Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-7-2016] Bà Triệu Linh Như bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, đã từng làm việc ở Nhà tù Ký Trung tỉnh Hà Bắc. Bà bị giám sát, bắt giữ và kết án bất hợp pháp bảy năm tù. Bà bị tra tấn dã man và bị ép uống thứ thuốc không rõ nguồn gốc.

Tháng 6 năm 2015, bà Triệu đã khởi kiện hình sự cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999, lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

17 năm trước, kể từ khi trở thành người tu luyện, bà Triệu đã tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, trở thành một người vợ, người mẹ tốt và một nhân viên gương mẫu.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, quản lý của bà tại nơi làm việc gây áp lực ép bà phải từ bỏ tu luyện. Chồng của bà cũng ép bà phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Mẹ và các em gái của bà Triệu từ quê nhà cũng được cấp trên của bà đưa lên để chống lại bà.

Ở nơi làm việc, bà Triệu bị giám sát chặt chẽ và bị ép phải viết cam kết, vì thế bà đã phải rời khỏi nhà để tránh bức hại leo thang.

Tháng 4 năm 2002, bà bị bắt và bị đưa đến Nhà tù Thái Hành. Bà bị tra tấn tàn bạo và bị cấm ngủ. Một hình thức tra tấn của họ là đổ một thùng kiến lên người bà. Đến đêm, có người nào đó đè bà xuống, và một lính canh cởi cúc áo sơ mi của bà ra và đổ một thứ bột màu trắng lên cổ bà, ngay lập tức khiến bà bị ngứa vô cùng. Sau đó lính canh đổ nước lạnh vào chỗ có bột trắng trên cổ của bà, khiến bà vô cùng đau đớn và ngứa ngáy khó chịu.

Bà Triệu tuyệt thực để phản đối và đã bị bức thực. Bà bị đưa đến Trại tạm giam huyện Mãn Thành, ở đây bà bị treo lên trong phòng thẩm vấn, hai tay bị còng chặt vào một thanh sắt và bị đẩy tới đẩy lui. Không có các thủ tục pháp lý chính thức, bà bị giam trong trại tạm giam chín tháng. Bà kháng cáo, nhưng không nhận được bất cứ hồi âm nào.

Sao đó, bà Triệu bị chuyển đến trại tạm giam Bảo Định, ở đây bà bị kết án lao động cưỡng bức. Gia đình không được phép vào thăm. Bà bị giam ở đây tới gần 10 tháng.

Sau đó, Tòa án quận Nam Thị Khu đã kết án bà bảy năm tù. Bà kháng cao lên Tòa án trung thẩm Bảo Định nhưng Cổ Chí Tuệ, chủ tọa Tòa án Số 2, đã giữ nguyên bản án ban đầu.

Bà Triệu lại tuyệt thực để phản đối bức hại. Đáp lại, các lính canh và phạm nhân đã bức thực và tra tấn bà.

Tháng 6 năm 2004, bà Triệu bị đưa tới Nhà tù Thái Hành. Sau đó, vào tháng 7, bà bị chuyển tới Nhà tù Thạch Gia Trang. Ở đây, bà tiếp tục bị bức thực.

Các lính canh thay phiên nhau ép bà Triệu từ bỏ tu luyện. Họ lừa dối bà, nói rằng chồng của bà sẽ ly dị nếu bà không từ bỏ tu luyện. Bà nghĩ tới cha mẹ đã cao tuổi và đứa con còn trẻ, nên dưới áp lực quá lớn, bà đã ký những cam kết mà họ đã chuẩn bị sẵn. Ngay lập tức bà vô cùng hối hận và đã khóc suốt cả ngày.

Vì hoàn cảnh của bà Triệu, nên các thầy cô giáo của con trai bà thường xuyên bắt lỗi cậu bé. Cậu bé bị khinh thường và thậm chí bị đánh đập. Bà Triệu bị sa thải vì bà tu luyện. Nhà của bà bị lục soát. Hơn 1.000 nhân dân tệ và nhiều vật dụng cá nhân khác đã bị lấy đi.

Bài viết liên quan: Học viên và công nhân nhà tù Triệu Linh Như bị tra tấn tới gần chết

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/13/331206.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158028.html

Đăng ngày 15-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share