Bài viết của Văn Tư Duệ, Trương Vũ Trừng
[MINH HUỆ 11-09-2023] Có rất nhiều mô tả trong các tài liệu điển tịch phương Đông và phương Tây về “Bạch nhật phi thăng”, lơ lửng trên không, bay lên. Ví dụ, ở Ấn Độ có rất nhiều bậc thầy yoga, ẩn sĩ và hành giả có thể bay lơ lửng trên không. Trong lịch sử phương Tây cũng đã có ghi chép về những “Tu sĩ bay”. Các dân tộc và khu vực kính Phật tu Phật đều không bài xích loại hiện tượng huyền bí này. Có rất nhiều ghi chép của những nhân chứng cổ kim Đông Tây về hiện tượng này, sau đây là một số ví dụ:
1. Nhà ảo thuật người Mỹ và các nhà sư người Nepal được mệnh danh là “những nhà siêu nhiên”
Năm 2011, một bộ phim tài liệu mang tên “Nhà siêu nhiên” (The Supernaturalist) đã được phát sóng tại Hoa Kỳ. Phim kể về chàng trai trẻ người Mỹ Dan White. Thân phận chính thức của Dan White là một nhà ảo thuật, anh đã đi vào sâu trong dãy núi Himalaya của Nepal để tìm những nhà sư có thể thực hiện phép thuật, không phải để học mà để chứng kiến việc bay lên. Dan White tin rằng “ảo thuật được coi là trò giải trí ở phương Tây, nhưng ở phương Đông nó được dùng để giải thích sự tồn tại của chúng ta trong vũ trụ”.
Sau nhiều thăng trầm, Dan White đến Nepal ở vùng nội địa của dãy Himalaya, và trong một ngôi đền ở Nepal, anh đã tìm thấy một nhà sư có thể bay lên. Nhà sư nói rằng thiền không phải để cho người khác xem, mà cho chính mình. Để thuyết phục nhà sư, Dan đã biểu diễn ảo thuật khiến mặt trăng biến mất bằng tay không. Sau một hồi im lặng suy ngẫm, nhà sư bày tỏ sẵn sàng trình diễn bay lên cho Dan và đoàn làm phim. Đoàn làm phim tài liệu mang theo camera, và sử dụng những cảnh quay cận cảnh từ phía trước và bên hông, để ghi lại cảnh tượng thực sự của nhà sư đang bay cao hơn một mét lên không trung.
Phim tài liệu “Nhà siêu nhiên” ghi lại quá trình bay lên của nhà sư Nepal (Ảnh chụp màn hình video):
Hình 2: Nhà sư: Thiền chỉ là vì cá nhân tôi, không phải vì người khác
Hình 3: Nhà sư: Ảo thuật của anh thật tuyệt vời, nhưng…
Hình 4: Nhà sư trầm ngâm: Nhưng chúng ta là khác nhau
Hình 5: Nhà sư ngồi xuống và bắt đầu niệm chú quyết
Hình 7: Cận cảnh nhà sư trên không
Hình 8: Sau khi trình diễn, nhà sư nói với Dan: “Hãy nhớ: Giữ tâm trí cởi mở, và…”
2. Sự kiện “Bạch nhật phi thăng” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được nhiều tài liệu chính thức xác nhận
2.1. Những ghi chép chính diện trong “Tục Tiên truyện”, “Thái Bình quảng ký”, “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” và “Đông Cực Chân nhân truyện”
Trong số các tài liệu lịch sử mênh mông như biển cả, “Tục Tiên truyện” do Thẩm Phần biên soạn là tác phẩm ghi lại những truyền thuyết, câu chuyện về các vị Thần Tiên. Thẩm Phần (Thẩm Tân), không rõ ngày sinh và ngày mất, là người sống từ cuối thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại. Ông từng là Huyện lệnh Phiếu Thủy và Giám sát Ngự sử thời Nam Đường. Ông kết hôn với Công chúa Nam Khang và đã trở thành phò mã. Ông cảm hứng với những việc Thần Tiên không được quốc sử ghi lại, nên đã sưu tầm những câu chuyện Thần Tiên thời Đường và Ngũ Đại, đồng thời viết ba quyển “Tục Tiên truyện” (hay còn gọi là “Tục Thần Tiên truyện”), tiếp tục những câu chuyện “Thần Tiên truyện” do Cát Hồng (284-364) đời Đông Tấn viết. Quyển thứ nhất có mười sáu người phi thăng, đứng đầu là Trương Chí Hòa. Quyển thứ 2 có mười hai người ẩn hóa, đứng đầu là Tôn Tư Mạc. “Tục Tiên truyện” chứa đựng sự tích thành Tiên của ba mươi sáu người từ thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ba mươi sáu người trong cuốn sách, ngoại trừ các đạo sĩ, hầu như bao gồm những người thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Sau đây là về một trong những người đó: Tạ Tự Nhiên – một vị nữ Đạo sĩ bạch nhật phi thăng, người duy nhất trong lịch sử được chính thức công nhận và ghi vào chính sử.
