[MINH HUỆ 23-10-2017] “Đức không tương xứng, tất có tai ương” xuất xứ từ “Chu Tử Gia Huấn”. Chính là để nói về đức hạnh và địa vị của một người không đi đôi với nhau, nhất định sẽ có tai họa. Đức hạnh của con người ví như nền nhà, danh dự, quyền lợi, của cải ví như căn nhà, khi nền móng rất nông, mà nhà rất cao tầng, căn nhà sẽ xuất hiện nguy hiểm, gây ra nghiêng lệch, không chắc chắn thậm chí bị sập. Nền móng kém thì ‘lầu cao bị nghiêng; đức không tương xứng với địa vị, tai họa giáng xuống.’

Trong cuộc sống hiện thực, có những ngôi sao nổi tiếng sau này hết thời rớt xuống, có những người nghèo đột nhiên giàu lên sau một đêm rồi lại mắc bệnh nặng, cả người lẫn của cũng không còn, có những cán bộ thăng quan tiến chức nhanh chóng sau đó lại lâm vào cảnh tù ngục, người ta buồn bã mà than thở, không hiểu rõ được vì sao danh tiếng, tiền bạc, quyền lực của họ lại không đem tới cho họ hạnh phúc mà là tai họa? Kỳ thực, khi đức của một người mà thấp trong khi ở một địa vị cao, đó chính là ‘đức bất phối vị’ (đức không đương xứng với địa vị), giống như đi cà khoeo, nguy hiểm như leo lên vách núi.

Vì phẩm chất đạo đức không tốt, quan chức ức hiếp người lương thiện cuối cùng thân bại danh liệt, các triều đại đổi thay, đó là điều thông thường. Thời nhà Đường có Lái Tuấn Thần do vu cáo sai sự thật, đặt điều bức tội, bức hại tra tấn trung lương để thăng chức, kẻ ác lại có kẻ ác trị, về sau ông ta bị tố cáo và bị chặt đầu, bị móc mắt lột da, nội tạng bị lấy hết. Nghiêm Tung vào triều nhà Minh kết bè kết đảng, diệt trừ những người đối lập, lúc nắm quyền hành một tay che cả bầu trời thao túng triều chính, thường đưa người vào chỗ chết, cuối cùng con trai bị chặt đầu, bản thân bị tước bỏ chức vị làm dân, sau đó phải chết thê thảm.

Nhìn lại lịch sử, có biết bao cảm xúc, đối diện hiện thực có biết bao điều đáng tiếc – con người hôm nay vẫn theo bước chân đó, con người dường như vẫn quanh quẩn trong các bi kịch sai lầm. Từ việc Trung Cộng bức hại các học viên Pháp Luân Công mà nói, những quan chức hăng hái tích cực theo chính sách của Trung Cộng bức hại, mong đợi nhờ đó để được trọng dụng và thăng chức. Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Chu Bản Thuận, họ đều là những tay sai đắc lực cho chính sách bức hại của Giang Trạch Dân, trở thành những thủ phạm bức hại, họ xác thực là được thăng tiến, nhưng đến nay tất cả bọn họ đều lần lượt ngã ngựa. Họ vừa bức hại Pháp Luân Công, vừa tham ô làm trái pháp luật, tuy họ đã từng một thời hiển hách nhưng do phẩm chất đạo đức thấp kém và hành vi hung ác, cuối cùng là thân bại danh liệt, lưu tiếng xấu muôn đời.

