Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-04-2025] Tôi là giáo viên mầm non, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 26 năm. Năm 2019, nhóm học Pháp của chúng tôi bắt đầu học thuộc Pháp. Trong vài năm qua, chúng tôi đã học thuộc một lượt từ Hồng Ngâm đến Hồng Ngâm VI và học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân được bốn lượt. Nhờ học thuộc Pháp, hiện giờ mỗi khi gặp vấn đề, tôi đều có thể hướng nội tìm ở bản thân, điểm nào không phù hợp với Pháp, chấp trước nằm ở đâu, tôi đều có thể kịp thời phát hiện và quy chính.

Trừ bỏ tâm lợi ích

Một lần, tôi cùng một người bạn làm bánh. Bạn tôi nói 6 quả trứng có thể làm được một chiếc bánh ga tô chiffon, chúng tôi có ba người nên tôi cần mua 18 quả. Ra đến cửa hàng, tôi thấy trứng có cả loại to, loại nhỏ, trong tâm thầm nghĩ: chọn mua quả nhỏ, đằng nào thì cũng ngần ấy quả, quả nhỏ nhẹ hơn sẽ rẻ hơn. Thế rồi, tôi nhặt những quả trứng nhỏ vào túi, không cẩn thận làm rơi một quả vào rổ, trứng vỡ làm lòng trắng chảy hết ra rổ trứng. Người bán hàng nói: “Ôi, tôi phải lấy hết trứng trong rổ ra lau khô, nếu không lòng trứng khô lại sẽ khiến các quả trứng khác dính hết vào nhau, như vậy sẽ không thể nào bán được nữa.”

Tôi vừa giúp cô ấy lấy trứng ra khỏi rổ, vừa áy náy nói: “Xin lỗi chị! Tôi sẽ trả tiền cho quả trứng bị vỡ.” Cô ấy không nói gì. Cuối cùng, tôi đã phải trả nhiều tiền hơn dự tính. Đó là Sư phụ nhắc nhở tôi, cần phải loại bỏ chấp trước vào lợi ích.

Nhà tôi có một thẻ giặt khô quần áo và giày dép. Mấy tháng trước, chồng tôi gọi điện nói thẻ hết tiền và anh ấy đã nạp 500 Nhân dân tệ vào thẻ. Tôi lập tức phản bác anh, nói rằng tiệm giặt khô đó quá đắt, mà nhà mình cũng không cần giặt khô nhiều thế, anh nạp nhiều tiền vào đó làm gì?

Mấy ngày đó là dịp Tết Trung thu, cháu trai tôi về chơi và muốn giặt đôi giày. Tôi liền đưa số thẻ giặt khô cho cháu nhưng trong tâm lại lẩm bẩm: “lần nào về cũng giặt”. Tuy ngoài mặt thì làm rất ra vẻ, như thể đã buông được tâm lợi ích rồi, nhưng thực chất là khi hai chủng tâm không thể cân bằng cùng lúc, nên vì tâm thể diện mà đành phải buông cái tâm lợi ích kia.

Tôi cảm thấy cái tâm lợi ích này của mình đâu đâu cũng có thể biểu hiện ra, mỗi khi gặp vấn đề, nhất tư nhất niệm tôi đều nghĩ đến bản thân mình trước, thế nhưng điều Sư tôn dạy chúng ta là cần làm một sinh mệnh vì người khác.

Nói ra thật xấu hổ, tôi tu luyện đã bao nhiêu năm rồi, chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi này vẫn còn chi li tính toán, thật hổ thẹn với Sư tôn, hổ thẹn với danh hiệu đệ tử Đại Pháp. Tôi quả thực thấy xấu hổ vì hành vi của mình, trong tâm thầm thưa với Sư phụ: “Đệ tử sai rồi!”

Lũ trẻ còn yêu thích mình nữa không?

Đầu kỳ học mới năm nay, lớp mẫu giáo nhỏ tôi đang dạy đã lên lớp mẫu giáo nhỡ và chỉ đổi một giáo viên mới. Khi một số trẻ nghịch ngợm, vì đã có khoảng thời gian dài dạy chúng từ lớp dưới nên tôi đều nghiêm khắc phê bình, còn giáo viên mới do chưa quen nên còn có chút dè dặt. Giáo viên mới rất có trách nhiệm. Cô ấy hướng dẫn bọn trẻ học và chơi các trò chơi, chỉ sau vài ngày, bọn trẻ đã rất yêu thích cô ấy.

