Bài viết của đệ tử Đại Pháp Hàn Quốc

[MINH HUỆ 20-11-2024]

Con xin kính chào Sư phụ!

Chào các đồng tu!

Một ngày trong tháng 6 năm 1996, tôi thức giấc vào khoảng 3 giờ sáng rồi lại ngủ thiếp đi và đã có một giấc mơ hết sức chân thực và sống động. Trong giấc mơ, tôi thấy một ông lão râu tóc bạc phơ cưỡi mây trắng và theo một luồng ánh sáng chói loá đang đi tới nhà tôi. Ông cụ một tay cầm cây phất trần, một tay cầm một gói đồ nhỏ. Ông cụ đưa gói đồ ấy cho tôi, nói rằng đó không phải là cuốn sách y bình thường, mà là một cuốn sách về y học, là một cuốn sách y cực kỳ quý giá. Tôi cần phải nghiêm túc đọc và mọi bệnh tật đều sẽ khỏi. Lúc tôi cúi đầu toan nói lời cảm ơn, thì “soạt” một tiếng, ông cụ vung cây phất trần rồi cưỡi mây bay lên trời và biến mất.

Tỉnh giấc thì đã là 5 giờ sáng, tôi gọi chồng dậy và kể cho anh ấy nghe về giấc mơ vừa rồi của mình. Chồng tôi nói phải chăng tôi bị phụ thể, ý tứ rằng đó là chuyện hoang đường. Đúng lúc này chợt vang lên tiếng gõ cửa, hoá ra là nhân viên bưu điện, cậu ấy đưa cho tôi tờ biên lai, bảo tôi đến bưu cục lấy đồ.

Sau khi ăn sáng, chồng tôi đến bưu cục lấy đồ và nó quả nhiên là một bộ sách gồm ba cuốn: một cuốn Chuyển Pháp Luân, một cuốn Chuyển Pháp Luân quyển 2, cuốn còn lại là kinh văn. Trong sách còn có một lá thư do một người chị mà tôi quen tại suối nước nóng từ hai năm trước gửi tới. Trong thư chị ấy nói, đây là một cuốn sách vô cùng quý giá, căn dặn tôi không nên đọc nó như đọc như tiểu thuyết. Chỉ cần nghiêm túc đọc thì sẽ minh bạch được mọi điều.

Hồi ấy, toàn thân tôi từ đầu đến chân đau nhức, kể cả ngũ tạng lục phủ, cứ như thể tôi đến thế gian này là để chịu bệnh vậy. Tôi mắc bệnh về đường tiêu hóa, u xơ tử cung, đau đầu và suy nhược thần kinh. Ngoài ra, chứng mất ngủ còn khiến tôi lúc nào cũng chực ngủ gục. Nó khiến tôi cả ngày buồn ngủ, mơ mơ màng màng, khi làm việc thì ngủ gà ngủ gật, đi đường cũng ngủ gật. Nhưng tôi có ngủ cỡ nào thì cũng không sao tỉnh táo được, rất khó để sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, chứng viêm niệu đạo cũng rất nghiêm trọng, cứ hai, ba tháng lại xuất hiện triệu chứng cấp tính, tôi còn đi tiểu ra máu. Nó khiến tôi đau đớn như dao cứa vào từng thớ thịt vậy. Hơn nữa, khi bệnh tim trở nặng, tôi dường như có thể ngừng thở luôn vậy. Thế gian này nơi đâu cũng tràn ngập không khí, nhưng với tôi mà nói lại dường như không đủ, luôn thấy khó thở. Tôi luôn cảm thấy u sầu chán nản, bộ dạng của tôi trông chẳng khác gì một người bị bệnh tâm thần.

