Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2014] Bà Đãn Lăng, 58 tuổi, nguyên phó giáo sư Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh, hiện phải làm các công việc bán thời gian và không có lương hưu. Bà đã qua tuổi 55, độ tuổi nghỉ hưu được quy định tại Trung Quốc, khi được thả ra sau 12 năm tù giam tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh vào năm 2014. Tuy nhiên, trường đại học đã từ chối áp dụng chính sách trợ cấp đối với bà, với lý do rằng bà đã bị sa thải trong khi bị giam giữ. Hàng thập niên công tác của bà không còn được tính nữa.

Bà Đãn Lăng, nguyên phó giáo sư tại Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh

Bà Đãn không phải là học viên Pháp Luân Công duy nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công được phát động trên toàn quốc.

Trong nỗ lực tuyệt vọng để đè bẹp Pháp Luân Công, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã ban hành một loạt các chỉ thị bí mật, bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.”

Mục đích là bằng cách tước bỏ mức sống cơ bản của các học viên, họ sẽ hủy hoại ý chí của các học viên, khiến các học viên không thể kiên định vào đức tin của mình và lừa dối công chúng rằng các học viên là những người thất bại, nghèo khó và cách biệt trong xã hội. Quyền kiểm soát hệ thống việc làm và trợ cấp đã giúp ĐCSTQ có thể thực hiện việc bức hại kinh tế này.

Báo cáo này xem xét trường hợp của 12 học viên Pháp Luân Công, tất cả họ đều là những người có trình độ trong xã hội Trung Quốc, những người đã phải chịu tổn thất to lớn về tài chính đơn giản bởi vì họ tu luyện Pháp Luân Công.

Họ đã làm việc chăm chỉ trong nhiều thập niên, nhưng lại bị đuổi việc một cách phi pháp, hoặc bị tước mất cơ hội thăng tiến, tiền lương, và trợ cấp. Khi đến tuổi nghỉ hưu, ĐCSTQ tịch thu các tài sản về mặt tài chính và thậm chí cả căn hộ của họ. Nhiều chuyên gia lớn tuổi đã bị buộc phải làm việc như công nhân, dọn dẹp nhà cửa hoặc trông trẻ để nuôi sống bản thân.

Giảng viên Đại học Bắc Kinh bị tước đoạt lương hưu

Bà Viên Lâm, 59 tuổi, nguyên giảng viên tại Đại học Bắc Kinh, đã bị cầm tù bất hợp pháp 7 năm, từ năm 2002 đến năm 2009. Bà đã bị sa thải khỏi trường và tước đoạt các khoản tiền đã dành dụm được trong quá trình làm việc. Bà không có thu nhập và phải sống dựa vào trợ cấp tài chính từ gia đình.

Phó giáo sư phải làm công việc bán thời gian để nuôi sống bản thân

Bà Quách Trí, 50 tuổi, phó giáo sư tại Đại học Truyền thông Trung Quốc, đã bị kết án bất hợp pháp 2 năm tù vào năm 2002. Ở trong tù, bà được thông báo rằng mình đã bị đuổi việc.

Bà Quách hiện giờ phải giảng dạy theo hợp đồng bán thời gian tại trường đại học, nhưng thù lao được trả quá thấp để trang trải các chi phí sinh hoạt của bà. Bà đã phải nhận thêm công việc bên ngoài.

Nguyên cán bộ nhà nước buộc phải đi làm người giúp việc

Bà Lý Phượng Cầm

Bà Lý Phượng Cầm công tác 36 năm tại Đại học Công nghiệp Bắc Kinh và đã nhận nhiều giải thưởng nhờ thành tích xuất sắc của mình. Vào năm 2001, bà bị kết án bất hợp pháp 6 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Trường Đại học đã sa thải bà và chuyển hồ sơ nhân sự của bà đi nơi khác.

Sau khi được thả vào năm 2006, bà Lý, 52 tuổi, đã tới Trung tâm Quản lý Nhân sự khu Đông Thành, nhưng không tìm thấy hồ sơ của mình tại đó. Bà đã đến nhiều cơ quan để hỏi về hồ sơ của mình, vì bà cần chúng để tìm một công việc khác.

