Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-02-2025] Ghi chú của ban biên tập: Đây là một phần trong loạt bài về các trường hợp tử vong mới được dịch bởi trang tiếng Anh của Minh Huệ Net. Các trường hợp này đã được đăng trên trang tiếng Trung của Minh Huệ Net từ lâu nhưng chưa được dịch đến bây giờ.
Họ tên: Thôi Hương Chi
Tên tiếng Hán: 崔香芝
Giới tính: Nữ
Tuổi: 91
Thành phố: Tháp Hà
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày qua đời: 30 tháng 12 năm 2019
Ngày bị bắt gần nhất: Không rõ
Nơi giam giữ cuối cùng: Không rõ
Bà Thôi Hương Chi, 91 tuổi, ở huyện Tháp Hà, tỉnh Hắc Long Giang, đã qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 2019 sau hơn hai thập kỷ sống trong sợ hãi.
Bà Thôi, con rể của bà – ông Viên Diên Minh, và con dâu của bà – bà Điền Kim Linh, đã nhiều lần trở thành mục tiêu bức hại vì có chung đức tin vào Pháp Luân Công. Dù bà Thôi chưa từng bị bắt, bà đã chứng kiến cảnh con rể và con dâu bị bắt giữ. Nhà của cả ba người cũng nhiều lần bị lục soát. Công an liên tục quấy rối họ nhằm ép họ từ bỏ Pháp Luân Công.
Một lần, sĩ quan Trương từ Đồn công an Tháp Nam đã đột nhập vào nhà bà Thôi và hỏi bà có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Bà trả lời rằng có, vì sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, tất cả bệnh tật của bà đều biến mất. Trương rời đi, nhưng không lâu sau, đồng nghiệp của ông ta là sĩ quan Cao Vĩ Hà lại lục soát nhà bà Thôi.
Sau khi con rể và con dâu bị bắt, sĩ quan Hàn Quốc Trụ từ Đồn công an Tháp Nam đã đến nhà quấy rối bà. Khi đó, bà đang chăm sóc hai cháu trai, cả bà và các cháu đều vô cùng sợ hãi.
Bà Thôi thường khóc sau khi cả con rể và con dâu bị bắt. Bà sống trong sợ hãi suốt thời gian dài.
Bức hại đối với con rể: Hai năm lao động cưỡng bức
Ông Viên bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và đã khỏi bệnh đau lưng. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, sĩ quan Hàn đã nhiều lần lục soát nhà ông. Ông và vợ phải rời khỏi nhà một thời gian. Trong lúc đó, sĩ quan Hàn còn leo rào nhà bà Thôi để tìm ông. Năm 2001, công an còn đưa ông vào danh sách truy nã.
Ngày 23 tháng 11 năm 2001, sĩ quan Hàn xuất hiện và lừa ông Viên cùng vợ đến Đồn công an Tháp Nam, nơi họ bị bắt giữ. Dù vợ ông được thả sớm, ông Viên bị giam 15 ngày tại trại tạm giam huyện Tháp Hà. Ông bị phạt 2.000 nhân dân tệ và buộc phải trả 300 nhân dân tệ cho chi phí sinh hoạt trong trại.
Ngày 14 tháng 2 năm 2006, ông Viên lại bị bắt và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động Thụy Hóa, dù ông đã bị tái phát bệnh đau lưng do bị ngược đãi trong trại giam.
Tại trại lao động, lính canh đã dùng nhiều hình thức để tra tấn ông, bao gồm lao động cưỡng bức và bắt ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong nhiều giờ liền. Họ còn ép ông xem các video phỉ báng Pháp Luân Công và lấy mẫu máu của ông. Đội trưởng Lý Thành Xuân đã ép ông uống thuốc khi nhịp tim của ông không bình thường. Ngay sau khi nuốt thuốc, ông bị co giật.
Năm 2016, ông Viên lại bị bắt và bị giam giữ hai tuần. Sau đó, ông tìm được việc làm, nhưng vào mùa hè năm 2021, công an đã ép chủ thuê sa thải ông.
Tên của ông vẫn không bị xóa khỏi danh sách truy nã. Do đó, ông không thể đi máy bay. Khi ông yêu cầu được xóa tên khỏi danh sách truy nã, công an trả lời: “Không đời nào.” Tháng 3 năm 2024, ông lại bị công an quấy rối.
Bức hại đối với con dâu
Ngày 25 tháng 10 năm 2002, sau 10 giờ tối, sĩ quan Hàn đến nhà bà Điền. Khi đó bà không có nhà, nhưng ông Hàn đã khiến con nhỏ và mẹ chồng của bà hoảng sợ. Ba ngày sau, khoảng cùng thời điểm, ông ta lại đến quấy rối gia đình bà.
Ngày 14 tháng 2 năm 2006, nhiều công an đã bắt giữ bà Điền và ông Viên, rồi đưa họ đến trại tạm giam huyện Tháp Hà. Bà Điền bị phạt hơn 700 nhân dân tệ và được thả sau 15 ngày.
Năm 2007, sĩ quan Hàn lại tiếp tục quấy rối bà Điền. Ngày 10 tháng 7 năm 2014, bà bị bắt và bị giam trong 12 ngày. Năm 2023, công an nhiều lần gọi điện quấy rối bà.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://library.minghui.org/deathcase/Html/DeathCase/Detail/141745.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/7/225367.html
Đăng ngày 06-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.