Vì mắc nhiều bệnh tật nên tôi đến bệnh viện thường xuyên, nếu nói là tôi làm việc ở bệnh viện thì chắc cũng có người tin. Thảo dược và thuốc tây mà tôi uống mỗi ngày nhiều như cơm bữa, nhưng bệnh tình cũng không chút cải thiện. Tôi thật sự đau khổ đến mức cảm thấy sống không bằng chết, mấy lần muốn quyên sinh, nhưng không thành. Mười sáu năm đau khổ vì bệnh tật dày vò, trong lúc tôi rơi vào tuyệt vọng, Sư tôn đã đưa cuốn sách quý đến tận nhà cho tôi. Con xin cảm tạ Sư tôn.

Sư phụ giảng:

“Công pháp tốt như thế này, hôm nay chúng tôi đã cấp cho chư vị, chúng tôi đã bưng đến tận nơi cho chư vị, đặt đến cổng nhà cho chư vị. Chính là để xem chư vị có thể tu được hay không, có thể hành được hay không.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đắc Pháp, tôi bắt đầu nghiêm túc đọc sách Đại Pháp. Vì hồi ấy tôi không có băng hình dạy công nên trong gần một năm tôi chỉ đọc sách Đại Pháp. Điều thần kỳ là, tôi cảm thấy có cái gì đó đang xoay chuyển, xoay chuyển lên xuống quanh thân thể. Vì sự rung lắc rất mạnh nên tôi có chút sợ hãi. Tôi nghĩ liệu có phải là có thứ gì đó muốn tiến nhập vào trong cơ thể mình chăng, chỉ vậy thì mới khiến cả người tôi rung lắc đến thế.

Thông qua học Pháp, tôi hiểu ra rằng đó chính là Pháp Luân đang giúp tôi thanh lý thân thể. Khi nhận được băng hình dạy công, tôi liền bắt đầu luyện công. Có lần khi đang đả tọa, tôi thấy trên đầu có cắm một vật gì như ống khói và có khói đen cuồn cuộn bốc lên. Từ đó về sau, chứng đau đầu của tôi đã biến mất. Mặc dù một năm ấy tôi chỉ đọc sách chứ không luyện công, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được từng căn bệnh của mình đang biến mất. Nhiều bệnh tật đã biến mất hoàn toàn mà trong một thời gian ngắn như vậy đã giúp tôi có được một cuộc sống mới. Con xin cảm tạ Sư tôn.

Buông bỏ tâm oán hận trong khi tu luyện Đại Pháp

Qua người quen giới thiệu, tôi kết hôn với người con trai thứ hai của một gia đình bình thường có bảy anh chị em. Tôi sống cùng với bố mẹ và anh chị em chồng, một đại gia đình có tổng cộng 11 người. Nhà chồng tôi không những canh tác đồng ruộng mà còn làm thêm nghề phụ đan lát và nuôi rất nhiều gia súc như heo, gà, ngỗng, vịt, chó, mèo, thỏ,… lại thêm vì là đại gia đình nên việc nhà nhiều đến mức khiến người ta khó mà đảm đương nổi.

Vì nhà đông người nên quần áo lao động cần giặt nhiều đến mức chất cao như núi. Những năm ấy chưa có máy giặt nên đều phải giặt tay. Vào tháng Bảy, tháng Tám, sau khi giặt hết tất cả áo bông thì còn phải tháo ra để khâu lại từ đầu. Không những chân đau lưng mỏi, tay bị kim đâm lại càng nhiều như cơm bữa. Việc chăm gia súc và việc nhà khiến tôi mệt mỏi rã rời, tôi kiệt quệ sức lực và thường ngất xỉu. Mỗi khi tôi bị như vậy là bố mẹ chồng lại bảo chồng tôi rằng anh ấy tìm đâu ra được “con ma bệnh” này vậy, phải chịu nỗi khổ này, “tiền đồ của con còn dài, hãy mau ly hôn để cưới một cô gái khác đi”. Mẹ chồng cũng thường lẩm bẩm vào tai tôi một câu quen thuộc: “Tôi không muốn nhìn thấy cô, xéo đi ”.

