Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-6-2015] Gần đây một cựu giảng viên đại học đã đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vì những đau đớn và khổ sở mà bà phải chịu đựng trong 16 năm qua và vì ông ta đã bức hại Pháp Luân Công.
Bà Phùng Thụy Tuyết đã gửi đơn kiện tới Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Trung Quốc, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, chịu trách nhiệm hình sự cho những tổn thất và cái chết của các học viên Pháp Luân Công.
“Tội ác diệt chủng và tra tấn mà Giang đã thực hiện đối với Pháp Luân Công khiến tôi và hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công khác và gia đình họ bị tổn hại,” bà Phùng trình bày trong đơn kiện. “Mỗi con người chính nghĩa ở đất nước này nên đứng lên và ngăn cản tội ác của Giang.”
Biên nhận chuyển phát nhanh của đơn kiện mà bà Phùng gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
Bà Phùng, 46 tuổi, bắt đầu tu luyện vào năm 1996. Trong 16 năm bị bức hại, bà đã nhiều lần bị bắt cóc, tạm giam, bỏ tù và xét xử. Các lính canh trong một Trại cưỡng bức lao động đã sốc điện bà cho đến khi bà bị bỏng rộp toàn thân. Ở tuổi 40, bà bị bạc tóc do chịu nhiều áp lực tinh thần. Bà bị giáng chức và bị cắt lương.
Thêm thông tin về trường hợp của bà Phùng Thụy Tuyết
Bà Phùng đã khỏi các bệnh viêm gan và viêm khớp sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, lãnh đạo của bà tại trường Đại học Y Hồ Bắc liên tục gây áp lực buộc bà viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.
Năm 2001, công an bắt giữ bà Phùng tại nơi làm việc mà không hề thông báo cho gia đình bà. Bà bị đưa tới trung tâm tẩy não trong ba tháng.
Tháng 4 năm 2003, công an Thạch Gia Trang bắt bà Phùng vì bà phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công trong lớp học của mình. Bà bị tạm giam một tháng và được chuyển tới một trại cưỡng bức lao động trong một năm.
Năm 2006, bà bị bắt lần nữa vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị buộc tội “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại luật pháp.” Hiến pháp bảo vệ tự do tín ngưỡng, và bà không nhận tội. Bà bị kết án ba năm tù trong một phiên xét xử chiếu lệ kéo dài 30 phút.
Năm 2011, một lần nữa bà Phùng bị bắt khi đang làm việc. Bà bị giam giữ 15 ngày và bị đưa tới trại cưỡng bức lao động nữ Thạch Gia Trang. Bà bị giam giữ riêng biệt, cấm ngủ và giám sát cả ngày. Lính canh sốc dùi cui điện và đánh đập bà sau khi bà từ chối lao động nặng nhọc. Kết quả là bà bị thâm tím và bỏng rộp toàn thân. Lãnh đạo trại thả bà vào ngày 15 tháng 03 năm 2012.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai y kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 06 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/9/310631.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/10/151003.html
Đăng ngày 06-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.