Ngày 12 tháng 11 năm Trấn Nguyên thứ chín (năm 794) đời Đường Đức Tông, một sự kiện thần kỳ xảy ra vào thời Đường, nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên (sinh năm 767), đã bạch nhật phi thăng lúc 27 tuổi, và dưới con mắt chú ý theo dõi của dân chúng. Khi đó, hàng nghìn người đã tụ tập đến xem và đưa tiễn ở Quả Châu (nay là Nam Sung, Tứ Xuyên).
Theo ghi chép trong cuốn “Thái Bình Quảng Ký” của thời nhà Tống, Tạ Tự Nhiên từ nhỏ đã thích sự yên tĩnh, tính tình ôn hòa và lễ phép, thích đọc “Đạo Đức Kinh”. Tổ tiên của Tạ Tự Nhiên là người Duyện Châu. Cha của cô là Tạ Hoàn, sống ở Nam Sung, Quả Châu, được tiến cử làm Hiếu liêm, và làm chức quan cơ sở địa phương, mẹ cô là Tu thị, cũng là con gái của một gia đình giàu có trong ấp.
Tạ Tự Nhiên bắt đầu tu tập và du hành cùng hai nữ tu từ năm 7 tuổi, kéo dài trong ba năm. Khi mười tuổi, cô về nhà và sống ở đền Lão Quân trên đỉnh núi Đại Phương (nay là đỉnh núi Khu thắng cảnh Tây Sơn). Vào tháng 9 năm mười bốn tuổi, cô đột nhiên nói rằng thức ăn giống như giòi, và không ăn được. Từ đó cô không bao giờ ăn nữa.
Vào tháng 4 năm Trinh Nguyên thứ sáu (năm 790), Thứ sử Hàn Dật đến đây nhậm chức, ông nghi ngờ việc Tạ Tự Nhiên không ăn là giả, nên mời cô vào Đông Các của Chu Bắc Đường, và nhốt cô trong đó mấy tháng, muốn kiểm tra xem cô có thật sự không ăn hay không.
Mấy tháng sau, khi mở cửa, thân hình và làn da của Tạ Tự Nhiên vẫn như trước, giọng nói khi nói chuyện rất trong trẻo. Lúc này, Hàn Dật dẫn cả gia đình già trẻ đến thăm Tạ Tự Nhiên. Hàn Dật yêu cầu con gái Hàn Tự Minh bái Tạ Tự Nhiên làm thầy.
Trước đó, cha của Tạ Tự Nhiên, Tạ Hoàn, đã đi du hành nhiều năm, khi trở về nhà, ông nhìn thấy Tạ Tự Nhiên tu hành Đạo Pháp không ăn cơm, cho rằng là quái đản. Ông nói: “Gia đình ta từ xưa đến nay đều theo truyền thống Nho giáo. Ngoại trừ Tam Cương và Ngũ Thường quy, tất cả không phải là pháp của tiên vương, làm sao có thể có loại yêu nghiệt mê hoặc người như thế này?” Thế là ông nhốt Tạ Tự Nhiên trong đại sảnh hơn bốn mươi ngày, Tạ Tự Nhiên lại càng sảng khoái hơn, Tạ Hoàn lúc này mới cảm thấy kinh hãi.
Vào năm Trinh Nguyên thứ chín (năm 793), Lý Kiên kế nhiệm Thứ sử Quả Châu.
Vào ngày 3 tháng 3 năm Trinh Nguyên thứ 10 (năm 794), Tạ Tự Nhiên chuyển đến Đạo trường Kim Tuyền. Ngày hôm đó mây sáng, khác hẳn với khung cảnh thường ngày. Tạ Tự Nhiên nói rằng, vào ngày này Chân nhân và chư Tiên trên trời đều hội tụ. Trong rừng Kim Tuyền có những con hươu, chúng không tránh né con người, có rất nhiều hươu con và chúng rất ôn hòa với con người.
