Bài của một học viên tại Trung quốc

[MINH HUỆ 30-10-2007] Sau khi xem “Giảng Pháp của Sư phụ cho các học viên Úc Châu”, tôi vô cùng cảm động bởi từ bi của Sư phụ. Nhiều người trong chúng ta xem băng thâu hình với tràn đầy nước mắt. Sư phụ dịu dàng nhắc đi nhắc lại các đệ tử về những vấn đề quan trọng, như một người cha nói với các con. Sư phụ rất chăm sóc các đệ tử Đại Pháp và rất lo lắng cho chúng ta. Lời nói của Sư phụ là ban cho các học viên Úc Châu, nhưng tôi cảm thấy rằng các vấn đề mà Sư phụ nói đến cũng áp dụng cho các đệ tử tại Trung quốc. Gần đây, các học viên trong vùng của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm trong một cuộc họp nhỏ. Chúng tôi nói về bài giảng của Sư phụ và chia sẻ sự hiểu biết của chúng tôi về vì sao một số học viên gần đây bị bắt. Chúng tôi nhìn vào các thiếu sót bên trong của mình và nhìn sự kiện từ góc cạnh của Pháp. Mục đích của chúng tôi là thăng tiến cùng nhau như một tổng thể.

1) Vấn đề tự chứng thực Sư phụ nhấn mạnh vấn đề các học viên tự chứng thực.

Vấn đề này biểu hiện trong nhiều khía cạnh của tu luyện. Ví dụ, khi chúng ta có một nhóm hội đàm, một số học viên nói không ngừng và không có mục tiêu và không ý thức rằng các lời nói của họ có giúp giải quyết các vấn đề hay không. Trên bề mặt, họ đang cố giải quyết một vấn đề, nhưng trên thực tế, họ đang tự biểu dương. Đôi lúc khi chúng ta nhìn thấy các vấn đề nơi một học viên, chúng ta không nghĩ làm sao để giúp họ. Thay vì đó, chúng ta cố áp đặt ý kiến và sự hiểu biết của mình trên họ. Sau đó chúng ta quên nhìn xem người đó có thể chấp nhận ý kiến của chúng ta hay không. Đôi lúc các lời của chúng ta quay quanh các quan điểm con người của chính chúng ta.

Sư phụ biết rõ ràng điều gì ở trong trí của chúng ta, nhưng Ông vẫn nói với chúng ta với một giọng đề nghị, hơn là ra lệnh. Có thể nào chúng ta nghĩ đến làm theo cách như vậy không? Sư phụ dạy chúng ta trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”: “…Nếu một người không có bất cứ quan niệm cá nhân nào, không bị thúc đẩy bởi quyền lợi cá nhân, và thành thật vì lợi ích của người khác, vậy khi người đó chỉ điểm ra các thiếu sót của một người khác hoặc nói với người khác điều gì đúng, người kia sẽ cảm động đến rơi nước mắt.”

Chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có đi theo lời dạy của Sư phụ khi chỉ điểm ra các thiếu sót của bạn tu không? Chúng ta có vấn đề trầm trọng về điều này khiến cho sự giao thiệp giữa các bạn đồng tu bị va chạm. Tất cả chúng ta có thể nhắc lại các lời của Sư phụ, nhưng chúng ta thường hay quên đi theo lời dạy của Sư phụ và tự tu luyện mình trong khi có mâu thuẫn. Sư phụ nhắc nhở các học viên Úc châu với những lời khuyên từ ái trước khi Ông rời khỏi buổi họp. Ông lo rằng chúng ta có thể quên đi tự tư khi gặp phải vấn đề, bất kể chúng ta cảm thấy rõ ràng như thế nào đã hiểu lời dạy của Ông trong buổi họp này. Một tư cách tiêu biểu tự chứng thực mình là khi chúng ta cố là sáng tỏ sự thật với dân chúng, chúng ta không cần biết căn bản của sự mê lầm của họ, và chúng ta đổ ngay tư tưởng của chúng ta vào họ. Cách liên lạc này thường đẩy người ta đi ngõ khác. Người ta có thể không hiểu được chúng ta và nghĩ rằng chúng ta bất bình thường. Sư phụ dạy chúng ta rằng chúng ta phải theo chấp trước của người ta khi cứu họ. Mục đích của làm sáng tỏ sự thật là để cứu họ, không phải để cho họ thấy chúng ta thông minh như thế nào.

2) Nhìn vào bên trong một cách vô điều kiện

Trong bài Pháp giảng này, Sư phụ lại nhấn mạnh về sự quan trọng của nhìn vào bên trong một cách vô điều kiện để tìm thấy lỗi của mình. Khi chúng ta có mâu thuẫn với người thường, chúng ta học viên có lẽ đã có lỗi, vì một người tu phải không bao giờ có va chạm với một người thường. Khi một sự va chạm xảy ra giữa các bạn đồng tu, mỗi người phải nhìn vào bên trong để tìm các sự thiếu sót của chính mình. Trong lúc tu luyện, khi một phần của cơ thể của chúng ta đạt được tiêu chuẩn của tu luyện, Sư phụ tách nó ra và giữ gìn cái phần tốt đó ở một nơi khác. Cái còn lại nơi thế giới con người cần phải tu thêm nữa. Các tư tưởng xấu xa sẽ được phơi bày để chúng ta tiêu trừ chúng. Vì sự phơi bày bề mặt đó, dường như điều mà chúng ta nhìn thấy nơi mỗi người khác thường là những điều xấu. Kỳ thật, đó không phải là sự thật. Chúng ta chỉ không thể nhìn thấy cái phần đã trưởng thành. Vì vậy khi có một sự va chạm, chúng ta tất cả phải nhìn vào bên trong chúng ta để tìm những sự chấp trước còn che dấu đó và tiêu trừ chúng đi. Chỉ có như vậy môi trường tu luyện của chúng ta mới có thể thăng tiến.

