ông Đỗ ngủ trong nhiều ngày và thẩm vấn ông. Ông chỉ được cung cấp mỗi ngày một gói mỳ trong mỗi phiên thẩm vấn. Các bạn tù cùng phòng với ông rất cảm thông nên thường chia sẻ đồ ăn với ông.

Bị tra tấn trong thời hạn ba năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên

Sau 50 ngày bị giam giữ tại Trại tạm giam Diêu Gia, ông Đỗ bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên vào đầu tháng 12 năm 2000 để thực hiện bản án ba năm.

Khi mới đến, ông bị giam trong nhóm mới thuộc đội số năm gần hai tháng. Thức ăn vô cùng tệ và các học viên không được cung cấp đủ nước; một số người thậm chí bị buộc phải uống nước không đạt tiêu chuẩn thực phẩm, vốn được dùng để giặt giũ hoặc đổ nhà vệ sinh.

Các cai ngục không cho phép 50 học viên bị giam ở đây tắm rửa hay đánh răng. Thỉnh thoảng họ mới cung cấp một chậu nước, và tất cả phải dùng chung để vệ sinh. Phòng giam bốc mùi đến mức các cai ngục phải che mũi và miệng mỗi khi đi qua. Các tù nhân khác cũng bắt học viên giặt quần áo cho họ và cả cai ngục. Quần áo và giày của học viên, nếu mới hoặc chất lượng tốt, thường bị các tù nhân và cai ngục “mượn” mà không trả lại. Đôi giày đi tuyết mới của ông Đỗ cũng bị mất theo cách này.

Sau khi truyền thông phát sóng “vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn” vào tháng 1 năm 2001, các cai ngục ép buộc học viên phải xem. Biết đây là một chiêu trò tuyên truyền dối trá, các học viên đã mạnh mẽ phản kháng và một số người tuyệt thực để phản đối.

Ngày 19 tháng 3 năm 2001, cai ngục và tù nhân đã ép hàng trăm học viên phải từ bỏ Pháp Luân Công từng người một. Những người từ chối tuân theo bị kéo ra hành lang, đánh đập bằng dùi cui cao su và chích điện bằng dùi cui điện. Tiếng hét đe dọa của những kẻ hành hung, tiếng dùi cui điện lách tách và tiếng kêu thảm thiết của các học viên đã khiến tất cả ai bị giam trong tòa nhà đều khiếp sợ. Sau nhiều giờ tra tấn dã man, nhiều học viên bị ép buộc ký cam kết từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý nguyện. Đến gần tối, cuộc tra tấn vẫn chưa dừng lại.

Cai ngục đá vào chân và lưng dưới của ông Đỗ, khiến ông đổ mồ hôi vì đau đớn, nhưng họ vẫn tiếp tục chích điện vào đầu, cổ và tay ông. Ông liên tục ngã quỵ xuống đất.

Dù vậy, ông Đỗ vẫn kiên định với niềm tin vào Pháp Luân Công. Cai ngục Vương Quân đá vào đầu ông khiến ông ngất xỉu và gục xuống sàn. Khi tỉnh lại, ông bị ép cúi gập người trong khi tay bị kéo lên tường. Hình thức tra tấn tương tự lại được lặp lại hai ngày sau, vào ngày 21 tháng 3.

02ef122f98855fcadbe528937c0c3a9d.jpg

Minh hoạ tra tấn: “Bay máy bay”

Tối ngày 22 tháng 3 năm 2001, cai ngục Vương Quân triệu tập ông Đỗ đến phòng làm việc của mình. Cùng với một số cai ngục khác, họ cố ép ông ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi ông từ chối, họ kéo tay ông, bẻ tách chân, treo một tấm bảng có những lời bôi nhọ Pháp Luân Công lên cổ ông và đặt một tờ giấy viết tên Nhà sáng lập Pháp Luân Công dưới chân ông.

Khi ông Đỗ cố gắng tranh luận, họ lột áo và tất của ông, còng tay ra sau lưng, ép ông nằm úp mặt xuống đất, rồi giẫm lên đầu và cổ ông. Ông bị ngạt thở và phải quay đầu để thở. Các cai ngục sau đó đặt một chiếc ghế lên lưng và hông ông, một chiếc khác lên bắp chân và mắt cá chân, rồi cho hai người ngồi lên ghế—khiến ông hoàn toàn không thể cử động. Tiếp theo, họ đổ nước lên người ông và dùng bốn dùi cui điện để chích điện vào các cơ quan nhạy cảm như lòng bàn chân, cổ, lưng, nách và bên trong cánh tay.

Ông Đỗ đau đớn cực độ và hét lên, tiếng kêu thảm thiết đến gây ám ảnh. Một cai ngục đe dọa sẽ nhét dùi cui điện vào miệng ông nếu ông tiếp tục la hét. Nhưng ông không thể kiềm chế được khi họ bắt đầu một đợt tra tấn sốc điện khác.

Một cai ngục chích dùi cui điện vào nách ông, khiến da ông bị bỏng nặng và bốc khói. Sau khi ông ngất vì đau, họ đá vào đầu ông và tháo áo nhét trong miệng ra. Khi ông tỉnh lại, họ tiếp tục chích điện bằng dùi cui điện.

Ngày hôm sau, ông Đỗ vẫn khó khăn khi di chuyển hai chân. Ông đã mất một tháng để hồi phục sức khỏe. Vết sưng ở tay ông không tan trong 10 ngày và mủ thường xuyên chảy ra từ vết thương. Hơn nữa, ông còn bị suy tim nghiêm trọng do hậu quả của những lần tra tấn này.

Trong thời gian ở trại lao động, gia đình chỉ được phép thăm ông vài lần. Đến khi ông được thả vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, người ông đầy ghẻ lở và bầm tím. Toàn bộ răng hàm dưới của ông đều bị lung lay.

Quấy rối thờigian dài và bức hại tài chính

Ông Đỗ bắt đầu làm việc tại Cục Bưu chính Viễn thông Đại Liên sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Bưu chính Viễn thông Liêu Ninh vào tháng 8 năm 1981. Đến khi nghỉ hưu vào tháng 2 năm 2021, ông đã làm việc được 39 năm 6 tháng. Tuy nhiên, khi tính toán lương hưu, chính quyền đã loại trừ ba năm phục vụ (do thời gian ông bị giam giữ tại trại lao động) khỏi hồ sơ làm việc của ông, khiến khoản thanh toán hàng tháng của ông thấp hơn nhiều so với các đồng nghiệp bắt đầu cùng thời điểm.

Trong Hội nghị quốc tế Davos tổ chức tại Đại Liên năm 2007, công an cố gắng bắt ông Đỗ tại nơi làm việc, nhưng bị nhân viên an ninh ngăn cản, vì họ biết việc bức hại này là bất hợp pháp.

