Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-05-2016] Có một thời gian tôi gặp rắc rối nghiêm trọng bởi những niệm đầu tiêu cực, và thậm chí còn cảm thấy chán đời. Đôi khi, tôi cảm thấy một vật chất đen lớn đè lên tâm của tôi làm cho tôi khó thở. Tôi gắng sức để thoát khỏi nó bằng cách học thuộc Pháp và phát chính niệm. Nhưng nó chỉ có hiệu quả tạm thời. Những niệm đầu tiêu cực nổi lên hết lần này tới lần khác, như thể chúng đã được một thứ vật chất ẩn sâu cấp năng lượng.

Lấy cớ để không phải nỗ lực tối đa

Những lời giảng của Sư phụ đã giúp tôi hướng nội hết lần này tới lần khác. Cuối cùng tôi đã tìm ra căn nguyên của chấp trước tạo ra sự mệt mỏi của mình.

Tôi tìm thấy mình có vấn đề tiêu cực và oán hận. Các đồng tu Pháp Luân Đại Pháp mà buông lơi trong tu luyện dường như làm tôi cảm thấy tiêu cực và oán hận.

Sư phụ đã giảng cho các học viên rằng Chính Pháp chưa kết thúc vì một số học viên chưa đạt yêu cầu để viên mãn, và lượng chúng sinh được cứu chưa đủ. Cho nên Sư phụ đã phải trì hoãn việc kết thúc Chính Pháp hết lần này tới lần khác.

Dựa trên nhận thức của tôi về trạng thái tu luyện của các đồng tu, những gì Sư phụ giảng rất chân thực. Họ coi danh và lợi cao hơn yêu cầu của Sư phụ. Họ xem điều kiện sống tốt như một điều kiện tiên quyết để cứu độ chúng sinh. Trong khi tận hưởng danh và lợi mà họ đạt được, họ vẫn tiếp tục truy cầu vật chất khác, và lấy cớ rằng họ đang “phù hợp với người thường”. Khi các đồng tu cố gắng chỉ ra vấn đề của họ, họ lý luận rằng do họ không muốn đi đến cực đoan. Họ từ chối đối mặt với chấp trước của mình.

Phàn nàn của tôi đối với những học viên này và mong muốn kết thúc chính Pháp làm tôi cảm thấy mệt mỏi. Cựu thế lực đã gia tăng thống khổ cho tôi, chúng đã tạo ra tiêu cực và oán hận, dẫn tới việc tôi buông lơi trong tu luyện.

Can nhiễu của lạn quỷ

Tôi cũng suy nghĩ về sự tiêu cực và oán giận của mình, và tìm thấy chấp trước của tôi về thời gian và viên mãn. Tôi không quan tâm đến bất cứ điều gì tại nhân gian, kể cả hôn nhân và sự nghiệp. Viên mãn là truy cầu duy nhất của tôi trong cuộc sống. Khi thời gian để đạt được mục tiêu của mình bị kéo dài, tôi đã chán nản, và trở nên oán hận với những người đã cản đường tôi.

Phàn nàn của tôi đối với những học viên này không xuất phát từ tâm từ bi đối với chúng sinh, nhưng vì tôi thấy rằng họ đã lãng phí thời gian của tôi. Tôi nghĩ mình đã hy sinh tuổi trẻ của mình, nhưng vẫn không biết khi nào nó sẽ kết thúc. Đó là một biểu hiện rõ ràng chấp trước vào thời gian và viên mãn.

Theo lối suy nghĩ này, tôi tin mình tốt hơn các bạn đồng tu. Tôi nghĩ rằng mình đã tinh tấn và giản dị, không bao giờ nghĩ rằng tôi thuộc về những người đã trì hoãn tiến trình Chính Pháp. Sự ngạo mạn và tự mãn cá nhân thực sự là tự tâm sinh ma, điều đó vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, tôi cảm thấy mình đã phó xuất nhiều hơn các học viên khác, đặc biệt là so với những người ở độ tuổi của tôi.

Sự nhơ bẩn của tu luyện có điều kiện

Nhiều học viên trẻ đã rớt lại phía sau. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã kiên nhẫn chờ họ, tuy nhiên cách cư xử của họ rất thất vọng, và tôi đã tức giận với họ. Thậm chí cả những người vẫn còn đang tu luyện và có chấp trước rất mạnh. Họ may mắn được cấp cho nhiều tài năng và năng lượng, nhưng họ sử dụng nó vào việc truy cầu những mục đích nơi trần thế, và lãng phí thời gian của Sư phụ đã kéo dài cho họ. Tôi nghĩ nó không công bằng vì tôi vô sản, hy sinh quá nhiều, nhưng phải chịu hậu quả vì họ.

Tôi tự hỏi tại sao mình không muốn hy sinh nhiều hơn những người khác. Hướng nội sâu hơn tôi tìm thấy tâm sợ hãi, tranh đấu, tật đố, có xu hướng tìm kiếm những thiếu sót của người khác, không khoan dung, sự tuyên truyền của Đảng và tín tâm của mình vào chủ nghĩa bình đẳng. Điều tệ nhất, tôi đã nhìn nhận vị trí của mình với tư cách là một đệ tử Đại Pháp và sự hy sinh của mình bằng với tiêu chuẩn của người thường.