Tôi cảm thấy bị tổn thương sâu sắc, thấy trước mắt chỉ là một màu đen, không có ai để kể khổ. Mỗi khi màn đêm buông xuống, tôi liền ra bụi cây sau nhà mà khóc lóc thảm thiết, cảm thấy đau khổ và oán hận mẹ đã sinh ra tôi. Bỗng một ngày, mẹ chồng nói bà đã tìm được một căn nhà cũ bỏ hoang, muốn vợ chồng tôi dọn ra đó sống. Bà không hề bàn bạc trước với tôi chuyện này mà tự quyết định xong hết rồi mới bảo chúng tôi. Tôi không nói một lời mà lặng lẽ gói ghém đồ đạc chuyển đến đó. Có lẽ mẹ chồng cũng không chịu nổi gánh nặng việc nhà, nên không đầy một năm, bà đã muốn chúng tôi dọn về nhà ở cùng. Cứ thế chúng tôi dọn ra dọn vào rất nhiều lần.

Có lần, mẹ chồng lại muốn vợ chồng tôi chuyển ra sống trong một căn nhà cũ bỏ hoang đã hai năm không có người ở. Vì trần nhà bị dột nên mỗi khi trời mưa nước sẽ rào rào chảy xuống, cuộc sống vô cùng cực khổ. May mắn là chúng tôi ba năm liên tiếp đều có vụ mùa bội thu, kinh tế vì thế cũng tốt lên và chúng tôi cũng xây được một căn nhà mới. Lúc đó bố mẹ chồng lại muốn bán căn nhà họ đang ở để dọn đến ở cùng với chúng tôi. Tôi tuyệt đối không thể đón bố mẹ chồng tới ở được, muốn họ sống cùng với con cái của họ. Bố mẹ chồng rất tức giận, động viên tất cả người thân đến thuyết phục tôi, nhưng họ hàng cũng không nghe theo lời của họ, tôi cũng cảm thấy bố mẹ chồng thật không có lương tâm. Tôi chưa từng nghĩ đến việc sẽ đón nhận họ. Thời gian thấm thoát trôi qua, tôi càng thêm ghét bố mẹ chồng đến tận xương tủy, nỗi oán hận trong tôi ngày càng tích nhiều thêm.

Sau này tôi đắc Pháp, bước trên con đường tu luyện. Tôi muốn làm một người tốt như Sư phụ dạy.

Lần đầu tiên tôi thử đứng trên góc độ của bố mẹ chồng để xem xét vấn đề, phát hiện ra rằng bố mẹ chồng tôi không hoàn toàn sai. Ở quê thì việc nhà nông rất nhiều, thân là con dâu nhưng sức khoẻ của tôi rất kém, khó có thể làm tốt được việc nhà. Hơn nữa, do bệnh tật dày vò, nên nét mặt của tôi luôn hiện ra sự buồn bã, có lẽ họ nhìn thấy bộ dạng của tôi cũng thấy khó chịu và bất an. Hiện giờ các con của họ đều trưởng thành và sống xa nhà, mẹ chồng mong muốn được sống chung với chúng tôi, nhưng tôi lại không thể quên đi việc trước kia mẹ chồng đối xử không tốt với tôi mà lạnh lùng thẳng thừng từ chối bố mẹ chồng, thử hỏi họ đau lòng nhường nào chứ.

Tôi quyết tâm bỏ đi những suy nghĩ không tốt kia và mời bố mẹ chồng đến ở cùng chúng tôi. Bố mẹ chồng vô cùng vui vẻ. Tôi hết lòng chăm sóc họ. Sức khỏe của bố chồng tôi không tốt, ông không ăn được cơm mà chỉ ăn được một ít cá chạch. Mùa đông thì rất khó mua được cá nên tôi liền ngồi tàu hoả đi đến một nơi rất xa để mua cá chạch về nấu cho ông. Tôi luôn đảm bảo quần áo và chăn đệm của ông sạch sẽ nên thường hay thay mới cho ông, cũng mày mò nấu những món ông thích ăn. Bố chồng bảo tôi, thân làm bố mẹ nhưng lại không thu xếp tốt việc nhà khiến tôi vất vả nhiều rồi, còn khiến chúng tôi phải gánh nhiều nợ nần và cảm thấy rất áy náy.