Một vấn đề thông thường khác là nhiều học viên biết rằng chúng ta phải tìm các thiếu sót của chính mình, nhưng họ không biết cách nào tìm kiếm chúng. Đôi lúc, chúng ta cố tìm các thiếu sót của mình bằng cách dùng phương pháp của người thường. Một số trong chúng ta cả dùng ‘tự kiểm thảo’ của văn hóa Đảng, trong khi những người khác tìm các chấp trước ở bề mặt, nhưng không tìm sâu. Có người có thể nói, “Tôi không nên nói điều đó, hoặc làm điều đó.” Đó không phải là yêu cầu mà Sư phụ đã đặt để cho chúng ta. Người tu phải nhìn vào các chấp trước trong chính tâm của họ, dựa trên các nguyên lý của Đại Pháp. Chúng ta phải nhìn thấy điều gì đã tạo ra sự hỗn loạn trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta không có chấp trước nào, vậy chúng ta phải thanh tỉnh dưới mọi hoàn cảnh. Nếu chúng ta không làm được sự yêu cầu đó, vậy có lẽ vì vậy mà tâm của chúng ta nặng nề. Nếu tâm chúng ta không thanh tỉnh, vậy có lẽ một số chấp trước cứng cỏi nào đó còn trốn lánh ở bên trong. Bằng cách tìm kiếm như vậy, chúng ta sẽ không khó mà tìm được các chấp trước. Một khi chúng ta tìm thấy chúng và tiêu trừ chúng, chúng ta có thể là đang thật sự tu luyện – là giúp đỡ cứu độ chúng sinh. Sự tìm kiếm chính chấp trước của mình phải là vô điều kiện. Nếu chúng ta có bất kể điều kiện gì, vậy cố gắng của chúng ta sẽ là không chân thật. Bất kể điều gì xảy ra, chúng ta phải tìm chính chấp trước của mình. Cả nếu chúng ta không có liên hệ vào một sự va chạm và chỉ là chứng kiến một sự kiện thôi, chúng ta vẫn phải nghĩ có điều gì không đúng nơi chúng ta. Nếu mọi người có thể làm điều đó, và chúng ta toàn thể hợp thành một môi trường tự tu luyện, vậy chúng ta sẽ có thể thăng tiến rất nhiều.

3) Tâm lý dựa nơi người khác

Sư phụ cũng nói về cái thói quen dựa nơi người khác. Sư phụ nói rằng một số học viên luôn chờ đợi Hội Pháp Luân Đại Pháp sẽ lo cho sự tu luyện của họ. Cái tâm lý dựa nơi người khác biểu hiện bằng hai cách: Đầu tiên, một số học viên không thể nhìn xét các điều dựa nơi các Pháp lý. Họ không biết cách nào tu luyện hằng ngày bằng cách đi theo các giáo lý của Sư phụ dạy. Họ không thể lấy trách nhiệm mà đã được ban cho tất cả các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chánh Pháp. Trái lại, các học viên đó thích xem các nào các ‘học viên tốt hơn’ làm trước khi họ hành động. Họ thích nghe kinh nghiệm của các học viên ‘trưởng thành hơn’. Sư phụ dạy chúng ta rằng, chúng ta không có khuôn mẫu trong tu luyện, và mỗi học viên phải bước đi con đường của chính mình, và thành lập chính đại đức của mình.

Kế, trong khi làm Chánh Pháp, có một số học viên tuyên bố rằng, “Vì tôi không có khả năng chuyên môn, tôi sẽ dựa nơi các bạn tu để cung cấp tài liệu cho tôi.” Một số cả từ chối làm việc trong khả năng của họ. Cái tâm lý này tạo nên một gánh nặng to lớn cho các học viên khác. Họ quá bận rộn để cả có thể học Pháp. Về lâu về dài, cái tâm lý này sẽ sẽ phương hại đến các bạn tu của chúng ta. Chúng ta đã đọc nhiều những bài như vậy trên mạng lưới Minghui. Sư phụ dạy chúng ta rằng chúng ta phải nghĩ đến người khác trước. Tại sao chúng ta không nghĩ cho các bạn tu bận rộn đó? Cái tâm lý dựa vào đo không chỉ làm hại bạn tu, mà cũng mang đến phương hai cho chính sự tu luyện của chúng ta. Bây giờ đã là lúc phải tiêu trừ nó.

Chúng ta bây giờ có nhiều sự hiểu biết mới từ bài giảng của Sư phụ. Ba điểm trên là những vấn đề thông thường giữa các bạn học viên. Chúng tôi xin mời các bạn học viên bàn luận và sửa chữa những gì không đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/30/165463.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/11/10/91234.html
Đăng ngày 27-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share