Cuối cùng, bà đã tìm thấy hồ sơ của mình tại Phòng An ninh Xã hội đường Hòa Bình Lý. Tuy nhiên, nhân viên tại đó nói rằng hồ sơ của bà đã bị phong tỏa, vì bà đã bị một cơ quan nhà nước sa thải. Tín chỉ công việc 36 năm của bà giờ đã hoàn toàn bị tước mất.

Sau nhiều lần thương lượng, phòng An ninh Xã hội đường Hòa Bình Lý đã đồng ý xác nhận bà là đối tượng có thu nhập thấp, vì vậy bà có thể đòi một khoản trợ cấp tối thiểu là 311,19 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng) hàng tháng.

Trợ cấp hàng tháng hầu như không đủ cho bất cứ ai trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Trong lúc khó khăn nhất, bà Lý đã phải nhặt chai nhựa từ thùng rác để đổi lấy thực phẩm. Ở tuổi 60, bà phải giúp việc bán thời gian.

Phó giáo sư Đại học Công tố viên Quốc gia bị khiến trở thành vô gia cư

Bà Lý Li

Lý Li, 60 tuổi, nguyên phó giáo sư Triết học tại Đại học Công tố viên Quốc gia. Sau khi chính quyền bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, hiệu trưởng trường đại học, các nhân viên từ Viện Kiểm sát tối cao, và Phó viện trưởng Viện kiểm sát Hồ Khắc Tuệ đã cố gây lực để buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công.

La Cán, giám đốc Phòng 610 quốc gia, nhiều lần đề cập tới bà Lý trong các cuộc họp, gây áp lực cho trường đại học để “chuyển hóa” bà. Hiệu trưởng Tôn Khiêm yêu cầu bà từ chức, nhưng bà đã từ chối. Hồ Khắc Tuệ đã đe dọa bà, yêu cầu bà chọn giữa công việc và Pháp Luân Công. Bà đã trả lời: “Tôi muốn cả hai, vì dù ở phương diện nào thì chúng cũng không mâu thuẫn với nhau.”

Dưới áp lực từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật quốc gia, trường đại học đã tịch thu căn hộ gồm 3 phòng ngủ của bà Lý và chuyển bà vào một căn hộ nhỏ trong một tòa nhà đổ nát. Chưa đầy một năm, trường đại học lại yêu cầu bà Lý cùng gia đình chuyển đi một lần nữa, và đe dọa sẽ đuổi họ bất cứ lúc nào. Tháng 05 năm 2000, trường đại học đã sa thải bà Lý và tịch thu căn hộ nhỏ. Bà Lý bị kết án 9 năm tù vào năm 2002.

Khi bà được thả vào năm 2011, tất cả những gì bà có là một vài bộ quần áo đã sờn. Chính quyền đã hủy bỏ danh hiệu giáo sư của bà, hạ bà xuống cấp nhân viên và chuyển hồ sơ nhân sự của bà tới cơ quan trực thuộc địa phương.

Cơ quan từ chối yêu cầu trợ cấp của bà Lý mặc dù bà đã 57 tuổi, nhiều hơn 2 tuổi so với mức tuổi nhận trợ cấp là 55 tuổi. Cơ quan cũng từ chối cấp cho bà một khoảng trợ cấp tối thiểu hàng tháng (khoảng 1 triệu đồng/tháng), với lý do rằng bà đã có một cậu con trai mà có thể trợ cấp cho bà.

Sức khỏe của bà Lý đã bị tổn hại trong thời gian dài bị cầm tù. Sau khi được thả, lúc đầu bà sống trong căn hộ của con trai. Nhưng các nhân viên Phòng 610 và đồn cảnh sát tại địa phương liên tục tới sách nhiễu cả hai mẹ con. Bà đã phải rời Bắc Kinh và đến ở cùng người thân ở Trường Xuân.