Trước Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nơi làm việc của ông Đỗ đã sắp xếp để ông đi công tác ngoài thành phố. Có thể họ biết rằng công an dự định quay lại để bắt ông. Công an có đến nhưng không tìm thấy ông.

Ngày 12 tháng 5 năm 2016, vợ ông, bà Viên, bị bắt tại nhà, sau khi công an phát hiện bà đã nộp đơn kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân một năm trước đó. Mặc dù bà bị cao huyết áp, trại tạm giam địa phương vẫn nhận bà. Bà ra toà tại Tòa án quận Trung Sơn vào ngày 16 tháng 11. Luật sư của bà đã tuyên bố bà vô tội và yêu cầu thả bà. Tuy nhiên, thẩm phán vẫn kết án bà ba năm rưỡi tù và phạt 5.000 nhân dân tệ vào ngày 23 tháng 12 năm 2016. Bà nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Đại Liên, nhưng họ giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 26 tháng 4 năm 2017. Ông Đỗ đã nộp đơn yêu cầu xem xét lại vụ án của vợ mình với tòa phúc thẩm vào tháng 7 năm 2017, nhưng không có kết quả.

Trong Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022, các nhân viên ở địa phương túc trực trước nhà hai vợ chồng mỗi ngày để giám sát hoạt động hàng ngày và chụp ảnh họ khi ra ngoài.

Báo cáo liên quan:

Washington DC: Mít-tinh kêu gọi trả tự do cho mẹ của công dân Hoa Kỳ, đang bị xét xử ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Mẹ của một công dân Hoa Kỳ bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/11/485957.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/17/222107.html

Đăng ngày 29-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nam học viên ở Liêu Ninh bị đột quỵ và qua đời sau 25 năm bị bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc: Bức hại cướp đi mạng sống của ba học viên, gồm hai vợ chồng qua đời sau 22 tháng xa cáchhttps://vn.minghui.org/news/274190-huyen-hanh-duong-tinh-ha-bac-buc-hai-cuop-di-mang-song-cua-ba-hoc-vien-gom-hai-vo-chong-qua-doi-sau-22-thang-xa-cach.htmlFri, 27 Dec 2024 14:45:17 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274190[MINH HUỆ 13-12-2024] Họ tên: Trương Vĩnh Kiệt Tên tiếng Hán: 张 荣杰 Giới tính: Nữ Tuổi: 66 Thành phố: Hành Đường Tỉnh: Hà Bắc Nghề nghiệp: Nhân viên phòng quản lý phương tiện cơ giới Ngày mất: Tháng 10 năm […]

The post Huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc: Bức hại cướp đi mạng sống của ba học viên, gồm hai vợ chồng qua đời sau 22 tháng xa cách first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-12-2024]

Họ tên: Trương Vĩnh Kiệt
Tên tiếng Hán: 张 荣杰
Giới tính: Nữ
Tuổi: 66
Thành phố: Hành Đường
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Nhân viên phòng quản lý phương tiện cơ giới
Ngày mất: Tháng 10 năm 2022
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 11 năm 2004
Nơi bị giam giữ cuối cùng: Nhà tù nữ tỉnh Hà Bắc

Họ tên: Khích Tiểu Xã
Tên tiếng Hán: 郄小社
Giới tính: Nam
Tuổi: 69
Thành phố: Hành Đường
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Cán bộ thuế
Ngày mất: Tháng 8 năm 2024
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 11 năm 2004
Nơi bị giam giữ cuối cùng: Nhà tù Ký Đông

Họ tên: Tiền Ngọc Trung
Tên tiếng Hán: 钱 玉中
Giới tính: Nam
Tuổi: 73
Thành phố: Hành Đường
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Viên chức chính phủ
Ngày mất: Ngày 3 tháng 11 năm 2024
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 10 tháng 7 năm 2020
Nơi bị giam giữ cuối cùng: Trại tạm giam địa phương

Gần đây Minh Huệ Net vừa xác nhận ba học viên Pháp Luân Công ở huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc đã qua đời. Cả ba người đều từng nhiều lần bị bức hại vì đức tin của mình, bao gồm lần bị bắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2004 và bị kết án nặng nề. Ngoài ra, họ tiếp tục phải chịu bức hại sau khi được thả, và một người trong số đó bị kết án lần hai.

Bà Trương Vinh Kiệt qua đời vào tháng 10 năm 2022, hưởng thọ 66 tuổi. Chồng bà, ông Khích Tiểu Xã, qua đời vào tháng 8 năm 2024, hưởng thọ 69 tuổi. Ông Tiền Ngọc Trung, 73 tuổi, qua đời vào ngày 3 tháng 11 năm 2024.

Hai vợ chồng bị cầm tù chín năm

Bà Trương Vinh Kiệt làm việc tại Phòng quản lý phương tiện cơ giới huyện Hành Đường, còn ông Khích Tiểu Xã là cán bộ Phòng thuế huyện Hành Đường. Cả hai đều cho rằng Pháp Luân Công đã giúp cải thiện cả thể chất lẫn tinh thần của họ. Sau khi cuộc bức hại xảy ra vào tháng 7 năm 1999, họ quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tự do tín ngưỡng nhưng đã bị chặn lại giữa đường. Sau khi bị đưa về Hành Đường, ông Khích bị giữ tại nơi làm việc trong ba ngày, sau đó bị người của Phòng Cảnh sát huyện Hành Đường bắt giam trong một khoảng thời gian không xác định.

Vào mùa hè năm 2000, ông Khích và bà Trương bị bắt bởi các sĩ quan Lữ Quốc Pháp, Lưu Triêu Cần và Hàn Quốc Lương của Phòng Cảnh sát huyện Hành Đường. Họ bị đưa đến Trại tạm giam huyện Hành Đường, nơi họ bị các sĩ quan Lưu và Hàn đánh đập và phạt mỗi người 3.000 nhân dân tệ không có biên lai. Ngoài ra, hai người bị giam hơn 50 ngày.

Bà Trương bị bắt lại vào tháng 3 năm 2001 và giam cầm cho đến cuối tháng 4 cùng năm. Chồng bà, ông Khích, bị bắt tại nơi làm việc vào ngày 27 tháng 12 năm 2001 và đưa đến Trại lao động Thạch Gia Trang trong 18 ngày. Ông cũng bị phạt 3.000 nhân dân tệ. Ngày 4 tháng 4 năm 2002, ông lại bị đưa đến trại lao động này và giam thêm 42 ngày. Tháng 5 năm đó, bà Trương đến tỉnh Hồ Bắc để thăm người thân thì bị các sĩ quan Lữ, Dương Hội Mẫn và đồng nghiệp Điền Kiến Quân bắt giữ, đưa về tỉnh Hà Bắc. Bà bị giam tại một trường học địa phương trong một tháng. Cuối năm 2002, bà bị bắt giữ một lần nữa và bị giam ở trại tạm giam địa phương trong một tháng và phạt 5.000 nhân dân tệ.

