Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua Internet dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-11-2011]

Kính chào Sư Phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đã minh bạch một sự thật rằng không có chuyện là một người biết cách giảng chân tướng hay không. Miễn là một người học Pháp tốt, chân tu bản thân, con đường cứu độ chúng sinh sẽ ngày càng rộng mở.

Giảng chân tướng khi đi cùng chồng là một sĩ quan cảnh sát

Một lần tôi nói với bản thân rằng: “Mình mong rằng sẽ không bỏ sót bất kỳ người có tiền duyên nào. Mình phải trân trọng lòng từ bi của Sư Phụ và trân trọng mỗi chúng sinh mà Sư Phụ an bài đến gặp mình.” Tuy nhiên, chồng của tôi là một cảnh sát. Tôi không sẵn lòng nói với mọi người về Pháp Luân Công khi chồng tôi ở gần. Chúng tôi thường đi taxi khi ra ngoài. Lần đầu ra ngoài, tôi không giảng chân tướng cho người lái taxi vì sợ chồng tôi sẽ nổi giận. Sau đó tôi rất hối hận. Lần thứ hai, tôi nói chuyện với người lái xe, nhưng tâm tôi bất tịnh. Người lái xe không đồng ý thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Chồng tôi nổi giận và nói: “Em có thể nói khi nào em đi taxi một mình. Đừng nói khi đang đi cùng anh. Nếu người lái xe khóa cửa và đưa chúng ta đến đồn công an thì sẽ rất rắc rối!

Hai lần sau đó tôi không nói chuyện với người lái xe. Tôi lo sợ nếu chồng tôi gặp rắc rối thì ai sẽ chu cấp cho gia đình, ai sẽ đóng tiền học cho con tôi. Nhưng khi học Pháp, tôi nhận ra là mình đã sai. Các đệ tử Đại Pháp đang cứu người, nhưng tôi lại không cứu một chúng sinh đã tiếp xúc với tôi vì tâm ích kỷ, lo ngại về tiền bạc và sợ làm mất lòng chồng. Tôi có còn là một đệ tử Đại Pháp nữa không? Tôi nhận ra những nhân tố đang ngăn cản tôi cứu người là chấp trước tình cảm, ích kỷ và sợ hãi.

Lần tiếp theo, ngay khi vừa vào taxi cùng chồng, tôi bắt đầu phát chính niệm thanh lý các nhân tố đang ngăn cản chúng sinh được đắc cứu. Tôi cũng phát chính niệm về phía chồng tôi: “Anh là chồng tôi, cũng là người đến vì Pháp này. Đừng can nhiễu tôi cứu độ chúng sinh, đây sẽ là uy đức của anh. Phần biết của anh phải đồng thuận với hành động của tôi.” Cùng với đó, tôi nói chuyện với người lái xe và anh ta đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ. Khi ra khỏi xe, chồng tôi nhìn như thể không có chuyện gì xảy ra và nói với tôi: “Chúng ta đi thôi.” Tôi nhận ra tình huống trước đó bắt nguồn từ tâm sợ hãi của tôi, một khi chấp trước của tôi đã bị tống khứ, môi trường sẽ thay đổi.

Từ đó trở đi, tôi luôn giảng chân tướng cho mọi người khi đi cùng chồng. Thậm chí cả khi trạng thái của tôi không ổn định lắm, tôi vẫn không từ bỏ những người có tiền duyên. Một lần tôi gặp một người lái taxi trông không thân thiện lắm và không muốn nói chuyện với tôi. Khi đến điểm dừng, tôi bảo chồng ra trước còn tôi trả tiền xe. Tôi nói với người lái xe trẻ tuổi này: “Tôi cần nói với cậu vài lời từ thâm tâm tôi. Chúng ta chỉ tình cờ gặp nhau nhưng tôi muốn tốt cho cậu.” Tôi nhanh chóng đưa cho cậu ta một số băng đĩa và nói: “Hãy xem chúng ở nhà và hiểu chân tướng. Hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo; đừng để bị lừa bởi vụ tự thiêu do ĐCSTQ dàn dựng. ĐCSTQ đã gây ra vô vàn thiệt hại, trời sẽ diệt nó. Vì sự an toàn của mình, hãy chắc chắn là sẽ thoái ĐCSTQ.” Cậu ta gật đầu rồi rời đi.

Tôi quay lại nhìn thì thấy chồng tôi đang cười tôi. Anh nói: “Sao em lại xấu hổ và không nói với cậu ta trên đường đi?” Tôi nói với anh ấy rằng tôi không biết chúng tôi vừa đi cùng loại người nào, nên tôi đợi đến khi mở hờ cửa xe rồi mới nói với cậu ta. Chồng tôi đáp: “Em chỉ có chút ít khả năng đó thôi à? Em có chính niệm mạnh không?” Tôi hướng nội và nhận ra rằng, quả là như vậy, tôi đã sợ hãi, tôi đã thừa nhận tà ác. Một khi tôi đang làm điều chân chính nhất trong vũ trụ, tôi cần công khai hơn và đường hoàng tiến về phía trước.