Sau khi vợ chồng tôi chuyển đến Hàn Quốc sinh sống vào năm 2000, mẹ chồng tôi đã dọn đến sống cùng nhà con cả của họ. Mỗi tuần tôi đều gọi điện thoại về hỏi thăm họ. Mỗi khi chuyển mùa, tôi đều mua thêm quần áo mới và gửi thêm tiền sinh hoạt về. Thông qua học Pháp, buông bỏ được tâm oán hận với mẹ chồng, tôi đã có sự thay đổi rất lớn. Có lần, khi tôi gọi điện thoại cho mẹ chồng, bà đã bật khóc và nói: “Ngẫm lại hồi ấy mẹ đã làm rất nhiều điều có lỗi với con! Thân thể con hư nhược, việc nhà thì quá nhiều, con không kham nổi nên thường bị ngất xỉu. Mỗi lần như thế mẹ lại nói là không muốn nhìn thấy con nữa, thậm chí còn đuổi con đi. Tiết xuân thu, mẹ cho con gái của mẹ ăn gà bồi bổ, nhưng đứa có sức khỏe kém như con thì mẹ lại không cho. Mẹ thật có lỗi với con. Hiện giờ ba đứa con gái của mẹ cộng lại cũng không bằng một mình con. Đợi khi nào con về nước, mẹ sẽ nuôi 50 con gà, mỗi tháng thịt một con để tẩm bổ cho con”. Tôi bật khóc và mẹ chồng tôi cũng khóc. Nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, không tu Chân-Thiện-Nhẫn, có lẽ đến chết tôi cũng không buông bỏ được cái tâm oán hận với mẹ chồng.

Sư phụ từ bi đã làm tan chảy sự lạnh lùng, thù hận và sự oán giận giúp cho tôi, để tôi có thể đồng hóa với Đại Pháp. Ngài dạy tôi đối đãi với mọi người bằng tấm lòng khoan dung, thiện lương và từ bi.

Tu luyện trong Đoàn nhạc Tian Guo

Đoàn nhạc Tian Guo của Hàn Quốc được thành lập vào đầu tháng 5 năm 2006. Đoàn nhạc là một hạng mục quan trọng để giảng chân tướng cứu độ chúng sinh do Sư phụ đích thân sáng lập, nên tôi quyết định tham gia vào Đoàn nhạc Tian Guo và biểu diễn sáo.

Vì không có bất cứ khái niệm hay cảm âm và cảm nhịp nào, nên từ khi bắt đầu đã gặp rất nhiều khó khăn. Một nông dân suốt nửa đời chỉ biết đồng ruộng như tôi, thì việc này gần như là bất khả thi.

Sau khi luyện tập được ba ngày, tôi vẫn chưa thể thổi sáo phát ra tiếng. Tôi đến đoàn nhạc tính trả lại nhạc cụ, nhưng trưởng đoàn đã mời một người khoá sau của anh ấy đến dạy cho đoàn nhạc và dạy chúng tôi thổi sáo. Thầy giáo giảng cho chúng tôi những kiến thức căn bản về nhạc cụ, nhưng tôi nghe không hiểu chút nào, khiến giáo viên rất khó xử.

