Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-05-2013] Ngày 08 tháng 05 năm 2013, tòa án trung cấp thành phố Mậu Danh đã mở lại phiên tòa xét xử bà Lương Quế Phân, một học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị mức án ba năm rưỡi tù của bà.
Các thành viên trong gia đình của người kháng cáo đã tới tòa án vào buổi sáng trong bầu không khí căng thẳng: các nhân viên của thành phố và nhân viên Phòng 610, cũng như các cảnh sát từ Đội an ninh quốc gia, đã đứng bên ngoài cổng tòa án.
Hơn nữa để xác định danh tính, tất cả những người tham dự phiên tòa buộc phải để lại chữ ký và bị chụp ảnh. Trong khi đó, các sĩ quan mặc thường phục đã đi tới đi lui trong đám đông những người tham dự phiên tòa.
Luật sư Lưu, là luật sư bào chữa của bà Lương, chỉ ra rằng thẩm phán đã “chấp hành tiêu chuẩn kép.” Ông viện dẫn rằng thẩm phán đã không điều tra các lời khai nhân chứng ngụy tạo và chỉ đơn thuần là thông qua các bản tố tụng, mà không xem xét đến khía cạnh pháp luật.
Phiên tòa phúc thẩm đầu tiên diễn ra vào ngày 20 tháng 01 năm 2014 đã đột ngột bị chủ tọa phiên tòa hoãn lại sau khi bà Lương yêu cầu được thực hiện quyền của mình yêu cầu tất cả các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mặt phải rời khỏi phiên tòa.
(Học viên thực hiện quyền yêu cầu các thành viên ĐCSTQ xin lỗi, thẩm phán hoãn phiên tòa)
Lời khai nhân chứng giả mạo
Trong phiên tòa ngày 08 tháng 05, một trong những luật sư bào chữa của bà Lương đã đọc lời khai do 13 học viên cung cấp sau phiên tòa sơ thẩm.
Lời khai của 13 học viên
13 nhân chứng đều là những học viên Pháp Luân Công khác bị bắt giữ cũng với bà Lương Quế Phân vào ngày 02 tháng 11 năm 2013. Họ chỉ ra rằng sau khi bị bắt giữ, cảnh sát đã đe dọa họ ký vào một bản tuyên bố để phóng thích. Họ không hề biết rằng tài liệu đó có nội dung liên quan đến bà Lương.
Trong lời khai mới mà luật sư của bà Lương đọc trong phiên tòa ngày 08 tháng 05, họ viết: “Chúng tôi là 13 học viên Pháp Luân Công ở quận Mậu Cảng, thị trấn Pha Tâm. Chúng tôi đã bị các cảnh sát thuộc đồn cảnh sát Pha Tâm bắt giữ vào ngày 02 tháng 11 năm 2013, khi phiên tòa được tổ chức tại tòa án quận Mậu Cảng, bản mô tả của kiểm sát viên về lời khai của chúng tôi là giả.
“Lục Thượng Huy, giám đốc Đội an ninh quốc gia quận Mậu Cảng, đã chỉ đạo nhân viên đe dọa những người 70 tuổi, 80 tuổi chúng tôi, và nói rằng họ sẽ thả chúng tôi ra miễn là chúng tôi ký tên và điểm chỉ vào tài liệu. Cảnh sát và viện kiểm sát thông đồng với nhau để tạo ra các cáo buộc chống lại bà Lương Quế Phân.
Luật sư phản đối việc đối xử bất công
Hai luật sư bào chữa của bà Lương cho rằng họ đã bị đối xử bất công. Ví dụ, kiểm sát viên được phép sử dụng micro khi nói, nhưng các luật sư bào chữa thì không.
Khi họ phản đối việc chủ tọa phiên tòa cho phép các kiểm sát viên thường xuyên ngắt lời bào chữa. Chủ tọa khẳng định rằng quyền của các kiểm sát viên là “giám sát” luật sư, nhưng lại bỏ qua các thủ tục yêu cầu kiểm sát viên phải xin phép trước khi nói.
Cuối cùng, luật sư Lưu nói: “Khi tôi nói về tính hợp pháp của Pháp Luân Công trên toàn thế giới, chủ tọa phiên tòa ngắt lời tôi và nói nó không liên quan tới vụ án. Nhưng khi kiểm sát viên buộc tội Pháp Luân Công là một tổ chức đang cố gắng lật đổ chính phủ, thẩm phán lại không làm gì cả.”
Các thành viên gia đình tức giận
Kiểm sát viên tuyên bố rằng những chứng cứ phạm tội là rõ ràng và bằng chứng đầy đủ, và yêu cầu thẩm phán giữ nguyên án sơ thẩm.
Chủ tọa phiên tòa Hoàng hỏi bà Lương Quế Phân xem bà còn yêu cầu gì không. Lúc đó, vài người tham dự phiên tòa đã đề nghị rằng bà Lương được trắng án và được phóng thích.
Thẩm phán Hoàng Xương Văn và người kiểm sát viên nhanh chóng thu dọn đồ đạc và rời khỏi phòng xử án, trong khi thẩm phán Lý Nam đứng yên, sững sờ. Cảnh sát tòa án sau đó đã nhanh chóng còng tay bà Lương Quế Phân lại và đưa bà đi.
Những dọa dẫm và đe dọa trước phiên tòa
Một ngày trước phiên tòa, giám đốc Phòng 610 huyện Điện Bạch và vài sĩ quan khác đã xuất hiện ở nhà chị chồng bà Lương để cố ngăn bà thuê luật sư bào chữa cho bà Lương. Cuộc đối chất của họ đã thu hút sự chú ý của những người hàng xóm.
Khi một sĩ quan đe dọa sẽ bắt em dâu của bà Lương, một người hàng xóm đã đáp lại rằng: “Bà ấy cảm thấy Pháp Luân Công là tốt và học nó…..các ông không nên đối xử với bà ấy như vậy.” Các nhân viên Phòng 610 sau đó đã nhanh chóng bỏ đi.
Chị chồng của bà Lương đã bị sách nhiễu nhiều lần, từ ngày 20 tháng 02, ngày xét xử phúc thẩm lần đầu của bà Lương, đến ngày 07 tháng 05.
Ông Ngô Tiên Kim, một người tham dự khác tại phiên tòa, nói rằng chị của họ đã nhận được điện thoại gọi từ Phòng 610 thành phố Cao Châu đe dọa rằng Tòa án trung cấp đã được chuẩn bị để xử lý ông Ngô như là kẻ cầm đầu một nhóm người tham gia có tổ chức.
Những người tham dự cũng để ý thấy một số người lạ mặt đang hướng máy quay video ghi hình những người thân của bà Lương. Thẩm phán Hoàng sau đó cũng xác nhận rằng chính ông ta cho phép những người lạ mặt làm việc đó. Hơn nữa, sau đó nhân viên Phòng 610 và Đội an ninh quốc gia đã tổ chức một cuộc họp ở Tòa án trung cấp sau phiên tòa, một số người tham dự đã bày tỏ mối lo ngại rằng danh sách đó sẽ được gửi cho Phòng 610 và sẽ được cảnh sát sử dụng để sách nhiễu và đe dọa những người thân của bà Lương.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/9/1570.html
Đăng ngày 06-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.