Người về hưu bị tước mất trợ cấp

Cô Triệu Trí Sinh

Cô Triệu Trí Sinh từng làm việc tại Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Đông Thành. Năm 2000, công ty muốn cắt giảm nhân công và cho một số công nhân nghỉ hưu sớm, theo đó thì công ty sẽ tiếp tục trả một phần lương cho người nghỉ hưu và người nghỉ hưu có thể tiếp tục đóng góp cho quỹ hưu trí của nhà nước.

Cô Triệu nằm trong kế hoạch nghỉ hưu sớm của công ty. Sau đó thì cô chính thức nghỉ hưu và bắt đầu lĩnh một khoản trợ cấp.

Cô Triệu bị kết án phải lao động cưỡng bức vào năm 2002, và bị cầm tù thêm 3 năm, trực tiếp từ trại lao động cưỡng bức. Trong khoảng thời gian đó, Văn phòng tài chính Thái Dương Cung đã ngưng cấp trợ cấp cho cô. Trước khi cô Triệu được thả, con trai cô đã đạt được một thỏa thuận bằng miệng từ văn phòng rằng cô sẽ tiếp tục được nhận trợ cấp sau khi được thả.

Tuy nhiên, theo chỉ định của chính quyền, văn phòng tài chính và chủ cũ của cô đã tước quyền nhận trợ cấp của cô. Công ty nói rằng họ đã thu hồi một năm rưỡi giá trị đóng góp của cô cho quỹ trợ cấp nhà nước vì vậy mà cô đã đóng góp ít hơn mười năm, do đó cô bị truất quyền nhận trợ cấp

Cô Triệu hiện giờ đang phải sống nhờ trợ cấp từ gia đình.

Lương của giảng viên đại học liên tục bị ngưng

Bà Trang Yển Hồng, 56 tuổi, cựu giảng viên tại Đại học Công nghiệp Bắc Kinh, đã bị giam giữ bất hợp pháp nhiều lần, bị kết án lao động cưỡng bức hai lần vì bà đã kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Do những lần bắt giữ và bị giam tại trại lao động cưỡng bức, bà đã bị tước mất quyền lợi được thăng chức và tăng lương. Khi nghỉ hưu, bà đã yêu cầu bồi thường 80% lương hưu của mình. (Sau nhiều lần khiếu nại, hiện giờ bà đã được thanh toán đầy đủ trợ cấp.)

Bà Trang Yển Hồng

Bà Trang đã mất hơn 100.000 nhân dân tệ vì bị bức hại. Để tránh bị giam giữ và tẩy não, bà đã phải tạm rời bỏ vị trí của mình. Trong khoảng thời gian này, trường đại học đã không trả khoảng 30.000 nhân dân tệ tiền lương cho bà. Trong lần đầu tiên bị kết án tại trại lao động cưỡng bức, từ năm 2007 tới năm 2009, bà đã mất thêm 40.000 nhân dân tệ, gồm cả việc tước mất quyền được thăng chức và tăng lương. Năm ngoái, bà lại bị kết án lao động cưỡng bức, khiến bà lại mất thêm 30.000 nhân dân tệ tiền lương.

Bà Trang đã có đủ tiêu chuẩn của một giảng viên cấp cao để có thể nhận một mức lương cao hơn, nhưng đã bị tước mất quyền được hưởng mức trợ cấp này. Tổn thất về tài chính do bị tước đoạt thâm niên công tác không bao gồm trong tổng tổn thất 100.000 nhân dân tệ đã được tính ở trên.

Y tá phòng cấp cứu sống dựa vào mức trợ cấp tối thiểu

Bà Lưu Tiểu Kiệt

Bà Lưu Tiểu Kiệt, 52 tuổi, là y tá phòng cấp cứu tại Bệnh viện Số 1 quận Hoài Nhu. Bà đã bị cầm tù 7 năm và được thả vào tháng 06 năm 2007.

Khi trở về nhà, bà được biết mình đã bị sa thải khỏi bệnh viện. Bà Lưu hiện đang sống dựa vào phụ cấp sinh hoạt, và làm thêm công việc thời vụ.

