Một nông dân chứng thực sự từ bi và thần kỳ của Đại Pháp
Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-05-2025] Trong những năm đầu đời, bà Mỹ Tú, một nông dân, phải trải qua nhiều bất hạnh. Hạnh phúc dường như lẩn tránh bà. Tuy nhiên, vào nửa sau cuộc đời, một cuốn sách đã trở thành báu vật, lặng lẽ mở ra cho bà một cuộc sống hoàn toàn khác.
Tuổi thơ cơ cực
Bà Mỹ Tú sinh ra tại một thị trấn nông thôn nhỏ ở huyện Vân Lâm, Trung Quốc, và là con thứ năm trong gia đình có tám người con. Do gia cảnh nghèo khó, bà phải ra đồng làm việc, từ trồng lúa, hái rau, và đem đi bán khi chỉ mới 8 tuổi, và sớm phải gánh vác những gánh nặng của cuộc sống.
Làm việc dưới cái nắng như thiêu đốt trên đồng, điều duy nhất bà Mỹ Tú ao ước là được yên tĩnh đọc sách vào giờ giải lao. Tuy nhiên, bà kể: “Cha tôi nói con gái không cần đọc sách nhiều. Mặc dù tôi rất thích đọc sách, nhưng tôi chỉ được đi học đến lớp sáu”. Hiện thực không cho phép bà Mỹ Tú lựa chọn số phận của mình. Bà buồn bã nói đùa: “Vì cả đời làm nông nên da tôi đen sạm. Cha mẹ tôi nói tôi chỉ có thể lấy nông dân mà thôi”.
Bà tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ, kết hôn với một người nông dân. Tuy nhiên, bà là người ham đọc sách, chăm chỉ và có thể chịu đựng gian khổ; còn chồng bà thì ngược lại, ông không biết chữ và thường ham mê cờ bạc. Dù không nhận được tình yêu thương hay sự quan tâm từ chồng, bà vẫn lặng lẽ làm việc suốt 20 năm, lo toan mọi nhu cầu hàng ngày của gia đình.
Năm 21 tuổi, trong khi phụ giúp cha chồng chống thấm mái nhà, bà Mỹ Tú bị ngã từ trên thang xuống đất, bị thương ở hông và lưng. Không có ai chăm sóc và cũng không có tiền để trang trải viện phí, bà Mỹ Tú phải một mình chịu đựng cơn đau trong khi vẫn tiếp tục công việc đồng áng và quán xuyến việc nhà. Tuy nhiên, vài năm sau, bà bị sưng phù toàn thân, khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Bác sỹ khám cho bà nói: “Một quả thận của bà đã bị tổn thương”.
Từng phải chịu đựng những khó khăn thời thơ ấu, nỗi thất vọng trong hôn nhân, giờ bà lại phải chịu đựng sự thống khổ khi phải sống chung với bệnh tật. Đối mặt với hết khó khăn này đến khó khăn khác, bà không hề oán trách số phận bất công. Thay vào đó, bà gạt bỏ những cay đắng của cuộc đời, duy trì làm việc dù thân tâm đều kiệt quệ.
Bà Mỹ Tú làm việc ở trang trại
Bước ngoặt
Mãi cho đến khi bước sang tuổi 50, việc đọc một cuốn sách đã lặng lẽ mở ra một chương mới trong cuộc đời đầy sóng gió của bà.
Để phụ giúp gia đình, bà Mỹ Tú làm việc tại trang trại, học làm hộ lý và bán trà thảo dược. Một hôm, bà nhìn thấy bìa sách màu vàng kim của cuốn Chuyển Pháp Luân trên giá sách tại nhà của một người chủ. Bà mượn cuốn sách và háo hức đọc. Sau khi đọc vài trang, bà bị cuốn hút, và không thể đặt sách xuống.
Ban đầu, bà vẫn bị ảnh hưởng bởi vấn đề về thận và đi lại khó khăn. Sau khi đọc cuốn sách, tất cả các triệu chứng của bà đều biến mất.
Sau đó, bà trở thành một hộ lý được cấp chứng chỉ. Ngoài việc tận tình chăm sóc bệnh nhân, bà còn luôn mang theo một cuốn Chuyển Pháp Luân và đọc cho họ nghe hàng ngày.