Chồng tôi không đồng ý với tôi về nội dung của các tài liệu giảng chân tướng. Khi tôi tiếp tục học Pháp và hướng nội, tôi trở nên ngày càng thuần tịnh hơn, và anh ấy ngày càng minh bạch hơn. Một hôm, một đồng nghiệp trẻ của chồng tôi ở đồn công an bị bệnh và qua đời. Mọi người không biết anh ta bị bệnh cho đến khi anh ta chết, và những viên công an khác lo sợ rằng công chúng sẽ nhạo báng họ vì họ gặp quả báo. Chồng tôi nói: “Nếu chúng ta biết sớm hơn thì đã đến thăm cậu ta, giúp cậu ta thoái ĐCSTQ và cho cậu ta nhẩm Pháp Luân Đại Pháp hảo, có khi cậu ta đã không chết.

Phần biết của con người đều hiểu rằng Đại Pháp là hy vọng duy nhất để cứu họ. Khi chúng ta tu luyện ngày càng phù hợp theo Đại Pháp, các chúng sinh quanh chúng ta sẽ hiểu được sự phi thường của Đại Pháp.

Tống khứ lòng tự ti và cừu hận; Giảng chân tướng cho nhiều sĩ quan công an hơn nữa

Tôi lớn lên trong một xã hội thu nhỏ của hệ thống tư pháp. Tất cả những người xung quanh tôi đều làm việc trong các nhà tù và trại cưỡng bức lao động. Những người trong nhóm này thông thường đều ích kỷ, tật đố, xảo trá và ma tính mạnh mẽ. Từ khi tu luyện, tôi thấy bản thân mình vẫn ôm giữ tâm tự tư và không đủ từ bi.

Tôi bị bắt nhiều lần khi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị tra tấn bằng nhiều biện pháp như bức thực. Khi trở về, tôi sinh tâm oán hận với những sĩ quan đã tra tấn các học viên, và tôi muốn họ gặp quả báo. Việc giảng chân tướng của tôi không có chút tác dụng nào. Tôi không nói chuyện với họ một cách chân thành. Tôi hình thành một quan niệm và nhẩm trong tâm rằng: “Tôi đã nói với các người rồi, nên đừng có hối hận vì đã không nghe lời tôi khi các người gặp quả báo.
Sư Phụ dạy chúng ta trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004“:

“Tôi vừa giảng về so sánh giữa con người trên thế gian và đệ tử Đại Pháp, hiện nay nhân số đệ tử Đại Pháp là rất ít, vậy mà chư vị gánh vác sứ mệnh lịch sử lớn như vậy. Đệ tử Đại Pháp ở bất kể địa khu nào, về cơ bản, chư vị chính là hy vọng được đắc cứu của chúng sinh địa khu đó, hơn nữa là hy vọng duy nhất. Chúng sinh ở nơi ấy, cần phải nghe được phúc âm của chư vị, phải nghe được chư vị trong khi giảng chân tướng khiến họ nhận thức được Đại Pháp là gì, do đó trách nhiệm của đệ tử rất trọng đại.”

Tôi cho rằng khi tôi sống trong môi trường này thì có lẽ là vì tôi đã lựa chọn từ trước, và tôi nên cứu độ chúng sinh ở đây. Tôi hướng nội xem tại sao tôi không chủ động đến gặp họ hoặc nói chuyện với họ? Tôi nhận ra rằng tôi có tính tự ti. Tôi buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt và mất việc. Tôi xuất một niệm tiêu diệt những quan niệm người thường. Tôi xin Sư Phụ: “Xin an bài những người có tiền duyên đến gặp con. Con phải cứu họ với tâm từ bi.

Khi tâm trí tôi thay đổi, môi trường xung quanh cũng theo đó thay đổi. Những người sĩ quan mà thường lờ tôi đi, nay họ lại chào tôi từ xa: “Cô về rồi à, năm nay cô đã chịu nhiều gian khổ rồi. Luyện cũng được nhưng hãy chú ý các vấn đề an toàn nhé.” Tôi có thể nói rằng họ thực sự quan tâm đến tôi. Một số còn chủ động kể với tôi về gia cảnh, không như những người khác luôn giấu giếm chuyện riêng. Tôi giải thích cho họ chân tướng về Pháp Luân Công và bảo với họ cách tránh quả báo. Một sĩ quan phụ trách phát thanh trong một trại cưỡng bức lao động nói với tôi về các học viên đang bị bức hại rằng: “Đúng vậy, tôi không bao giờ nên làm những việc này.