Hai chúng tôi chia ca sáng và ca chiều, hơn nữa cứ cách ngày lại đổi ca. Một hôm, tôi dạy ca sáng, đang dạy trên lớp thì cô giáo mới dạy ca chiều bước vào lớp, bọn trẻ liền hồ hởi reo lên: “Con chào cô ạ!” Lúc đó, tôi cảm thấy trong tâm có chút thay đổi khá khó diễn tả, không được thoải mái cho lắm. Tôi nghĩ: “Mới nhanh như vậy bọn trẻ đã yêu thích cô ấy rồi, liệu chúng còn yêu thích mình như trước nữa không?”

Hôm sau, cô giáo kia dạy ca sáng, tôi dạy ca chiều, khi cô ấy đang ở trong lớp thì tôi bước vào lớp. Bọn trẻ nhìn thấy tôi, cũng chào hỏi rất thân thiết, lúc này tâm tôi bỗng thấy thoải mái, cân bằng trở lại.

Đó chẳng phải là tâm tật đố đang khởi tác dụng sao? Tôi liền lập tức tóm chắc nó: Người khác tốt, mình cũng phải tốt, còn mang theo tâm tranh hơn thua, đối với người tu luyện mà nói, quả thực là quá dơ bẩn. Bọn trẻ yêu quý cô ấy, mình nên mừng cho cô ấy mới phải, đó mới là tâm thái mà một đệ tử Đại Pháp nên có, những tâm kia mình đều không cần.

Thiếu thiện tâm

Một hôm, chồng tôi nói anh ấy bị hóc xương cá. Tôi không những không an ủi mà còn nói một câu: “Anh ăn nhanh quá, ăn như hổ đói như thế thì làm sao mà chẳng bị hóc xương?! Lần sau anh ăn từ từ thôi.” Anh ấy nghe xong lập tức biểu hiện rất khó chịu, trách tôi vài câu và nói tôi lắm chuyện.

Ngay khi thấy anh ấy không vui, tôi lập tức hướng nội, xem cái tâm nào ở bản thân đã khiến anh ấy khó chịu? Tôi nhận ra, mình không thiện, hay áp đảo và áp đặt người khác, luôn muốn quản người khác. Nhận ra rồi thì tôi cần phải trừ bỏ nó.

Trẻ nhỏ nói leo trong lớp

Gần đây, tôi thấy bọn trẻ rất hay nói leo trong lớp. Đang trong giờ học, thỉnh thoảng lại có bạn nhỏ cắt ngang lời tôi, cô giáo mới cũng thấy vậy. Do đó, gần đây, chúng tôi rất chú trọng việc giáo dục bọn trẻ về vấn đề nói leo trong lớp. Hễ có cháu nào nói leo, tôi liền nhắc nhở và uốn nắn lại ngay, nhưng không mấy hiệu quả. Có một bạn nhỏ còn nói: “Sao con cứ không sửa được cái tật nói leo trong lớp chứ?” Cái dáng vẻ nhỏ bé ấy, y như một ông cụ non.

Một đứa trẻ sao lại có thể nói ra những lời như vậy, đó rõ ràng là đang nhắc nhở tôi mà! Tôi cũng có thói xấu hay nói chen ngang, ngắt lời người khác! Trong nhóm học Pháp, khi đồng tu đang chia sẻ, tôi cũng hay ngắt lời, vội vàng bày tỏ quan điểm của mình. Khi tôi tìm ra chấp trước này, thói quen nói leo của bọn trẻ đã sửa được rất nhiều, quả đúng là: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Lời kết

Những việc xảy ra xung quanh chúng ta đều không ngẫu nhiên, mà là Sư phụ đã hữu ý an bài để giúp chúng ta trừ bỏ các chấp trước, chỉ là xem đệ tử chúng ta có thể để ý và nhận ra hay không, hễ chúng xuất hiện, cần nắm chắc nó và loại bỏ nó.

Sau khi học thuộc Pháp, tôi đã trải qua một sự thay đổi thoát thai hoán cốt, mỗi ngày đều được đắm mình trong ánh sáng của Pháp, tràn đầy năng lượng. Rất nhiều người gặp tôi đều nói: “Chị trẻ thật đấy!” Đúng vậy, đó đều là ân điển của Sư phụ Đại Pháp. Tôi muốn nói, học thuộc Pháp phương pháp học Pháp đắc Pháp hiệu quả nhất.

Khi gặp vấn đề hay mâu thuẫn, Pháp lý của Đại Pháp sẽ triển hiện trong tâm, chỉ đạo hành vi của bản thân, lập tức có thể hướng nội, có thể thanh tỉnh phân biệt sự can nhiễu của nghiệp tư tưởng, lý trí đối đãi với nghiệp bệnh xuất hiện trên thân thể hay sự xuất hiện của các mâu thuẫn. Đó đều là những cơ hội tốt để “nhất cử tứ đắc” và tăng công. Con xin cảm tạ Sư phụ!

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/10/492420.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/6/23/228599.html