Hai tuần trôi qua, trưởng đoàn phát cho chúng tôi năm bản nhạc. Vừa nhìn thấy những bản nhạc này tôi liền như bị đóng băng. Hiện giờ đến cả đồ-rê-mi-fa tôi còn không hát được, huống hồ là việc diễn tấu được một khúc nhạc đây. Khi này trong đầu tôi hiện lên nội dung một đoạn Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên Pháp không gì là không thể, đối với sự việc gì cũng là viên dung không thể phá, hơn nữa người tu luyện là có Sư phụ quản. Hết thảy những gì người tu luyện gặp phải đều có quan [hệ] với tu luyện và viên mãn của chư vị, nếu không sẽ tuyệt đối không có. ” (Đại Pháp viên dung, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi ghi nhớ lời dạy này của Sư phụ và chăm chỉ luyện tập. Mỗi ngày sau khi luyện thổi sáo mấy tiếng, không chỉ miệng như muốn nứt ra mà môi cũng phồng cả lên. Thế nhưng, vấn đề không chỉ là có thể chơi được nhạc cụ hay không, mà còn cần diễn tấu sáo trong lúc diễu hành, nhạc và nhịp chân không đều nhau cũng không được, bước chân phải đúng nhịp, mà sáo thổi không kịp thì cũng không được. Đây lại là một quan khó đối với tôi. Tôi tìm một nơi yên tĩnh gần nhà để tập thổi và diễu hành.

Qua hơn 20 ngày luyện tập chăm chỉ, dần dần tôi đã có được cảm giác. Mỗi ngày tôi đi đến phòng tập từ rất sớm, chỗ nào không biết thì gặp ai liền hỏi người đó, cứ thế tôi vừa hỏi vừa học từng nhịp từng nhịp. Nhờ sự nỗ lực tập luyện, cuối cùng tôi cũng đã thổi được bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sự xúc động và phấn khởi của tôi không lời nào biểu đạt nổi, tôi xúc động đến rơi nước mắt. Nhân cơ hội này, tôi muốn biểu đạt lòng biết ơn chân thành tới trưởng Đoàn nhạc Tian Guo và mỗi vị đồng tu đã từng giúp tôi. Một nông dân cả nửa đời chỉ biết ruộng đồng như tôi, hai tay thô ráp vụng về, lạ lẫm với tất cả, nhưng nhờ có uy lực của Đại Pháp và sự gia trì của Sư phụ, tôi không chỉ học được cách thổi sáo, mà còn trở thành một thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo đi cứu người. Tôi vì thế mà cảm thấy tự hào vô tỷ.

Vì để tham gia hoạt động phản bức hại ngày “20.7” lần đầu tiên kể từ khi thành lập của Đoàn nhạc Tian Guo, trưởng đoàn đã dặn dò thành viên trong đoàn phải học và chơi được hai ca khúc. Vì thời gian gấp rút nên chúng tôi cần phải cố gắng luyện tập. Tôi tạm gác lại mọi công việc, mỗi ngày đều đi luyện thổi sáo. Tất cả những nơi mà tôi đi, dù là ở trên xe buýt hay tàu điện ngầm, tôi đều luyện cách bấm ngón tay, và còn luyện tập diễu hành khi đi trên đường.

Trong vòng thời gian hai tháng rưỡi ngắn ngủi, tôi đã có thể thổi được hai ca khúc đó. Vào ngày diễn ra hoạt động phản bức hại “20.7”, mưa tầm tã suốt cả ngày, nhưng đội ngũ diễu hành vẫn không bỏ ngang mà kiên trì biểu diễn đến cuối cùng. Sau khi hoạt động kết thúc, trưởng đoàn khen ngợi chúng tôi. Bản nhạc không nhiều, nhưng chúng tôi diễn tấu rất tốt. Càng xúc động hơn là, một dân chuyên nhạc cụ cũng cần trải qua mấy năm luyện tập mới có thể tham gia biểu diễn, mà những thành viên trong Đoàn nhạc Tian Guo chúng tôi có đủ thành phần, từ học sinh tiểu học đến những người sáu bảy chục tuổi, đều không phải là dân chuyên, nhưng đã có thể trong thời gian hai tháng rưỡi biểu diễn thành công. Đây quả là một việc ngoài sức tưởng tượng.

