Bài viết của Hiệp hội các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng ( DAFOH)

[MINH HUỆ 09-12-2014] Washington ngày 05 tháng 12 năm 2014 — Theo Hiệp hội các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng ( DAFOH), một tổ chức giám sát nhân đạo toàn cầu, chỉ vài ngày trước ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12, có tin rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ ngừng thu hoạch tạng từ các tù nhân từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Đây đang là vấn nạn mà cả thế giới đang lên án và điều này khó mà tin được vì chính phủ này vốn vẫn phá vỡ những cam kết tương tự từ nhiều năm nay.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc, trong tình hình hiện nay, sẽ có thể duy trì cam kết mới này như truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Năm vừa rồi. Hiệp hội Y khoa Trung Quốc đã đưa ra cam kết này lần đầu vào năm 2007, một năm trước khi Thế vận hội Olympic được tổ chức tại Bắc Kinh. Kể từ đó đã có nhiều kế hoạch nhằm chấm dứt hoạt động vô nhân đạo bí mật thu hoạch và phân phối tạng từ các tù nhân chính trị và thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo như Pháp Luân Công, song tất cả đều không được thực hiện.

Chính sách mới có vẻ là nỗ lực mới nhất của chính quyền Trung Quốc nhằm trấn an các kêu gọi ngày một nhiều của cộng đồng quốc tế yêu cầu chấm dứt hoạt động này. Tiểu ban Nhân Quyền Quốc tế của Quốc hội Canada gần đây đã thông qua một nghị quyết lên án hoạt động mổ cướp tạng sống tại Trung Quốc. Một dự luật tương tự, Nghị quyết 281, đang chờ Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, cũng đã thu hút được sự ủng hộ rộng rãi với 245 phiếu từ cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa.

Tuyên bố của chính quyền Trung Quốc đặc biệt khó chấp nhận nếu nhìn vào tình hình hiến tạng tại Trung Quốc. Với tỷ lệ hiến tạng tự nguyện trung bình 0.6 trên một triệu người, Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu mua tạng. Thậm chí, với khoảng 1.500 người tự nguyện hiến tạng mỗi năm nay cũng không đủ để cung ứng tạng cho 10.000 ca cấy ghép. Đồng thời, việc hiến tạng cũng còn nhiều mập mờ: Hiệp hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc – vốn không liên kết với Hiệp hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế – đang huy động người hiến tạng với mức tiền 100.000 nhân dân tệ (16.000 Đô la Mỹ). Việc này vi phạm ba trong số 11 Nguyên tắc Chỉ đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 2013, một trong những người điều phối hiến tạng của Trung Quốc đã dọa sẽ rút máy thở của một bệnh nhân bị thương nặng nếu gia đình anh ta từ chối hiến tạng khi anh ta chết.

Trước đây, Trung Quốc cũng từng cố gắng lừa dối cộng đồng quốc tế, lần đầu là năm 2001 khi chối bỏ rằng hoạt động này không tồn tại, sau đó lại phủ nhận hoạt động này được thực hiện thông qua Hệ thống Đáp ứng Ghép Tạng của Trung Quốc (COTRS). Tháng Ba năm nay, một quan chức Trung Quốc đã nói đến việc “hiến tạng tự nguyện của các tử tù” và dự định đưa tạng của tử tù vào hệ thống COTRS cùng với các công dân bình thường. Họ định nghĩa lại những người chờ tử hình là công dân được quyền “tự nguyện hiến” tạng. Tuy nhiên, việc này vi phạm chuẩn tắc đạo đức quốc tế về ghép tạng vì tù nhân là người bị tước quyền tự do và phải chịu sự ép buộc, do đó không thể đưa ra ý kiến đồng ý một cách tình nguyện và tự do được.

Sau nhiều năm tuyên bố rồi lại không thực hiện, cộng đồng quốc tế không thể cứ tin lời nói của Trung Quốc trên bề mặt được. Để một cam kết trở nên có ý nghĩa thì cần phải có một quy trình xác minh minh bạch và chính thống gồm các yếu tố sau:

Trung Quốc phải cam kết không chỉ tử tù mà cả các tù nhân lương tâm cũng sẽ không bị cưỡng bức thu hoạch tạng.

Trung Quốc phải cho phép các cuộc kiểm tra minh bạch đối với nguồn mua tạng, nhằm đảm bảo rằng các tù nhân lương tâm còn sống KHÔNG bị ép đăng ký vào hệ thống hiến tạng “tự nguyện”. Việc nhân viên các trại lao động cưỡng bức sử dụng các xét nghiệm một cách phổ biến vẫn là một quan ngại lớn và đòi hỏi phải có một cuộc điều tra minh bạch.

Các nhà điều tra quốc tế phải có cơ sở để xác nhận hoạt động này tại Trung Quốc phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức quốc tế.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/9/147230.html

Đăng ngày 12-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share