Hướng nội thêm, tôi không thể tin vào những gì mình đã tìm thấy. Với danh nghĩa “Nhìn vào bức tranh tổng thể” và “Lo lắng cho chúng sinh” là chấp trước truy cầu cá nhân của tôi. Hoá ra là nền tảng của việc tu luyện và cứu độ chúng sinh chỉ để phục vụ cho sở thích và tiêu chí của tôi. Tôi chỉ sẵn sàng hy sinh vì những gì tôi muốn. Tu luyện của tôi hóa ra là có điều kiện và truy cầu. Tâm của tôi về căn bản giống như tâm của những người truy cầu những mục đích vật chất. Nền tảng của tu luyện của tôi là bất tịnh.

Để xem liệu điều này có chính xác không, tôi đã nghiên cứu cách cư xử của mình trong các tình huống khác nhau. Tôi thấy mình vui khi các bạn đồng tu của mình tinh tấn, và buồn khi thấy điều ngược lại. Niềm vui và nỗi buồn của tôi không hề vô ngã và vị tha, vì tôi lo rằng lượng chúng sinh được cứu sẽ không đủ nếu không có nỗ lực của các đồng tu khác.

Chấp trước của tôi dường như là việc tôi quá phụ thuộc vào người khác, nhưng nó thực sự là thất bại của tôi trong việc tu luyện bản thân theo tiêu chí của Đại Pháp. Tôi sử dụng sự tinh tấn của học viên khác như là động lực cho sự tinh tấn của chính mình. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy buồn chán khi những học viên khác buông lơi, và không thể cảm nhận được niềm vui trong tu luyện của mình và tính cấp bách của việc cứu độ chúng sinh.

Thành công trong việc hướng nội có hệ thống

Nếu tôi có thể tu luyện bản thân mà không có bất kỳ truy cầu nào, tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi cách cư xử của các học viên khác, và cũng không cảm thấy vui hay buồn cho dù việc tu luyện kéo dài bao lâu. Nếu không truy cầu, sẽ không có cảm giác của sự hy sinh, và không ai hay không điều gì có thể cản trở tôi tinh tấn.

Nhiều chấp trước ẩn sâu của tôi đã được tìm thấy bằng cách hướng nội có hệ thống. cựu thế lực đã lợi dụng chúng và tạo ra sự oán hận, phiền não và sự mệt mỏi tại nhân gian, nhằm hủy đi ý chí của tôi. Tất cả các chấp trước có xuất phát điểm giống nhau, tập trung của tôi vào vị tư. Vị kỷ là nguồn gốc của tất cả các chấp trước này. Nỗ lực của tôi trong khi làm ba việc để giảm đi sự mệt mỏi thực chất là một sự truy cầu. Đó là lý do tại sao nó chỉ có hiệu quả một cách hời hợt, nhưng không thể chạm vào gốc của chấp trước, và cuối cùng cấp năng lượng cho tà ác.

Chưa bao giờ hoài nghi về quyền năng của chúng ta, dù nó có biểu hiện như thế nào

Trong một giấc mơ, Sư phụ đã cố gắng khai mở cho tôi với một phép so sánh. Sư phụ dạy một lớp học và cho tôi một cái bánh hình tam giác. Sư phụ yêu cầu tôi chia cho cả lớp mỗi người một miếng bánh sau khi tôi đã vứt đi phần không ngon của chiếc bánh. Tôi không thể phân biệt được phần không ngon là phần nào, vì vậy Sư phụ cắt bánh và phát cho tôi phần ngon. Tôi thấy khó hiểu, vì miếng bánh Sư phụ trao cho tôi chỉ đủ cho một người, vậy làm thế nào tôi có thể chia phần còn lại cho gần 20 học viên đây?

Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng chiếc bánh trong giấc mơ tượng trưng cho tính kiêu ngạo của tôi. Mặc dù nó có một phần ngon, là để tôi buông bỏ bất kỳ sự truy cầu vật chất nào, nó cũng có một phần không tốt, khiến tôi không dung thứ cho những đồng tu truy cầu vật chất. Tôi cần phải buông bỏ phần không tốt. Điều đó không khó, vì Sư phụ đã loại bỏ nó cho tôi.

Tuy nhiên, tôi không thể hiểu được ý nghĩa của việc phát mẩu bánh nhỏ lần đầu tiên. Mẹ tôi, cũng là một học viên Đại Pháp, nói với tôi rằng Thích Ca Mâu Ni đã để lại một miếng vải bông và một cục đường trước khi Ngài viên mãn, và hướng dẫn chúng sinh dùng một con dao để cắt vải và cục đường. Cho dù họ có cắt bao nhiêu lần, miếng vải và cục đường không bao giờ hết. Nó đã điểm hóa cho tôi rằng Sư phụ đã yêu cầu tôi chia sẻ một phần tốt của mình cho các đồng tu, và không bao giờ nghi ngờ huyền năng của mình cho dù mẩu bánh có nhỏ thế nào đi chăng nữa. Nếu tôi có thể vô ngã giúp các học viên đề cao bản thân, những gì tôi chia sẻ sẽ là vô tận!

Tôi ngộ ra rằng mình phải hiểu, nhẫn, và giúp các học viên mà không do dự. Mục đích của cuộc đời tôi là vì những người khác!

Sự mệt mỏi của tôi tại nhân gian, tiêu cực và oán hận của tôi đã bật gốc! Cuối cùng tôi đã nhận ra sự đề cao của tôi chính là những gì Sư phụ và các đồng tu đang mong đợi!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/15/157419.html

Đăng ngày 19-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share