Từ đó trở đi, sau mỗi lần tham gia biểu diễn, tôi sẽ luyện tập nhiều hơn những phần hợp tấu, tiết tấu, ca từ nào mà mình đã bị sai.

Đoàn nhạc cần hình thành chỉnh thể, hình thành chỉnh thể mới có thể thổi nhạc hay hơn, thổi tốt hơn mới có thể thanh trừ tà ác ở không gian khác. Bởi vậy, tôi quyết không thể lơ là việc tu luyện cá nhân và học Pháp tập thể.

Mỗi năm, vào đầu tháng 4 đến đầu tháng 11, Đoàn nhạc Tian Guo đều tham gia rất nhiều hoạt động, đi đến các địa phương trong cả nước. Tất cả thành viên của đoàn nhạc hòa thành một chỉnh thể, phát huy tác dụng quan trọng trong việc trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Vì để nâng cao kỹ thuật, đoàn nhạc triển khai chế độ thi cử. Chúng tôi rất căng thẳng khi tham gia thi tuyển. Dưới sự chỉ dẫn của trưởng đoàn, tôi đã biểu diễn được năm ca khúc. Trưởng đoàn muốn tôi luyện tập thêm phần giữa và cuối bài “Phật Ân Thánh Nhạc”, còn nói tôi diễn tấu rất tốt, âm thanh vượt xa mong đợi. Ngoài ra, trưởng đoàn còn lấy bài “Ariang” (một bài dân ca mang tính biểu tượng của người Hàn Quốc) làm bài tập về nhà cho tôi. Ca khúc này có rất nhiều nốt nhạc (nốt tám, nốt mười sáu, v.v), điều này với tôi có chút khó khăn.

Không lâu sau, khi kiểm tra bài “Ariang”, trưởng đoàn nói rằng nhịp và độ dài nốt của tôi đều sai và nếu không biết thì lẽ ra tôi phải hỏi để nắm rõ trước khi thổi. Tôi gắng nuốt nước mắt vào trong và ngay khi ra khỏi trường tôi liền bật khóc, khóc một hồi lâu. Tôi cảm thấy bản thân thật vô dụng, đã gây phiền hà cho đồng tu xung quanh và trưởng đoàn. Tôi ngẫm nghĩ và băn khoăn liệu có phải tôi không phù hợp để tiếp tục chơi nhạc cụ hay không. Khi ấy, ngoài thời gian làm việc thì toàn bộ thời gian trong ngày tôi đều dồn vào việc luyện nhạc, nhưng kết quả này khiến tôi cảm thấy mình đã lãng phí thời gian hai tháng kia rồi, cảm thấy rất đau lòng. Khiến tôi đau khổ hơn là sự hổ thẹn: với một người chậm hiểu như tôi thì có lẽ người dạy tôi có lẽ cũng mệt mỏi rã rời cả tâm lẫn thân, nên tôi thấy rất hổ thẹn.

Sư phụ giảng:

“Trong quá trình chúng ta tu luyện chư vị sẽ gặp phải rất nhiều ma nạn. Chỉ cần mọi người nghiêm chỉnh học Pháp, thì nạn nào chư vị cũng có thể vượt qua; chỉ cần chư vị nghiêm chỉnh học Pháp thì khúc mắc nào trong tâm không giải khai được, những thứ không vượt qua được, chư vị đều có thể tìm được câu trả lời trong Pháp, đều có thể giải khai được nó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Học bài kinh văn này, tôi đã điều chỉnh lại tâm thái của mình cho đúng đắn.

Sau đó chúng tôi có một nhạc trưởng mới. Tôi học lại các kiến thức cơ bản của nhạc cụ và còn vượt qua hai trên ba lần thi và cũng biết cách tự luyện tập thổi sáo. Lần thứ ba nhạc trưởng đến, vì trạng thái tu luyện của tôi không tốt, nên không đến đoàn nhạc để luyện tập và còn nhiều lần đắn đo muốn rút khỏi đoàn nhạc vì nghĩ rằng tôi có thi thì cũng không đạt.