Ngày 12 tháng 11 năm 2004, hai vợ chồng bị mười sĩ quan, bao gồm Nghiêm Kiến Vỹ và Lữ, bắt giữ. Sau khi giam giữ một năm tại trại tạm giam địa phương, họ bị kết án mỗi người chín năm tù.

Họ đưa bà Trương đến Nhà tù nữ tỉnh Hà Bắc. Bà bị bức hại đến mức mù một bên mắt trái và thị lực mắt phải giảm nghiêm trọng. Từ năm 2007 đến 2009, bà nhiều lần yêu cầu được tạm tha để chữa bệnh nhưng liên tục bị từ chối bởi trưởng Phòng công an huyện Hành Đường là Lý Tùng Cương, phó phòng Vương Quốc Quân và cục trưởng Phân cục Công an Long Châu là Mễ Lập Cương. Nhà tù thực sự đã phê duyệt yêu cầu này, nhưng công an từ chối ký giấy tờ.

Ông Khích bị mất việc sau khi bị kết án tù. Trong thời gian thụ án tại Nhà tù Ký Đông, ông bị thoát vị đĩa đệm và mắc bệnh tiểu đường do bị bức hại.

Hai vợ chồng không có nguồn thu nhập sau khi được thả vào tháng 11 năm 2013. Họ phải làm những công việc lặt vặt để kiếm sống và vẫn thường xuyên bị công an quấy rối. Bà Trương qua đời vào tháng 10 năm 2022, còn ông Ông Khích qua đời vào tháng 8 năm 2024.

Cựu quan chức chính phủ bị kết án hai lần

Ông Tiền Ngọc Trung cũng bị bắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2004 và sau đó bị kết án bảy năm tù. Nơi làm việc của ông, Cục Vật tư huyện Hành Đường, đã cách chức phó giám đốc của ông và sa thải ông. Ông Tiền lại bị bắt vào ngày 10 tháng 7 năm 2020 sau khi bị một nhân viên văn phòng quản lý bất động sản, bà Lý Túc Hạ, tố cáo ông vì phát tài liệu có thông tin về Pháp Luân Công trong một khu chung cư. Dù ông bị các triệu chứng đột quỵ nhưng vẫn bị kết án ba năm bảy tháng tù và bị phạt 10.000 nhân dân tệ vào một thời điểm không xác định. Ông được phép thụ án tại nhà. Ông Tiền qua đời vào ngày 3 tháng 11 năm 2024, hưởng thọ 73 tuổi.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/13/486022.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/14/222074.html

Đăng ngày 27-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc: Bức hại cướp đi mạng sống của ba học viên, gồm hai vợ chồng qua đời sau 22 tháng xa cách first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Nam học viên ở An Huy qua đời sau nhiều năm bị bức hại ở nhiều bệnh viện tâm thầnhttps://vn.minghui.org/news/274137-tin-muon-nam-hoc-vien-o-an-huy-qua-doi-sau-nhieu-nam-bi-buc-hai-o-nhieu-benh-vien-tam-than.htmlWed, 25 Dec 2024 15:30:00 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274137[MINH HUỆ 14-12-2024] Họ tên: Vương Hồng Kiệt Tên tiếng Hán: 王洪杰 Giới tính: Nam Tuổi: 65 Thành phố: Hợp Phì Tỉnh: An Huy Nghề nghiệp: Công nhân nhà máy sản xuất ô tô Ngày mất: Tháng 10 năm 2018 Lần […]

The post Tin muộn: Nam học viên ở An Huy qua đời sau nhiều năm bị bức hại ở nhiều bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-12-2024]

Họ tên: Vương Hồng Kiệt
Tên tiếng Hán: 王洪杰
Giới tính: Nam
Tuổi: 65
Thành phố: Hợp Phì
Tỉnh: An Huy
Nghề nghiệp: Công nhân nhà máy sản xuất ô tô
Ngày mất: Tháng 10 năm 2018
Lần bị bắt gần nhất: Nửa cuối năm 2010
Nơi giam giữ cuối cùng: Bệnh viện tâm thần Đồng Sơn

Một người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã hai lần bị giam trong các bệnh viện tâm thần suốt nhiều năm chỉ đơn giản vì ông từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Ông đã gãy hết răng và nằm liệt giường khi được thả vào năm 2013. Sau nhiều năm chống chọi với sức khỏe suy giảm, ông qua đời vào tháng 10 năm 2018, hưởng thọ 65 tuổi.

Ông Vương Hồng Kiệt, cựu công nhân Nhà máy sản xuất ô tô JAC, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1993. Ông sống theo các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và nhiều lần được công nhận là “Công nhân gương mẫu”. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông liên tục trở thành mục tiêu bị nhắm tới vì không từ bỏ đức tin của mình.

Sau lần bị bắt vào năm 2000, ông Vương bị giam tại Trại tẩy não thành phố Hợp Phì hơn hai năm, nơi ông trải qua những hành hạ tàn nhẫn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ông Vương bị bắt lần nữa vào năm 2003 và bị đưa đến Bệnh viện số 4 tỉnh An Huy, hay còn gọi là Bệnh viện tâm thần thành phố Hợp Phì. Tại đây, họ thường xuyên tiêm thuốc độc cho ông. Thêm nữa, hai chân của ông bị đánh gãy bởi nhân viên bảo vệ bệnh viện. Khi được thả vào năm 2010, sau bảy năm bị giam, tinh thần của ông hoàn toàn suy sụp, và hoàn toàn mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Nửa cuối năm 2010, ông Vương đột nhiên biến mất. Gia đình ông đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy tung tích. Ba năm sau, vào năm 2013, gia đình nhận được một cuộc gọi từ Đồn công an Đại Long Hồ ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô lân cận, yêu cầu họ đến Bệnh viện tâm thần Đồng Sơn ở Từ Châu để đón ông.

Đến lúc này, ông Vương đã gãy hết răng vì đánh đập. Ông rất yếu cả về thể chất và tinh thần, nằm liệt giường và truyền thức ăn bằng ống dẫn. Sau năm năm chống chọi với sức khỏe suy giảm, ông qua đời vào tháng 10 năm 2018.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/14/486096.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/18/222128.html

Đăng ngày 25-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Nam học viên ở An Huy qua đời sau nhiều năm bị bức hại ở nhiều bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một bác sĩ đáng kính qua đời ở tuổi ngoài 50 sau nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/274135-mot-bac-si-dang-kinh-qua-doi-o-tuoi-ngoai-50-sau-nhieu-nam-bi-buc-hai-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlWed, 25 Dec 2024 15:29:42 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274135[MINH HUỆ 15-12-2024] Họ tên: Đổng Văn Thành Tên tiếng Hán: 董文成 Giới tính: Nam Tuổi: Ngoài 50 Thành phố: Cáp Nhĩ Tân Tỉnh: Hắc Long Giang Nghề nghiệp: Bác sĩ Ngày mất: 24 tháng 11 năm 2024 Lần bị […]

The post Một bác sĩ đáng kính qua đời ở tuổi ngoài 50 sau nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-12-2024]

Họ tên: Đổng Văn Thành
Tên tiếng Hán: 董文成
Giới tính: Nam
Tuổi: Ngoài 50
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Bác sĩ
Ngày mất: 24 tháng 11 năm 2024
Lần bị bắt gần đây nhất: 6 tháng 5 năm 2016
Nơi giam giữ gần cuối cùng: Trại tạm giữ quận Song Thành

Một bác sĩ đáng kính tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2024 sau nhiều năm bị bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp từ tháng 7 năm 1999.

