Bern, Thụy Sĩ: Các quan chức đắc cử và người dân phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Thụy Sĩ
[MINH HUỆ 05-07-2025] Ngày 28 tháng 6 năm 2025, các học viên đã tổ chức một sự kiện tại Bern, thủ đô của Thụy Sĩ, để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng phơi bày cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) suốt 26 năm qua, với hy vọng chấm dứt tội ác tàn bạo này. Hai nghị sĩ quốc hội đã gửi thư đến sự kiện để ủng hộ những nỗ lực của các học viên.
Sáng hôm đó, các học viên đã đọc một bức thư trước Đại sứ quán Trung Quốc. Họ cho biết cuộc bức hại của ĐCSTQ là sai trái và kêu gọi các quan chức hãy làm theo lương tâm thay vì mù quáng đi theo ĐCSTQ để làm điều xấu.
Các học viên luyện các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp tại trung tâm thành phố Bern, hôm 28 tháng 6.
Một học viên đọc thư trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern.
Một học viên phơi bày sự tàn bạo của ĐCSTQ trong bài phát biểu.
Ngưỡng mộ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn
Ông Hans Egli, một nghị sỹ của quốc hội Zurich
Ông Hans Egli, một thành viên của cơ quan lập pháp bang Zurich, là người đã ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ lâu. Trong một bức thư ủng hộ gần đây, ông viết rằng ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, môn thiền định ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, một cách có hệ thống. Một số lượng lớn các học viên đã bị giam giữ, tra tấn và tước đoạt các quyền cơ bản của con người.
Bất chấp những nghịch cảnh tàn khốc, các học viên trên khắp thế giới vẫn làm việc không mệt mỏi để bảo vệ chính nghĩa và tìm kiếm công lý. Ông viết rằng đây là những tấm gương về cam kết đối với nhân quyền, tự do và phẩm giá. Ông Egli cảm ơn các học viên vì những nỗ lực này, bởi họ đã truyền cảm hứng cho mọi người trong việc bảo vệ tự do và các quyền cơ bản.
Cuối thư, ông Egli kêu gọi có thêm nhiều sự ủng hộ hơn nữa để cuộc bức hại chấm dứt, và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn sẽ nhận được nhiều sự ngưỡng mộ hơn từ khắp nơi trên thế giới.
Bà Eva Keller, cựu nghị sĩ quốc hội bang St. Gallen.
Bà Eva Keller, một thành viên của cơ quan lập pháp bang St. Gallen, cũng đã ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều năm. Bà viết rằng những gì các học viên phải chịu đựng trong cuộc bức hại là không lời nào có thể tả xiết. Hiện nay, cuộc đàn áp đã lan ra bên ngoài Trung Quốc, điều này làm dấy lên những mối lo ngại mới.
Trong thư, bà Keller cảm ơn những người có mặt tại sự kiện vì sự phó xuất của họ trong việc bảo vệ nhân quyền và công lý, đặc biệt là những người có liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ khi những hành vi tàn bạo được phơi bày thì tình hình mới thay đổi. Do đó, chúng ta không thể phớt lờ hay lãng quên những nạn nhân này.
Một cuộc sống tốt đẹp hơn
Một học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho người qua đường.
Nhiều người đã dừng lại tại sự kiện và hỏi về Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên nói với họ rằng từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, pháp môn đã mang lại những lợi ích to lớn về thể chất và tinh thần cho các học viên ở hơn 100 quốc gia. Các học viên luyện năm bài công pháp và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều người cho hay họ thích pháp môn này. Ông Thomas Käser, chủ một cửa hàng văn phòng phẩm, cho biết nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Bất kể chúng ta ở đâu, chúng ta cũng nên cố gắng trở thành người tốt.
Ông Isuf Arifi đến từ Pháp là một đại diện bán hàng tại Thụy Sĩ. Ông cho biết sự kiện diễn ra rất ôn hòa. Ông nói: “Quá hiển nhiên là, nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.”