Quan chức cao cấp tham gia bức hại lần lượt ngã ngựa, quan chức trung tầng tham gia bức hại không người đã mất mạng. Sự việc như vậy tại Trung Quốc không còn mới mà đã trở thành chuyện bình thường. Lý Phú Quốc, cuối năm 2012 được thăng chức làm Phó cục trưởng Phân cục Công an khu Tào Phi Điện, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ngày 22 tháng 5 năm 2016 khi mới 47 tuổi, Lý Phú Quốc bị bệnh máu trắng phát tác mà chết vỏn vẹn chỉ trong 2 tháng. Lý Phú Quốc từ năm 2006 khi còn làm công an hầu như mỗi lần bức hại các học viên Pháp Luân Công, Lý Phú Quốc đều tham gia. Tháng 1 năm 2007, Lý Phú Quốc bắt giam học viên Pháp Luân Công là ông Lý Ân Anh tại trại giam Thạch Gia Trang. Nửa năm sau, ông Lý Ân Anh bị bức hại tới gần chết rồi được ‘phóng thích’, về nhà, chỉ được 12 ngày đã hàm oan ly thế.

Một buổi sáng ngày 25 tháng 2 năm 2012, Lý Phú Quốc dẫn một nhóm người lấy cớ sửa xe điện đến gõ cửa nhà thương nhân ông Trịnh Tường Tinh – một học viên tu luyện Pháp Luân Công và xông vào bắt giữ ông Trịnh Tường Tinh, tịch thu nhà cửa. Ông Trịnh Tường Tinh bị xử oan 10 năm tù giam sau đó phải chịu ngược đãi tàn khốc, gây rạn nứt sọ, xuất huyết trong đầu, hiện tại hai mắt của ông Trịnh Tường Tinh luôn bị mờ, đầu óc rối loạn, không kiểm soát được đại tiểu tiện, mất năng lực và hành vi sinh hoạt. Sự tàn độc của Lý Phú Quốc trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã đạt tới mức tinh vi cùng cực. Đức hạnh của ông ta quyết định địa vị của mình, một kẻ giết hại tàn khốc người lương thiện sẽ vô phúc vô thọ.

Một người dựa vào nịnh nọt, dựa vào sự hung độc tàn ác, có thể nổi lên nhất thời nhưng nếu như không có đức hạnh, bản thân sẽ không có vị trí ổn định, từ địa vị cao mà rớt xuống. Cần biết rằng, một người có thể có thể đứng ở vị trí cao vững chắc, không phải dựa vào quan hệ, toan tính và thủ đoạn, mà là nhờ đức hạnh và thiện lương.

Cũng có người nói, họ chỉ là chấp hành chính sách, đó là công việc của họ. Cổ nhân có giảng, hãm hại người vô tội cũng không khác so với cầm dao giết người. Vậy mà vì những quan chức đó chấp hành mệnh lệnh, có những học viên Pháp Luân Công bị mổ sống để lấy nội tạng, có người bị tra tấn tới chết, có người tinh thần thất thường, có người thân thể bị tàn tật, chấp hành mệnh lệnh như vậy với cầm dao giết người có khác nhau đâu? Đối với việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, mỗi kẻ tham gia đều không thể trốn tránh trách nhiệm, đều khó có thể thoát khỏi lưới trời lồng lộng. Vì thế, về thiên lý, đạo đức và pháp luật mà nói, giết người đền mạng, hại người hại mình là báo ứng luân hồi, cũng là lý đương nhiên.

Như vậy làm sao có thể nhảy thoát khỏi số mệnh luân hồi của “đức không tương xứng địa vị, tất có tai ương” Cũng rất đơn giản thôi, trọng đức hành thiện. Cổ nhân nói: “Có đức chính là được đắc”, “tu đức giảng phúc”, “hậu đức tải vật”, “đức cao vọng trọng”, “tích đức trong gia đình tất có nhiều niềm vui”, “tích đức lập tức phúc báo nhiều”… Nhân nghĩa thiện lương là ngọn nguồn của phúc báo, liên tục tích đức hành thiện, phúc báo tự nhiên sẽ luôn nhiều. Một người hiền hậu, từ bi mới có thể nhận được phúc lộc. Danh dự, quyền lợi, của cải đều là trọng trách bên thân, chỉ đó đức hành lớn, hành phải chính, mới có thể đem lại tài phú, địa vị vững chắc.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/23/336617.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/21/161208.html
Đăng ngày 11-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share