Ông Đổng Văn Thành, gần 60 tuổi, điều hành một phòng khám riêng và thường thu phí thấp hoặc miễn phí đối với những bệnh nhân tài chính khó khăn. Với lòng tốt và kỹ năng y khoa xuất sắc, cùng thái độ ân cần của ông đã giúp ông được nhiều người kính trọng, thu hút bệnh nhân từ khắp nơi đến khám bệnh. Khi biết tin ông qua đời, nhiều bệnh nhân của ông đã rơi nước mắt và tự hỏi liệu họ có thể tìm được một bác sĩ tốt như vậy nữa không. Họ cũng không thể hiểu tại sao chính quyền lại bức hại một công dân tuân thủ pháp luật chỉ vì tín ngưỡng của ông.

Ông Đổng lần đầu tiên bị bắt vào ngày 3 tháng 12 năm 2001 và bị đưa vào một trại tẩy não. Trước khi thả ông vào một thời điểm không rõ, công an buộc ông phải nộp 2.000 nhân dân tệ và giao nộp giấy tờ sở hữu của ba căn nhà.

Năm 2002, sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, ông Đổng bị bắt và giam giữ ở khoảng sáu trại tạm giam khác nhau ở Bắc Kinh. Sau đó, ông bị áp giải trở lại Cáp Nhĩ Tân và bị giam tại Trại tạm giam quận Song Thành. Ông đã tuyệt thực để phản đối và bị bức thực. Chỉ khi rơi vào tình trạng nguy kịch, ông mới được thả. Không lâu sau khi trở về nhà, ông phải lẩn trốn để tránh sự quấy nhiễu thường xuyên từ các viên chức thôn địa phương.

Ngày 16 tháng 4 năm 2002, ông Đổng lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt, ông bị thương ở chân do ngã. Sau đó, ông bị đưa trở lại tỉnh Hắc Long Giang và lại bị giam tại Trại tạm giam quận Song Thành. Tình trạng sức khỏe của ông ngày càng tệ và lính gác buộc phải thả ông.

Trong một lần bị bắt khác vào thời điểm không xác định, ông Đổng bị kết án hai năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động Trường Lâm Tử. Tại đây, lính canh bạo hành ông qua nhiều hình thức, bao gồm đánh đập, treo ngược người, sốc điện và dội nước lạnh lên khắp cơ thể. Có lần ông bị chấn động não và mắc chứng rối loạn tâm thần sau những trận đánh đập liên tiếp.

d2bf7e823aa43649033e3b622c24ac32.jpg

Mô tả lại tra tấn: Treo ngược người

Ngày 6 tháng 5 năm 2016, ông Đổng bị bắt khi đang mua sắm tại một siêu thị. Ít nhất 49 học viên Pháp Luân Công khác ở quận Song Thành cũng bị bắt trong cùng ngày.

Sau khi được thả, ông Đổng vẫn phải chịu sự giám sát và quấy nhiễu liên tục vì đức tin của mình. Áp lực tinh thần đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ông, ông qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2024.

Báo cáo liên quan:

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Một người chết, 10 người bị kết án, 59 người bị truy tố trong nửa đầu năm 2016 vì phản đối đàn áp Pháp Luân Công

Hơn 50 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong một đêm sau khi đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/15/486130.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/18/222127.html

Đăng ngày 25-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một bác sĩ đáng kính qua đời ở tuổi ngoài 50 sau nhiều năm bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau hai án tù và một án lao động cưỡng bứchttps://vn.minghui.org/news/274133-nguoi-phu-nu-lieu-ninh-qua-doi-sau-hai-an-tu-va-mot-an-lao-dong-cuong-buc.htmlWed, 25 Dec 2024 15:29:20 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274133[MINH HUỆ 07-12-2024] Họ và tên: Lý Lực Tên tiếng Trung: 李力 Giới tính: Nữ Tuổi: 71 Thành phố: Phủ Thuận Tỉnh: Liêu Ninh Nghề nghiệp: Không rõ Ngày mất: Ngày 29 tháng 11 năm 2024 Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 20 tháng 6 năm […]

The post Người phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau hai án tù và một án lao động cưỡng bức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-12-2024]

Họ và tên: Lý Lực
Tên tiếng Trung: 李力
Giới tính: Nữ
Tuổi: 71
Thành phố: Phủ Thuận
Tỉnh: Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Ngày 29 tháng 11 năm 2024
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 20 tháng 6 năm 2014
Nơi giam giữ gần đây nhất: Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

Vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại vào năm 1999, bà Lý Lực, ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt 5 lần, 1 lần bị giam trong trại lao động trong 3 năm, và 2 án tù có thời hạn tổng cộng 9,5 năm. Sức khỏe của bà bị tàn phá sau khi bị tra tấn tàn bạo và bị lạm dụng trong tù. Cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà sau khi bà được thả. Căng thẳng tinh thần gây hại thêm cho sức khỏe của bà. Bà đã từ trần vào ngày 29 tháng 11 năm 2024, ở tuổi 71.

Sau đây là tự thuật của bà Lý về những bức hại bà đã phải chịu đựng.

Bước vào tu luyện Pháp Luân Công

Tôi từng đau đớn vì thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng. Mỗi lần phát bệnh, tôi lại không thể đi lại được, thậm chí không thể tự mặc quần. Ngoài ra, tôi còn có vấn đề ở thận, sưng ruột kết và viêm loét họng quanh năm. Tôi đã thử đủ loại phương pháp điều trị, nhưng không cải thiện được chút nào. Ngày ngày tôi sống trong đau đớn. Năm 1995, một người bạn giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi. Thông qua việc luyện công và đọc các sách Pháp Luân Công, tôi nhanh chóng hồi phục sức khỏe, và tràn đầy năng lượng. Tôi biết ơn vì những lợi ích sức khỏe Pháp Luân Công đã đem lại cho tôi.

Bị bắt và tạm giam

Tháng 10 năm 1999, 3 tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tôi bị bắt tại ga xe lửa Bắc Kinh, bị đưa trở lại Phủ Thuận và bị tạm giam 17 ngày.