Rất nhiều đồng tu đã thi lại nhiều lần và cuối cùng cũng đạt yêu cầu. Tôi thì tính là sẽ không thi lại, bởi cảm thấy tôi cũng đã lớn tuổi rồi, mà theo đoàn nhạc biểu diễn thì cần sức lực, vất vả luyện tập nhạc cụ, nên cảm thấy tôi rời đoàn nhạc và lặng lẽ làm ba việc cũng được. Vì niệm đầu bất chính và các chủng nhân tâm nên tôi vẫn không thi lại. Rất nhiều đồng tu sau khi thấy trạng thái của tôi cảm thấy tiếc nuối cho tôi. Họ còn gọi điện thoại chia sẻ với tôi, giúp tôi nhận thức ra sự nghiêm túc của tu luyện. Thế là tôi thi lại và tiếp tục tham gia vào các hoạt động khác. Nhờ sự giúp đỡ của các đồng tu, tôi tuy liên tục vấp ngã, nhưng đã có thể đứng lên và bước tiếp. Con xin cảm tạ Sư tôn, cảm tạ các đồng tu.

Sư tôn giảng:

“…khi đoàn nhạc diễu hành tại khu phố Tàu và khu Flushing ở New York, tôi đều thấy cảnh tượng này: khi đoàn nhạc diễn tấu, năng lượng phóng xuất ra rất lớn. Bất kể là từ năng lượng phóng xuất ra dù là thanh âm của chư vị phóng xuất ra hay là âm nhạc hoặc bản thân nốt nhạc cũng vậy, đều khởi tác dụng chứng thực Pháp và phóng xạ năng lượng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles)

Tôi hiểu ra rằng từng ca khúc, từng nốt nhạc mà tôi thổi đều phóng ra năng lượng mạnh mẽ, đặc biệt là phát huy được tác dụng rất lớn trong việc thanh trừ tà ác ở không gian khác. Trong quá trình tham gia Đoàn nhạc Tian Guo, tôi ấn tượng sâu sắc nhất với Lễ hội Cheonan Hingdaring và Lễ hội Wonju Gangwon-do. Hai lễ hội này có sự tham gia của hơn 30 quốc gia. Đoàn nhạc Tian Guo của chúng tôi không những trạng phục bắt mắt, khí thế còn uy phong nhất. Dọc theo hành trình, chúng tôi đi đến đâu cũng đưa thông tin chân tướng Pháp Luân Công đến đó. Đến đâu chúng tôi cũng đều nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt và lời thán thưởng của mọi người. Đoàn chúng tôi còn được trao giải nhì.

Khi đứng trên sân khấu lớn của Lễ hội Wonju, Đoàn nhạc Tian Guo của chúng tôi đã nhận được sự reo hò và vỗ tay khen ngợi của đông đảo mọi người. Khung cảnh ấy thật sự khiến tôi cảm động muôn phần. Đúng như Sư phụ đã nói, Đoàn nhạc Tian Guo đi đến đâu cũng đều phóng ra năng lượng, và năng lượng này có thể làm chấn động lòng người.

Lời kết

Trên đây là một chút ít thể ngộ của tôi trong hơn 20 năm tu luyện.

Tôi hiểu rằng, tất cả mọi thứ của tôi đều là do Đại Pháp tạo ra, tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ Đại Pháp. Vậy nên, chỉ có tuân theo Đại Pháp mới là vĩ đại nhất và tốt đẹp nhất. Hơn nữa, tôi thể hội sâu sắc rằng là một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, việc trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh là trách nhiệm và cũng là sứ mệnh của chúng ta. Vì thế, tôi càng cần phải cố hết sức làm tốt ba việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm, nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “đệ tử Đại Pháp”.

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Cảm tạ các đồng tu!

(Bài chia sẻ tại hội giao lưu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/20/485132.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/25/221814.html

Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share