Những phép màu tại bệnh viện
Khi một ông lão bị thương nặng trong một vụ tai nạn xe hơi, ông rơi vào tình trạng hôn mê kéo dài. Bà Mỹ Tú đã chăm sóc và đọc Pháp cho ông nghe hàng ngày. Một ngày nọ, ông lão đột nhiên mở mắt và cất tiếng nói, khiến con trai ông vô cùng kinh ngạc. Bà Mỹ Tú nói: “Tuy bất tỉnh nhưng ngày nào ông ấy cũng nghe tôi đọc. Đó chính là uy lực của Đại Pháp”.
Có một cô giáo tiểu học bị ung thư vú giai đoạn cuối, khắp người lở loét. Bác sỹ nói cô chỉ còn sống được hai tháng nữa. Bà Mỹ Tú đã đọc Pháp cho cô nghe mỗi ngày, và sau hai tháng, bệnh nhân đã hồi phục một cách kỳ diệu và được xuất viện. Bà Mỹ Tú nói: “Tôi thích đọc, còn cô ấy thì thích nghe. Cuốn sách quý này thật sự rất thần kỳ”.
Những năm tháng đọc sách cho bệnh nhân trong bệnh viện khiến bà Mỹ Tú thể ngộ sâu sắc rằng cuốn sách này không chỉ thay đổi vận mệnh của bà, mà còn cả những người khác.
Vụ mùa bắp cải giúp lập ra một điểm học Pháp
Từ năm 2004, giám đốc thư viện địa phương ở Dân Hùng, Gia Nghĩa, đã cung cấp một phòng cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp cùng nhau học Pháp vào buổi tối. Ông đã làm điều này liên tục trong bảy năm. Sau khi ông nghỉ hưu vào năm 2011, vị giám đốc mới không gia hạn hợp đồng thuê, khiến nhóm không thể cùng nhau học Pháp được nữa.
Khi biết chuyện, bà Mỹ Tú cảm thấy buồn. Bà nghĩ: “Một Pháp tốt như vậy sao lại có thể không có nơi để học? Nếu có một điểm học Pháp ổn định thì tốt biết mấy.”
Ước nguyện của bà Mỹ Tú nhanh chóng thành hiện thực. Mùa đông năm đó, vợ chồng bà trồng một mẫu dưa hấu, sau đó là bắp cải. Do mưa lớn kéo dài, hầu hết đất nông nghiệp không kịp chuẩn bị để gieo trồng. Tuy nhiên, mảnh đất của gia đình bà ở vị trí cao và có nền đất chắc, giúp họ thu hoạch được hai vụ, mang lại nguồn thu nhập bội thu hai triệu nhân dân tệ. Đây là một phúc lành bất ngờ đối với một người nông dân cả đời nghèo khó.
Bà Mỹ Tú lập tức dùng số tiền đó để xây dựng một phòng học Pháp rộng 25 mét vuông. Từ năm 2013, căn phòng này đã trở thành một địa điểm học Pháp ổn định ở Dân Hùng. Các buổi học Pháp đã được tổ chức ở đây hàng ngày vào buổi trưa và buổi tối trong hơn 10 năm mà không gián đoạn.
Thêm nhiều sinh mệnh được tái sinh
Một tài xế xe tải được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Một bên phổi của ông đã bị cắt bỏ, trong khi bên còn lại đầy khối u. Mỗi lần bác sỹ khám cho ông đều lắc đầu và nói: “Hãy chuẩn bị để hóa trị đi.” Bà Mỹ Tú đã khuyến khích ông đến lớp học Pháp buổi trưa, dù chỉ ngồi nghe thôi cũng được.
Vì vậy, ông bắt đầu luyện công vào buổi sáng và học Pháp vào buổi trưa. Ba tháng sau, khi ông quay lại tái khám, bác sỹ vô cùng kinh ngạc khi thấy tất cả các đốm trên lá phổi còn lại của ông đều đã biến mất. Bối rối, bác sỹ hỏi ông: “Anh đã uống thuốc gì vậy?” Ông mỉm cười và nói: “Tôi không uống thuốc gì cả. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.
Ngoài ra, có một người phụ nữ bị biến chứng sau khi điều trị một căn bệnh, khiến cô không thể đứng được. Cô đã gọi cho bà Mỹ Tú và bày tỏ mong muốn được học Pháp Luân Đại Pháp.