Tháng 2 năm 2000, tôi chuẩn bị đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa, nhưng bị bắt tại ca xe lửa Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh. Cảnh sát Bạch Tùng Nhật ở đồn công an Phúc Dân đột kích nhà tôi, và giam tôi tại nhà tạm giữ trong 3 tuần.

Tháng 7 năm 2000, cảnh sát lại bắt tôi đến trung tâm tẩy não Phủ Thuận. Tôi tuyệt thực để phản đối, và được thả ra sau 1 tuần.

Cảnh sát Bạch lên kế hoạch bắt tôi một lần nữa vào tháng 10 năm 2000. Để tránh bức hại, tôi buộc phải sống xa nhà. Cảnh sát đến nhà tôi 2 lần để tìm tôi, nhưng không có ai ở nhà. Họ đã phá khóa nhà tôi. Khi Bạch vẫn không thể tìm thấy tôi sau vài tuần, cuối tháng 10, anh ta bắt chồng tôi và giam ông ấy qua đêm ở đồn công an. Anh ta còn bắt chồng tôi đưa họ đến nhà 4 người họ hàng để tìm kiếm tôi. Bị cảnh sát làm cho khiếp sợ, chồng tôi phát bệnh tim ngay sau đó.

Tháng 1 năm 2001, không lâu sau khi tôi trở về nhà, Bạch cùng một nhóm cảnh sát đến nhà tôi. Để tránh bị bắt, tôi nhảy xuống từ cửa sổ tầng 2, và bị gẫy chân. Khi chân tôi vẫn chưa hồi phục, Bạch và một số cảnh sát đột kích vào nhà tôi vào cuối tháng 2 năm 2001, tịch thu các sách và băng ghi âm Pháp Luân Công. Họ không bắt tôi, vì tôi không thể đi được.

Án lao động 3 năm

Tháng 7 năm 2001, ngay khi chân tôi hồi phục, Bạch bắt tôi đến trại cưỡng bức lao động thành phố Phủ Thuận để thụ án 3 năm. Tôi tuyệt thực để phản đối. Sau khoảng 10 ngày, lính canh khiêng tôi đến bệnh viện để bức thực. Tôi từ chối hợp tác. Họ hướng dẫn cho 4 tù nhân cùng phòng giữ chặt tôi và cạy miệng tôi ra. Một số răng của tôi bị lung lay, và miệng tôi chảy rất nhiều máu. Họ chọc một ống nhựa rộng khoảng 1cm vào dạ dày tôi. Không lời nào có thể mô tả được cơn đau khủng khiếp đến thế nào.

Để tôi phải đau đớn hơn nữa, các y tá lại đặt ống vào khí quản của tôi. Tôi bị ngạt thở, và khuôn mặt tôi trở nên đỏ rực. Sau đó họ lôi ống ra rồi lại cho vào gần 20 lần, và cuối cùng dừng lại khi ống dính đầy máu.

Ngày 13 tháng 11 năm 2001, vì bị đánh do luyện công, nên tôi tuyệt thực lần nữa để phản đối. Lính canh Trần Linh Hoa bắt tôi vào phòng biệt giam. Căn phòng tối tăm và ẩm thấp, trên sàn chỉ có mấy tấm ván gỗ, không có giường. Lúc đầu, họ giả vờ tử tế và cố thuyết phục tôi ăn. Khi họ nhận ra tôi rất cương quyết, lính canh Quách Tiền tát vào mặt tôi rồi chọc một cái ống bức thực qua mũi xuống dạ dày tôi. Họ cứ để cái ống ở đó và hàng ngày đổ thức ăn vào ống.

Cái ống ở trong dạ dày khiến tôi thường xuyên buồn nôn. Nó cũng gây đau đớn khủng khiếp mỗi khi tôi nuốt, thậm chí chỉ là nước bọt, rồi nó gây ra đau đầu, hoa mắt và đau trong tai.

Khi lính canh phát hiện tôi cố gắng lôi cái ống ra, họ trói tay tôi ra sau lưng, và không cởi trói ra ngay cả khi tôi dùng nhà vệ sinh. Một lần tôi bị ngã trong nhà vệ sinh. Cánh tay và vai tôi cũng đau ghê gớm. Ống bức thực cũng khiến tôi bị xổ mũi, nhưng tôi không thể tự lau được vì tay tôi bị trói. Tôi không thể tự rửa người hay thay quần áo.

Phòng giam này có một vết nứt lớn trên cửa sổ. Vì hai tay bị trói, tôi không thể tự đắp chăn và thường xuyên run rẩy vì lạnh cóng. Trong lúc tay bị trói tôi từng 2 lần lôi được ống bức thực ra, và nó đã biến thành đen thui. Các linh canh tức giận, và lại nhét ống vào. Tôi ngừng tuyệt thực sau 45 ngày.

Tháng 5 năm 2002, vài học viên và tôi trốn khỏi trại lao động. Nhưng ngay sau đó, các lính canh bắt được chúng tôi và đưa chúng tôi trở lại trại lao động. Tôi bị đưa đến một phòng tối và bị trói vào một cái ghế, hai mắt bị bịt. Từ Hổ Liệt, phó giám đốc trại lao động, các lính canh Vương Quân, Kim và mấy người khác tôi không biết tên, cùng lúc sốc điện tôi bằng 3 dùi cui điện cao thế. Một người sốc điện tôi vào vùng kín. Tôi ngã xuống sàn, quay tròn cùng với cái ghế. “Tao rất tò mò xem liệu mày còn dám chạy trốn nữa hay không”, một kẻ trong đó nói với tôi.

Hai cánh tay tôi cháy xém và đầy vết phồng rộp. Sau đó, lính canh La và Kim tiếp tục đánh đập tôi. Mặt tôi sưng vù đến mức tôi không thể mở được mắt. Sau đó, họ đổ nước lên sàn nhà và đánh tôi trong nước trong 1 tiếng nữa.

Lính canh nhốt tôi trong phòng biệt giam. Tôi lại phải ngủ trên ván gỗ mà không có giường. Cơn đau khắp thân khiến tôi thức cả đêm. Một quản lý trại lao động họ Vũ thẩm vấn tôi mấy lần, và lần nào cũng sốc điện tôi bằng dùi cui điện.

Tháng 7 năm 2002, họ chuyển tôi đến trại tạm giam Số 2 thành phố Phủ Thuận, và dự kiến kết án tù giam tôi, cho dù lúc đó án lao động của tôi vẫn còn 2 năm.