Trợ cấp hưu trí bị cắt giảm do bị kết án tù

Bà Lưu Kế Anh

Bà Lưu Kế Anh, 59 tuổi, từng là nhân viên bán hàng cho một công ty tại địa phương. Bà được thả vào năm 2009 sau 8 năm cầm tù. Bà nhận mức trợ cấp ở tuổi 55 thay vì mức trợ cấp cho tuổi 59. Việc này đã khiến bà bị tước mất 5 năm giá trị lao động, dẫn đến tổn thất khoảng 30.000 nhân dân tệ.

Tài sản của tổng giám đốc bị cướp

Ông Bàng Hữu

Ông Bàng Hữu, 51 tuổi, lần đầu tiên bị kết án 8 năm tù vào năm 2000, và sau đó là 4 năm tù vào năm 2009.

Ông đã bị sa thải khỏi vị trí tổng giám đốc tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bất động sản Húc Nhật quận Triều Dương sau khi thỉnh nguyện đòi công lý cho Pháp Luân Công. Chính quyền đã lục soát nhà và lấy đi đồ trang sức trị giá khoảng 100.000 nhân dân tệ, cùng một máy ghi hình trị giá 10.000 nhân dân tệ, hai đồng hồ Thụy Sĩ trị giá khoảng 10.000 nhân dân tệ. Ông Bằng hiện không có việc làm hay thu nhập và phải sống dựa vào tiền tiết kiệm.


Bà Quách Thục Tĩnh

Bà Quách Thục Tĩnh, vợ của ông Bàng Hữu, đã bị chính quyền chặn lại trong khi đang lái chiếc xe hơi sang trọng của mình vào tháng 12 năm 2000. Chính quyền đã phát hiện người cùng ngồi trên xe là một học viên Pháp Luân Công vì vậy chiếc xe đã bị kéo đi. Chiếc xe đã không được ghi lại trong bất kì ghi chú nào của cảnh sát và biến mất từ khi đó. Chiếc xe trị giá khoảng 450.000 nhân dân tệ. Bà Quách bị bắt cóc vào tháng 12 năm 2002 và bị cầm tù khoảng 3 năm. Sau khi được thả, bà không có thu nhập và phải sống dựa hoàn toàn vào tiết kiệm của gia đình.

Công chức mất một nửa trợ cấp

Nếu bà Điền Quyên, 55 tuổi, là một công chức tại Văn phòng Tài chính đường Kiến Quốc Môn quận Đông Thành nghỉ hưu ở tuổi 55 vào năm 2014 thì bà sẽ phải nhận được một khoản trợ cấp tối thiểu là 3.000 nhân dân tệ một tháng. Nhưng 4 năm tù bất hợp pháp từ năm 2007 đã khiến bà bị sa thải và mất lương.

Khi bà Quyên được thả, bà đã nhận được thông báo rằng việc nghỉ hưu của mình không theo thủ tục thông thường và bà sẽ chỉ nhận được 1.050 nhân dân tệ mỗi tháng. Bà cũng phải trả một khoản tiền 30.000 nhân dân tệ cho bảo hiểm y tế, thứ mà đáng lẽ ra bà không có nghĩa vụ phải trả khi bà nghỉ hưu như một công chức. Việc cầm tù và cắt giảm trợ cấp bất hợp pháp đã khiến bà Quyên tổn thất mất 370.000 nhân dân tệ.

Kỹ sư cao cấp không có thu nhập hay trợ cấp

Ông Mã Hồng Vân

Ông Mã Hồng Vân, 55 tuổi, kỹ sư cao cấp tại Đại học Truyền thông Trung Quốc (Đại học Phát thanh và Truyền hình cũ), đã bị kết án 5 năm tù vào năm 2001. Sau khi được thả vào năm 2006, ông không có trợ cấp hay bảo hiểm y tế. Hiện ông đang phải sống dựa vào vợ và khoản trợ cấp ít ỏi của mẹ mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/20/中共对法轮功学员的经济迫害-288937.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/23/146039.html

Đăng ngày 06-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share