Bà Mỹ Tú đưa cô đến điểm luyện công mỗi ngày, bất kể mưa hay nắng. Sáu tháng sau, người phụ nữ đã có thể tự mình đứng dậy và thậm chí còn mua được một chiếc xe scooter điện để tự đến điểm luyện công.
Sự thăng hoa cả thân lẫn tâm
Khi bà Mỹ Tú mới bắt đầu tu luyện Đại Pháp, bà thường cảm thấy một luồng năng lượng ấm áp chảy khắp cơ thể từ đầu đến chân, như thể bà đang được gột rửa sạch sẽ. Mãi sau này bà mới biết đây là quán đỉnh [một hình thức thanh lý bản thể].
Khi tu luyện lâu hơn, bà thấy dễ nhập tĩnh hơn. Bà cũng bắt đầu cảm thấy như mình đang ngồi trong một vỏ trứng khi đả tọa. Bà chia sẻ: “Khi tôi ngồi tĩnh công, cảm giác như chân tay mình không còn tồn tại nữa. Chỉ còn lại một ý nghĩ, và toàn bộ không gian trở nên sáng tỏ và tĩnh lặng”.
Thời gian trôi qua, việc tu luyện của bà đã vượt trên sự cải thiện về thể chất đơn thuần, mang lại một sự chuyển biến sâu sắc về tâm tính. Trước đây, khi đối mặt với người chồng vô lý và gia đình chồng lạnh nhạt, bà luôn kìm nén và chịu đựng nỗi đau trong lòng.
Sau khi tu luyện, bà hiểu rằng không có gì xảy ra là ngẫu nhiên, và nhiều mâu thuẫn đã giúp bà đề cao tâm tính. Bà cho biết: “Tôi chỉ thích học Pháp, và mỗi khi đọc, rất nhiều cay đắng trong lòng tôi, rất nhiều nút thắt trong tâm tôi, cứ thế tan biến đi”.
Bà chăm sóc cha chồng bị đột quỵ trong bốn năm. Ông nằm liệt giường và tính tình ngang ngạnh, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào bà. Bà Mỹ Tú hồi tưởng lại: “Tôi đối xử với ông ấy bằng sự thiện lương của một người tu luyện, đọc Pháp cho ông nghe mỗi ngày và không tranh cãi với ông về bất cứ điều gì”. Nhờ sự tận tụy và kiên nhẫn của bà, ông đã hồi phục từ chỗ nằm liệt giường cho đến có thể đi lại và đi xe đạp.
Chồng bà luôn phản đối kịch liệt việc bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi khi bà ra ngoài để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp hoặc tham gia các hoạt động, ông đều chửi mắng, nổi nóng và cố gắng ngăn cản bà. Bà học được cách không cảm thấy buồn phiền khi điều này xảy ra. Khi chồng chửi mắng, bà vẫn bình tĩnh, không hề xúc động. Bà Mỹ Tú chia sẻ: “Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải tu theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi không oán hận ông ấy”.
Dần dần, chồng bà thay đổi, và thậm chí bắt đầu ủng hộ bà. Bà cho biết: “Đôi khi, không cần tôi nhờ, ông ấy còn chủ động giúp tôi chuẩn bị đồ đạc, bảo tôi đi sớm, và thậm chí còn nói với người khác rằng vợ ông ấy đã không còn tức giận kể từ khi bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhiều năm nay”.
Nhìn lại cuộc đời mình, bà Mỹ Tú chân thành nói: “Tôi thực sự biết ơn Sư phụ Lý. Đôi khi, khi nghĩ về điều đó, tôi vẫn rơi nước mắt. Đó là lý do tại sao tôi phải tu luyện bản thân thật tốt và cùng Sư phụ trở về gia viên trên thiên thượng”.
Vận mệnh của bà Mỹ Tú đã thay đổi kể từ thời khắc bà mở cuốn Chuyển Pháp Luân và quyết tâm tu luyện, bước trên con đường phản bổn quy chân. Con đường này đang mở ra một cách từ bi và tươi sáng cho tất cả những ai tin vào Đại Pháp và nỗ lực trở thành người tốt.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/25/495227.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/28/228267.html