Bị kết án 5 năm tù

Trại tạm giam Số 2 thành phố Phủ Thuận thực sự là một địa ngục trần gian. Mỗi bữa, chúng tôi chỉ được cấp bột ngô và súp với chút rau. Hơn 30 người ngủ trong một phòng giam chưa đến 20 mét vuông. Căn phòng trở nên vô cùng ngột ngạt trong mùa hè. Chúng tôi không được tắm, và cơ thể tôi đầy nốt ghẻ ngứa. Dù môi trường sống tệ hại như vậy, chúng tôi vẫn phải lao động cực nhọc, phần lớn là quấn nhãn quanh tăm để xuất khẩu.

Các học viên Lưu Thừa Diễm và Vương Tú Hà tuyệt thực để phản đối, và cả hai đều bị bức thực, đánh đập, cấm ngủ và bị bắt mang cùm nặng, cùng với các biện pháp tra tấn khác. Cuối cùng, bà Vương chết vì bị tra tấn.

Tháng 1 năm 2003, công tố viên họ Lương từ Viện Kiểm sát huyện Phủ Thuận truy tố tôi. Sau đó, tòa án huyện Phủ Thuận bí mật xét xử tôi mà không thông báo cho gia đình tôi. Không có đại diện pháp lý, tôi cũng không được tự bào chữa cho mình. Vào lúc kết thúc phiên tòa, thẩm phán kết án tôi 5 năm tù. Tôi kháng cáo, nhưng cũng thất bại.

Tháng 6 năm 2003, tôi rơi vào tình trạng nguy kịch do bị thiếu máu trầm trọng, và cuối cùng tôi được thả tự do.

Án tù lần hai 4,5 năm

Ngày 20 tháng 6 năm 2014, tôi lại bị bắt trong một chiến dịch càn quét của phòng an ninh nội địa quận Thuận Thành. Tôi bị thẩm vấn một cách tàn bạo, và tôi bị nhổ rất nhiều tóc.

Ngày tiếp theo, giám đốc Tiêu Thần dẫn 5 cảnh sát đột kích vào nhà tôi. Họ không chỉ tịch thu 4.300 Nhân dân tệ và 1.200 đô la Hồng Kông từ nhà tôi, mà còn rút 2.000 Nhân dân tệ từ thẻ ghi nợ họ tịch thu lúc tôi bị bắt.

Ngày 6 tháng 12 năm 2014, tòa án quận Thuận Thành xét xử 7 học viên chúng tôi. 6 học viên khác gồm ông Vương Gia Quốc, 80 tuổi, bà Đường Hồng Diễm, 50 tuổi, bà Vương Đức Phấn, 54 tuổi, bà Ngụy Thiếu Mẫn, 74 tuổi, bà Vương Quốc Anh, 42 tuổi, và ông Kim Triết, 65 tuổi.

Bà Vương Đức Phấn và tôi thuê các luật sư từ Bắc Kinh để bào chữa vô tội cho chúng tôi. Trong phiên tòa, các luật sư chỉ rõ không có luật nào tại Trung Quốc từng hình sự hóa Pháp Luân Công. Không thể bác được luật sư, công tố viên hét lên: “Cảnh sát đâu? Cảnh sát đâu?”

Ngày 15 tháng 3 năm 2015, chủ tọa phiên tòa Xa Toàn Trung kết án tôi 4,5 năm tù. Tôi kháng cáo lên tòa án trung cấp thành phố Phủ Thuận. Ngày 1 tháng 6 năm 2015, chủ tọa phúc thẩm Khâu Trung Thúy giữ nguyên phán quyết ban đầu mà không tiến hành xét xử.

Ngày 18 tháng 8 năm 2015, tôi bị đưa đến nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, và buộc phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Tôi xuất hiện bệnh huyết áp cao. Tôi còn cảm thấy các ngón tay cái của mình sắp gãy đến nơi, và dây chằng bị sưng lên do công việc lặp đi lặp lại.

Lính canh sắp xếp những tù nhân cùng phòng giam giám sát tôi mọi lúc. Thỉnh thoảng, tôi không được dùng nhà vệ sinh hay tắm rửa. Tôi không được cấp bất kỳ đồ ăn hay chút nước nào. Ngoài việc lạm dụng thể chất, ngày ngày tôi còn phải đối mặt với áp lực từ bỏ Pháp Luân Công.

Sách nhiễu liên tục

Thậm chí sau khi ra tù, tôi vẫn không thể có một cuộc sống bình thường, vì cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu tôi. Tháng 9 năm 2018, tháng 3, tháng 4 và tháng 9 năm 2019, cảnh sát và nhân viên cộng đồng địa phương sách nhiễu tôi nhiều lần bằng cách gõ cửa nhà hoặc gọi điện cho chúng tôi. Gia đình tôi và tôi sống trong sợ hãi và chịu áp lực trầm trọng. Sau khi chống chọi với bệnh tim do bị bức hại, chồng tôi đã từ trần vào năm 2021.

Ngoài án tù và sách nhiễu, phòng an sinh xã hội quận Vọng Hoa còn giữ lại tiền hưu trong 4 năm của tôi, tổng cộng 107.300 Nhân dân tệ.

Tôi tu luyện Pháp Luân Công để thành một người tốt và có sức khỏe tốt. Tôi không thể hiểu nổi tại sao chế độ Cộng sản này cứ bức hại tôi mãi như thế.

Báo cáo liên quan:

Bảy học viên Pháp Luân Công ở Phủ Thuận bị xét xử phi pháp trong trại tạm giam

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/7/485851.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/16/222093.html

Đăng ngày 25-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ Liêu Ninh qua đời sau hai án tù và một án lao động cưỡng bức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Cựu chỉ huy vũ trang 70 tuổi qua đời sau nhiều lần bị bức hại bởi đức tin, ông mất trước vợ và cha mẹ mìnhhttps://vn.minghui.org/news/274064-tin-muon-cuu-chi-huy-vu-trang-70-tuoi-qua-doi-sau-nhieu-lan-bi-buc-hai-boi-duc-tin-ong-mat-truoc-vo-va-cha-me-minh.htmlSun, 22 Dec 2024 11:34:35 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274064[MINH HUỆ 08-12-2024] Họ tên: Xà Hoài Trung Tên tiếng Hán: 佘怀忠 Tuổi: 70 Thành phố: Giai Mộc Tư Tỉnh: Hắc Long Giang Nghề nghiệp: Chỉ huy lực lực vũ trang Ngày mất: Ngày 3 tháng 1 năm 2024 Ngày bị bắt gần nhất: Năm 2021 Nơi bị […]

The post Tin muộn: Cựu chỉ huy vũ trang 70 tuổi qua đời sau nhiều lần bị bức hại bởi đức tin, ông mất trước vợ và cha mẹ mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-12-2024]

Họ tên: Xà Hoài Trung
Tên tiếng Hán: 佘怀忠
Tuổi: 70
Thành phố: Giai Mộc Tư
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Chỉ huy lực lực vũ trang
Ngày mất: Ngày 3 tháng 1 năm 2024
Ngày bị bắt gần nhất: Năm 2021
Nơi bị giam cuối cùng: Bệnh viện

Một cư dân 70 tuổi thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vào ngày 3 tháng 1 năm 2024 sau nhiều năm bị bức hại vì đức tin của mình đối với Pháp Luân Công.

