Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Toronto
[MINH HUỆ 23-05-2024] Khi các học viên trên toàn thế giới chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và ngày 13 tháng 5 và Tháng Pháp Luân Đại Pháp (tháng 5) thì trang web Minh Huệ đã đăng tải nhiều báo cáo về những hoạt động này. Sau khi đọc các bài báo cáo, cùng thiệp chúc mừng và loạt bài viết Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, các học viên trẻ ở Toronto nói rằng họ ấn tượng với những câu chuyện đến từ Trung Quốc.
Do cuộc bức hại vẫn đang diễn ra bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các học viên ở Trung Quốc không thể tổ chức những hoạt động công khai như các học viên ở nước ngoài, vì vậy họ đã viết bài chia sẻ về việc nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã cải biến họ trở thành một người tốt hơn.
(Tiếp theo Phần 1)
Cải biến hoàn cảnh bằng sự thiện lương
Vu Lệ Nhã năm nay 25 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với mẹ khi cô còn nhỏ. Cô rất vui khi đọc bài viết “Ontario, Canada: Bốn thành phố tổ chức lễ thượng cờ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Khi còn học ngành báo chí ở trường đại học, cô đã kiểm tra các báo cáo ở nước ngoài về Pháp Luân Đại Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, hầu như mọi phương tiện truyền thông đều đưa tin tuyên truyền của ĐCSTQ, chẳng hạn vụ Tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn năm 2001. May thay, tình huống đã thay đổi trong 25 năm qua. Ví dụ, trong lễ thượng cờ được đề cập trong bài báo cáo, các quan chức đắc cử ở Canada đã đồng ý với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và công nhận Pháp Luân Đại Pháp đã cải thiện sức khỏe và nâng cao các giá trị đạo đức của con người.
Một bài viết khác mà cô Vu đã đọc là: “[Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Thảm họa tài chính đã truyền động lực cho tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp“. Tác giả bị bắt giữ phi pháp và tạm giam vì tu luyện Đại Pháp. Trong trại tạm giam, sự thiện lương của anh không chỉ giành được sự tin tưởng của những người bị tạm giam khác mà còn thay đổi các lính canh và cảnh sát ở đó. Tác giả viết: “Tôi biết ơn Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã dạy tôi trở thành một người tốt hơn cả một người tốt nữa”.
Tác giả là học viên mới, còn cô Vu nói cô đã tu luyện nhiều năm. Ví dụ, khi gọi điện cho người thân ở Trung Quốc, cô thường nói về Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng họ không tin cô và lặp lại tuyên truyền của ĐCSTQ. Khi người thân lớn tiếng, cô Vu cũng tranh cãi với họ, còn nói họ quá cố chấp rồi. Ngược lại, tác giả bài viết có thể bảo trì tâm thái tích cực bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt trong trại tạm giam.
Cô Vu nói cô chỉ mong người thân đồng ý với cô. Sau này khi cô gọi điện cho họ, cô luôn nhắc nhở bản thân loại bỏ tâm tranh đấu. Cô nói: “Thật ngạc nhiên khi tôi có thể bảo trì tâm từ bi thì nhiều người đồng ý thoái các tổ chức của ĐCSTQ sau khi tôi giảng chân tướng cho họ“.
Không oán hận
Ngô Dịch Hoa sinh ra vào những năm 1990 và bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 2015. Gần đây cô đã đọc bài viết: “[Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Pháp Luân Đại Pháp đã giải thoát tôi khỏi tâm oán hận”. Trong bài viết, tác giả nói anh thường hay than phiền, thậm chí những điều nhỏ nhặt cũng khiến anh đập bàn hay đóng sập cửa. Sau này anh nhận ra tầm quan trọng của việc chiểu theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Đó là, một học viên không nên chỉ biết trút giận hay tức giận mà không suy xét hành vi của mình tác động đến người khác như thế nào.
Sau khi cô Ngô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô tránh việc tranh cãi với người khác. Nhưng cô vẫn cảm thấy trong tâm mất cân bằng và nghĩ rằng ý kiến của mình tốt hơn. Cô thường nảy sinh tâm oán hận nhưng đã kìm nén lại bằng cách nhớ đến các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.
Thuận theo thời gian, và cô Ngô học các bài giảng Pháp sâu hơn, thỉnh thoảng cô có thể tránh việc nảy sinh tâm oán hận ngay từ đầu. Cô nói: “Tôi ngộ được rằng bắt buộc bản thân nhẫn chịu và kìm nén tâm oán hận là chưa đủ. Tôi cần làm tốt hơn nữa mà không tức giận hay phàn nàn. Khi tôi có thể làm các việc không có quan niệm con người, trong tâm tôi cảm thấy tốt hơn nhiều”.
Quay về với các giá trị truyền thống
Hoàng Sam là học viên trẻ sống tại Toronto, sinh ra ở Bắc Kinh, và bắt đầu tu luyện vào năm 2013. Cô rất cảm động khi đọc bài viết: “Các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi trân quý Đại Pháp và biết ơn ân cứu độ của Sư phụ“.
Trong bài viết, một học viên ở thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông đã viết: “Tôi được mẹ hồng Pháp từ khi chín tuổi. Tôi đã đi phát tài liệu và treo biểu ngữ cùng mẹ. Mặc dù mẹ bị bắt giam nhiều lần, đức tin của tôi vào Đại Pháp chưa bao giờ thay đổi”.
Điều này khiến Hoàng nhớ lại rằng khi cô còn là sinh viên, mẹ của cô cũng bị bắt và đưa đến trại lao động cưỡng bức. Cô nói: “Sau khi ra khỏi Trung Quốc, tôi thường kể cho mọi người nghe câu chuyện của mình, gồm cả giai đoạn khó khăn đó trong cuộc đời. Từ đó, họ biết được cuộc bức hại tàn ác như thế nào và tại sao nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn lại vô cùng quan trọng với chúng tôi như vậy“.
Một học viên trẻ khác nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã dạy cô biết ý nghĩa của sinh mệnh và giúp cô minh bạch trách nhiệm của chúng ta. Cô Hoàng đồng ý. Vì lớn lên dưới học thuyết của ĐCSTQ, cô Hoàng từng rất ích kỷ. Cô chỉ nghĩ cho bản thân và gây ra nhiều rắc rối cho cha mẹ.
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô Hoàng hiểu được các giá trị truyền thống và cô đã học cách áp dụng các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp vào cuộc sống hàng ngày. Cô nói: “Mẹ tôi đã lớn tuổi nên bà cân nhắc nhiều chi tiết khi giải quyết vấn đề là điều dễ hiểu. Thái độ của tôi chưa đủ thiện và thỉnh thoảng tôi còn làm người khác tổn thương. Tôi biết ơn Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã dạy cho tôi cách tốt hơn để xử lý điều này”.
(Còn tiếp)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/23/477873.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/26/218318.html
Đăng ngày 06-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.