Tạ Tự Nhiên tính tình nghiêm túc, không bao giờ tùy tiện nói chuyện về việc tu Đạo, ngay cả cha mẹ, cô cũng không cho họ biết. Lý Kiên ngưỡng mộ Đạo, nên cô mới nói với ông một chút. Cô nói: “Khi tụng kinh hoàn toàn là ở việc đặt tâm, chứ không ở số lần đọc nhiều. Người theo Đạo mà bỏ dở giữa chừng, thì tổn thất sẽ bị nhiều hơn, không bằng những người ngay từ đầu đã không biết. Nhất định phải cẩn thận!“
Tạ Tự Nhiên không chịu ăn một hạt lương thực trong mười ba năm. Vào ngày 9 tháng 11 năm Trinh Nguyên thứ 10 (năm 794), Tạ Tự Nhiên đến châu phủ để từ biệt Lý Kiên. Cô nói: “Tôi nhất định sẽ rời đi vào giữa tháng”. Từ đó trở đi, cô không còn bước vào tịnh thất nữa.
Vào nửa đêm ngày 20 tháng 11, Tạ Tự Nhiên bạch nhật thăng thiên tại Đạo trường Kim Tuyền. Mấy ngàn người theo dõi quá trình thăng thiên. Bà nội của cô là Chu thị, mẹ cô là Tu thị và em gái là Tạ Tự Nhu, em trai Lý Sinh, nghe thấy lời cáo biệt của cô rằng: “Chuyên cần tu luyện mới có thể đắc Đạo.”
Một lúc sau, mây ngũ sắc kéo dài bao trùm cả một vùng núi sông, tiếng Tiên nhạc và hương thơm lạ trên bầu trời lan tỏa rất lâu. Mười bộ quần áo và kẹp tóc mà Tạ Tự Nhiên thường mặc được để trên chiếc giường dây nhỏ, buộc lại bằng những nút thắt như trước.
Ngoài ra, khi Tạ Tự Nhiên thăng thiên, trên bức tường phía đông của điện đường có viết năm mươi hai chữ: “Gửi lời chủ nhân, và các quyến thuộc, chỉ dốc toàn thân, chớ sinh buồn khổ. Tự chuyên cần tu công đức, và những thiện tâm, tu dựng phúc điền, thanh trai niệm Đạo, sau trăm kiếp, thì cũng có thiện duyên, sớm ngày gặp cõi Thanh Nguyên, tức sẽ gặp mặt.”
Thứ sử Lý Kiên và Tiết độ sứ Tây Xuyên Vi Cao dâng biểu tấu với Đường Đức Tông Lý Thích về việc này, Hoàng đế đã ban hành chỉ dụ ca ngợi Tạ Tự Nhiên. Lý Kiên đã dựng một tấm bia và thuật lại đầu đuôi chuyện Tạ Tự Nhiên đắc Đạo thăng thiên.
Giờ đây, Mạng lưới Tình yêu Tứ Xuyên, do Văn phòng Biên niên sử địa phương tỉnh Tứ Xuyên tài trợ, đã thu lục “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” của Đường Đức Tông. Sắc là tài liệu do hoàng đế ban hành.
Hình 10: Bia khắc “Sắc Quả Châu nữ Đạo sĩ Tạ Tự Nhiên bạch nhật phi thăng thư” của Đường Đức Tông
“Đông Cực Chân nhân truyện” của Thứ sử Lý Kiên biên soạn cũng ghi lại những sự tích của Tạ Tự Nhiên. “Đông Cực Chân nhân truyện” đã bị thất lạc, nhưng cuốn “Tân Đường thư” quyển 65, một trong Hai mươi bốn bộ sử ký, có chứa thư mục và tóm tắt: “Sách “Đông Cực Chân nhân truyện” của Lý Kiên, quyển 1, Quả Châu Tạ Tự Nhiên”.
Việc Tạ Tự Nhiên “Bạch nhật phi thăng” đã gây chấn động thiên hạ vào thời điểm đó, trước sự thật, cũng có một số người không tin, hoặc dùng nó để chỉ trích. Hàn Dũ, một nhà văn nổi tiếng thời Đường, là một trong số đó, sau khi nghe chuyện Tạ Tự Nhiên thành Tiên, ông đã viết bài thơ dài 500 chữ “Tạ Tự Nhiên thi” (xem “Toàn Đường thi”, quyển 336 “Tạ Tự Nhiên thi”). Hàn Dũ viết rất rõ ràng quá trình Tạ Tự Nhiên tu luyện, cảnh tượng, sự chứng kiến của các quan lại, phi thăng như ve sầu thoát xác… Tuy nhiên, ở cuối bài thơ, ông cho rằng, tu Đạo thành Tiên chỉ là chuyện hư vô, là dị đoan. Những nghi ngờ của Hàn Dũ nhất quán với thái độ bài xích Phật giáo và Đạo giáo của ông trong suốt cuộc đời. Hàn Dũ không tin vào Thần, Phật, nhưng ông không phủ nhận sự thật rằng Tạ Tự Nhiên “Bạch nhật phi thăng”.
(Còn tiếp)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/11/465105.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/17/212958.html
Đăng ngày 19-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.