Ông Xà Hoài Trung từng là chỉ huy lực lượng vũ trang của Nông trường Thất Tinh, một trong 15 nông trường thuộc chi nhánh Kiến Tam Giang (một đơn vị thuộc Tập đoàn nhà nước Bắc Đại Hoang, trước đây là Cục quản lý khai hoang nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang). Dù nằm trong khu vực thành phố Giai Mộc Tư, Kiến Tam Giang và các nông trường trực thuộc có hệ thống lực lượng vũ trang, công an, viện kiểm sát và tòa án riêng.

Ông Xà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Hai tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, ông bị sa thải vì từ chối từ bỏ tín ngưỡng của mình. Sau đó, ông liên tục bị quấy rối và bắt giữ vì đức tin. Đặc biệt, ông bị giam từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 4 năm 2005, trong đó có hai lần bị cưỡng bức lao động liên tiếp và sau khi kết thúc án lao động thì đều bị giam tại các trại tẩy não.

Vợ ông, bà Trương Thủ Phân, cũng là học viên Pháp Luân Công, mất việc giảng dạy tại Trường Trung học cơ sở số 3 Nông trường Thất Tinh. Bà bị giam tổng cộng bốn năm ba tháng vì tín ngưỡng, bị cưỡng ép nộp 5.000 nhân dân tệ sau một lần bị giam giữ và bị nhà trường trừ đi hơn 5.000 nhân dân tệ sau một lần tạm giam khác. Báo cáo liên quan ở bên dưới là chi tiết về trường hợp bức hại của bà Trương. Bà qua đời ngày 29 tháng 9 năm 2017.

Vì bị giam và ngược đãi thời gian dài nên sức khỏe ông Xà suy yếu nghiêm trọng. Sau khi được thả vào năm 2005, ông bán nhà và làm việc lặt vặt để kiếm sống. Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu nên ông lao động khó khăn. Nông trường Thất Tinh và chi nhánh Kiến Tam Giang từ chối giúp đỡ ông. Vào năm 2006, Nông trường Thất Tinh đã trả khoản trợ cấp thôi việc cho các nhân viên bị sa thải vào những năm trước, nhưng ông Xà không được trả.

Hai con gái của họ lớn lên trong sợ hãi và sống nhờ ông bà nội nuôi dưỡng. Con gái út của họ còn bị nhà trường cử học sinh đến giám sát tại nhà ông bà nội. Con gái lớn, sau khi chuyển đến một tỉnh khác, cũng bị nhân viên Nông trường Thất Tinh quấy rối tại nhà.

Cha mẹ ông Xà cũng bị chính quyền liên lụy và liên tục bị sách nhiễu. Mẹ ông, bà Bạch Thúy Bình, qua đời năm 2018. Cha ông, ông Xà Kiến Triêu, từng là nhân viên Trường trung học số 2 Nông trường Thất Tinh, qua đời ngày 3 tháng 1 năm 2023.

Lao động cưỡng bức lần đầu và bị giam tại trại tẩy não (27/1/2000 – 25/12/2001)

Ngày 27 tháng 1 năm 2000, phó bí thư nông trường Thất Tinh, Thôi Vỹ, lại yêu cầu ông Xà Hoài Trung từ bỏ đức tin của mình. Khi ông Xà từ chối hợp tác, họ đưa ông đến trại tạm giữ thuộc Phòng công an trang trại Thất Tinh (gọi tắt là “Trại tạm giữ Thất Tinh”). Tại đây, nhiều học viên địa phương cũng bị giam cầm và có quá nhiều người đến mức không còn chỗ nằm vào ban đêm.

Đầu tháng 2 năm 2000, các sĩ quan Vương Quân Lợi và Chu Kiến Hoa còng tay ông Xà ra sau lưng, bịt mắt và đưa ông đến trại tạm giam thuộc Phòng công an nông trại Sáng Nghiệp (cũng thuộc chi nhánh Kiến Tam Giang). Trong hai ngày đầu, ông không được ăn uống gì. Bắt đầu từ ngày thứ ba, lính canh cho ông mỗi ngày một chiếc bánh bao hấp. Sau một tuần, họ tăng lên bốn chiếc bánh mỗi ngày. Trong phòng giam, chuột chạy lung tung, và ông cùng các tù nhân khác phải đi vệ sinh vào một cái chậu vì không có bô.

Khoảng tháng 4 năm 2000, họ đưa ông trở lại Trại tạm giữ Thất Tinh. Tháng 9 cùng năm, ông bị kết án một năm lao động cưỡng bức, với thời gian bắt đầu từ ngày 27 tháng 1 năm 2000 và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 2001. Tuy nhiên, bản án của ông bị kéo dài đến tháng 7 năm 2001.

Ngày ông dự kiến được thả, lính canh Cao và Phan từ Trại lao động Tuy Hóa bàn giao ông Xà cho Lý Chấn Bưu (trưởng Phòng 610 nông trường Thất Tinh) và Trần Lâm An (phó bí thư nông trường Thất Tinh). Hai người này giam ông Xà trong một khách sạn và sắp xếp nhân viên từ 26 phòng ban của nông trường Thất Tinh thay phiên nhau giám sát ông.

Hai mươi sáu ngày sau, Phòng công an nông trường Thất Tinh chuyển ông Xà đến Đội số 29 của nông trường và bố trí tám người thay nhau canh giữ ông. Tháng 9 năm 2001, ông bị đưa trở lại Trại tạm giữ Thất Tinh và bị giam đến ngày 25 tháng 12 năm 2001.

Lầnlao động cưỡng bức thứ hai và bị giam tại trại tẩy não (30/12/2001 – 4/2005)

Năm ngày sau khi được thả, vào ngày 30 tháng 12 năm 2001, ông Xà bị bắt một lần nữa khi đến thăm ông Điền Bảo Ngọc cùng ông Thạch Mạnh Xương (cả hai đều là học viên Pháp Luân Công).

Hóa ra công an đã nghe lén điện thoại của ông Điền và biết được cuộc gặp này. Vu Vinh, đội trưởng Đội an ninh nội địa chi nhánh Kiến Tam Giang, và Lưu Tông Sơn, phó Phòng công an nông trường Thất Tinh, dẫn theo khoảng năm sĩ quan đột nhập vào nhà ông Điền và bắt giữ ba người. Nhà của cả ba học viên bị lục soát, và vài tuần sau, họ bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Trại lao động Tuy Hóa từ chối nhận ông Xà sau khi kiểm tra y tế bắt buộc phát hiện ông bị bệnh tim. Tuy nhiên, các sĩ quan Chu Ký và Chu Kiến Hoa, người đưa ông đến đó, đã tận dụng quan hệ để ép buộc trại lao động nhận ông Xà.