Chấm dứt những bi kịch
Người qua đường muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.
Một số người hỏi tại sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên giải thích rằng ĐCSTQ muốn kiểm soát tư tưởng của người dân Trung Quốc và không cho phép tư duy độc lập. Thêm vào đó, lý thuyết cốt lõi của ĐCSTQ là đấu tranh giai cấp, thù hận và dối trá, khiến nó thù địch với các giá trị truyền thống mà Pháp Luân Đại Pháp đại diện.
Ông Arifi cho biết tình hình ở Trung Quốc thật kinh khủng. Ông nói: “Cuộc bức hại là sai trái và chúng ta nên đứng ra và hành động, bất kể là châu Âu hay Hoa Kỳ. Điều này không nên xảy ra trong thế kỷ 21.”
Ông Käser cho biết cuộc bức hại, đặc biệt là việc cưỡng bức thu hoạch tạng, thật đáng sợ. Ông cho biết: “Chúng ta không thể đổi mạng người lấy tiền. Đây là một tội ác ghê rợn.”
Mọi người ký bản kiến nghị nhằm giúp chấm dứt cuộc bức hại.
Nhiều người qua đường đã ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp. Một trong số họ có anh Alois Marler, sinh viên ngành điều dưỡng. Anh nói: “Mọi người đều nên được theo đuổi tín ngưỡng của mình, đặc biệt là nguyên lý như Chân-Thiện-Nhẫn. ĐCSTQ không nên bức hại họ. Chúng ta phải giúp đỡ các học viên.”
Anh Marler nói thêm rằng pháp môn thiền định tốt như Pháp Luân Đại Pháp sẽ mang lại cho con người tâm trí bình an và cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh cho hay điều quan trọng là phải giúp đỡ những người bị bức hại để cải thiện tình trạng của họ.
Cần cho nhiều người hơn nữa được biết
Ba cô gái đến từ Mỹ đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt hành vi ngược đãi của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm cả nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Một trong số họ, Ana, cho biết cô làm điều này bởi vì chúng ta cần phải đứng ra và nâng cao nhận thức. Một cô gái khác, cô Camila, đồng tình. Cô giải thích: “Khi mọi người tiếp tục lan tỏa thông tin, cuộc đàn áp sẽ sớm chấm dứt.” Cô Carolina cho hay cô sẽ nói với bạn bè về việc này để họ cũng có thể ký bản kiến nghị. Tất cả họ đều quét mã QR trên bản kiến nghị để chia sẻ với những người khác.
Anh Smain Hassi
Anh Smain Hassi, một giáo viên thực tập lần đầu nghe đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại, cho biết anh chắc chắn sẽ chia sẻ thông tin với bạn bè. Anh bày tỏ: “Những gì các học viên [Pháp Luân Đại Pháp] đã làm thật tuyệt vời. Tôi muốn ủng hộ một điều tốt đẹp như vậy vì thế giới của chúng ta cần điều đó.”
Khích lệ các học viên
Các học viên nói với người qua đường rằng cuộc bức hại đã diễn ra từ tháng 7 năm 1999. Trong những năm qua, các học viên đã nâng cao nhận thức về vấn đề này bằng nhiều cách, bao gồm các hoạt động thu thập chữ ký, mít-tinh, diễu hành, ngày thông tin và các cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc.
Bà Käser cho biết bà cảm động trước những nỗ lực bền bỉ của các học viên trong suốt những năm qua, “Điều này thật đáng khâm phục. Nếu chúng ta tiếp tục làm điều này, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy được kết quả.”
Anh Hassi đồng tình và nói thêm: “Điều quan trọng là không được từ bỏ. Vẫn còn rất nhiều người chưa biết về việc này, vì vậy sự kiên trì và nỗ lực chung sẽ tạo nên sự khác biệt.”
Luyện công tập thể và thu thập chữ ký
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/7/5/496811.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/7/6/228757.html