Trong trại lao động, các lính canh yêu cầu ông đọc tài liệu và xem video bôi nhọ Pháp Luân Công. Mỗi khi ông từ chối, họ đánh đập ông. Họ còn đe dọa dùng dùi cui điện để tra tấn ông. Sau đó, ông bị biệt giam 19 ngày, với hai tù nhân thay phiên giám sát toàn thời gian.

Những hình thức tra tấn khác mà ông trải qua bao gồm bị ép ngồi bất động trên ghế nhỏ suốt hơn 10 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, ông vẫn kiên định với niềm tin của mình. Một ngày mùa thu năm 2004, đội trưởng Phạm Hiểu Đông đã đá vào bụng ông khiến ông ngã xuống đất. Khi ông đứng dậy, đội trưởng Phạm lại đá ông ngã xuống. Khi ông đứng dậy lần nữa, Phạm túm cổ áo, tát mạnh vào mặt ông và đập đầu ông vào tường. Sau đó ông Phạm tiếp tục hỏi ông Xà vẫn kiên định đức tin của mình không và ông trả lời có. Phạm sau đó đánh vào đầu ông Xà rồi bỏ đi.

Khi không bị tra tấn, họ bắt ông lao động không công suốt 16 tiếng mỗi ngày. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu, ông bị đánh đập và lăng mạ. Mái tóc ông bạc trắng, khuôn mặt nhăn nheo, lưng còng xuống, và đi lại khó khăn.

Bản án của ông Xà kết thúc vào tháng 1 năm 2005, nhưng Phòng 610 chi nhánh Kiến Tam Giang chỉ đạo Viên Tân Nghiêu từ Phòng 610 nông trường Thất Tinh đưa thẳng ông Xà đến Trại tẩy não nông trường Thất Tinh. Ông bị giam thêm ba tháng trước khi được thả.

Tạm giam 21 ngày trong tháng 10 năm 2006

Lưu Tông Sơn, phó Phòng công an nông trường Thất Tinh, cùng hơn chục người đã đột nhập vào nhà ông Xà trong một ngày tháng 10 năm 2006. Bốn sĩ quan túm lấy ông và đưa ông lên xe. Hai sĩ quan khác giữ chặt vợ ông dưới đất. Một sĩ quan thứ năm tên Doãn Đông đã đẩy và thúc đầu gối vào cha ông Xà, khi đó gần 80 tuổi.

Khi ông Xà chất vấn lý do vì sao công an bắt giữ những người tốt như ông, sĩ quan Vương Quân Lực và những người khác đã vặn tay ông và giữ ông trên xe. Công an Vương thừa nhận rằng nếu không đàn áp những người tốt, ông ta sẽ không thể được thăng chức.

Ông Xà tuyệt thực trong 21 ngày và bị bức thực ba lần. Tình trạng sức khỏe của ông trở nên nguy kịch, ông được thả vào cuối ngày thứ 21 theo yêu cầu mạnh mẽ từ gia đình.

Bị theo dõi năm 2014 vì liên quan đến sự việc Kiếm Tam Giang

Năm 2014, hơn mười học viên từ nông trường Thanh Long Sơn thuộc chi nhánh Kiến Tam Giang bị bắt vì đức tin của họ. Sau khi thông tin này lan truyền, ông Xà cùng các học viên khác đã làm việc với luật sư của những người bị bắt để tìm cách giải thoát cho họ. Một số luật sư sau đó cũng bị bắt và đánh đập. Ông Xà cũng bị giám sát chặt chẽ.

Hai chiếc xe tuần tra được bố trí trước và sau nhà ông, giám sát ông suốt ngày đêm. Đèn pha của các xe luôn bật sáng cả ngày, kể cả ban đêm. Công an thậm chí dùng dây thép để khóa cửa sau nhà ông. Một lần, khi ông và một luật sư đến tham dự phiên tòa của một học viên bị bắt, sĩ quan Lưu Trường Hà đã bám theo và cố ngăn cản xe của ông.

Cưỡng ép lấy máu vào năm 2018

Ngày 20 tháng 4 năm 2018, khi ông Xà vừa về đến nhà thì ba người không rõ danh tính chặn ông bên ngoài nhà xe. Sau hơn mười phút giằng co, Lý Kiện, nhân viên an ninh của nông trường Thất Tinh, và một sĩ quan công an xuất hiện. Họ đưa ông Xà đến Phòng công an nông trại Thất Tinh để lấy mẫu máu. Khi ông từ chối cung cấp mẫu máu, Lý đã chỉ đạo khoảng năm sĩ quan ấn đầu ông xuống bàn và cưỡng ép lấy máu của ông.

15 ngày giam giữ trong chiến dịch “xóa sổ” năm 2021

Trong chiến dịch “xóa sổ” năm 2021, nhằm ép buộc tất cả các học viên nằm trong danh sách đen của chính phủ từ bỏ đức tin, nông trường Thất Tinh đã thành lập một “lực lượng đặc nhiệm chuyển hóa” gồm sáu thành viên để làm việc trực tiếp với ông Xà. Sau khi ông đến văn phòng của họ để giải thích sự thật, họ tạm dừng việc gây áp lực lên ông.

Tuy nhiên, vì ông vẫn kiên định với đức tin, lực lượng đặc nhiệm bị đánh giá là làm việc không hiệu quả và được lệnh tiếp tục “chuyển hóa” ông. Trong khoảng hai tháng, họ đến nhà ông mỗi ngày. Ông Xà chiếu các video giải thích tính phi pháp của cuộc đàn áp và sự tốt đẹp của Pháp Luân Công. Các thành viên trong lực lượng đặc nhiệm khá tiếp nhận nội dung này. Điều này khiến Phòng công an nông trường Thất Tinh tức giận vì ông Xà đã “chuyển hóa ngược” các thành viên của lực lượng đặc nhiệm và quyết định giam giữ ông 15 ngày. Do ông không qua được bài kiểm tra sức khỏe bắt buộc, công an đã giam ông tại Bệnh viện Thành phố Đồng Giang trong 15 ngày.

Sau khi được thả khỏi bệnh viện, ông bắt đầu cảm thấy tê một chân, sau đó bị đột quỵ và qua đời vào ngày 3 tháng 1 năm 2024.

Báo cáo liên quan:

Tinh thần bà Trương Thủ Phân suy sụp vì bức hại (Ảnh)

Bà Trương Thủ Phân bị đưa đến trại tẩy não. Chồng bà bị giam ở trại lao động

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/8/485890.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/9/222009.html

Đăng ngày 22-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Cựu chỉ huy vũ trang 70 tuổi qua đời sau nhiều lần bị bức hại bởi đức tin, ông mất trước vợ và cha mẹ mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>