Một lần tôi cùng chồng đến cục hậu cần. Tôi nhớ mình có một người bạn học đã nhiều năm không gặp cũng làm ở đó. Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu có thể giảng chân tướng cho anh ấy. Khi chúng tôi rời đi thì bắt gặp anh ấy từ cầu thang đi xuống. Anh ấy hiện là giám đốc của nơi này. Anh hỏi: “Sao trông bạn trẻ vậy?” Đồng nghiệp của anh còn nhận xét rằng trông tôi rất trẻ so với anh ấy. Tôi nói: “Đó là bởi vì tôi tập Pháp Luân Công.” Tôi nói với anh ấy về chân tướng, và anh không chỉ tiếp thu được mà còn muốn mời chúng tôi đi ăn tối. Anh đưa tôi thông tin liên lạc và nói rằng vài người bạn học sẽ sớm tụ họp, hy vọng tôi cũng có mặt. Tôi biết rằng đây sẽ là một cơ hội tốt để truyền chân tướng.

Từ ích kỷ trở nên khoan dung với các đồng tu

Tôi thấy bản thân mình thiếu từ bi, ma tính lớn và ích kỷ. Những đặc tính này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giảng chân tướng của tôi, mà còn can nhiễu việc phối hợp chỉnh thể với các đồng tu. Một lần, tôi nghe nói có một học viên đang gặp khổ nạn và tôi đã mất kiên nhẫn. Tôi nói với cô bằng giọng giận dữ: “Chỉ một khổ nạn nhỏ như vậy mà cô không vượt qua được là sao? Sư Phụ đã dạy chúng ta về những điều này từ khi mới giảng Pháp. Nếu cô không chịu từ bỏ chấp trước của mình thì cô còn đang tu luyện không?” Tôi không thể giúp cô giải quyết vấn đề mà còn khiến cô tức giận.

Học viên này nhanh chóng mở lòng từ bi và nói: “Cô ấy có ý tốt muốn giúp tôi đề cao tâm tính. Thế nhưng giọng của cô ấy…

Tôi thậm chí còn giận dữ hơn khi nghe được lời này. Tôi nghĩ: “Cô ở tình trạng thế, nhưng cô không thích nghe giọng của tôi ư?” Tôi biết ma tính của tôi rất lớn. Đọc các bài viết trên Tuần báo Minh Huệ mà khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi cần nhìn vào mặt tốt của người khác để có thể học hỏi từ họ và chịu đựng tốt hơn. Đôi khi tôi không nói thành lời những câu gay gắt nhưng trong thâm tâm tôi lại giận dữ. Một ngày nọ tôi đọc được những lời giảng sau của Sư Phụ:

“Hồi tôi mới độ chư vị, có rất nhiều người [còn] lăng mạ tôi; trong khi nghe giảng bài thậm chí còn có người [lăng] mạ tôi trong khi nghe giảng. Tôi không quan tâm, tôi chỉ muốn độ chư vị thành [công].” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)

Lòng từ bi vô bờ của Sư Phụ khiến tôi xúc động. Chúng ta đều là đệ tử của Sư Phụ; tôi không có quyền gì mà phê phán các đồng tu. Hiện giờ tôi có thể chân thành nhìn nhận những điểm tốt của học viên khác, và hiểu rằng người học viên đang đối mặt với khổ nạn đang hoàn thiện chính mình, cũng như cho chỉnh thể chúng ta cơ hội được cùng nhau đề cao. Lời trách mắng của tôi không thể giúp đỡ cho bất cứ ai.

Từ đó, giọng điệu của tôi thay đổi, và tôi thực sự nghĩ cho cô ấy và muốn giúp đỡ cô. Tôi khích lệ cô rằng cô nhất định sẽ vượt qua được khảo nghiệm đó. Quá trình vứt bỏ ma tính của tôi được lặp đi lặp lại. Một lần khác các học viên địa phương họp lại ở nhà tôi để học thêm về công nghệ. Một học viên dùng máy của tôi để hướng dẫn, và những người khác mang máy của họ đi để học. Đệ tử A ngồi ngay cạnh người hướng dẫn. Khi người hướng dẫn di chuyển đến bàn tôi, đệ tử A lại đến ngồi cạnh anh ta. Tôi không có cơ hội sử dụng máy tính. Nên tôi đã tức giận, bởi vì dường như đệ tử A không cho tôi thực hành chút nào.

Sau đó tôi nghĩ từ một góc độ khác: học công nghệ là để củng cố chỉnh thế của chúng ta. Đệ tử A sống ở ngoại ô, và cô ấy phải dạy các đồng tu khác trong khu vực của mình. Tôi ở thành phố và vẫn còn nhiều cơ hội để học. Tôi trở nên bình tĩnh và nhắc đệ tử A ghi chép lại bài học cẩn thận. Sau đó người hướng dẫn không rời đi ngay và tôi dùng sổ ghi chép của đồng tu A để thực hành.

Giúp đỡ đồng tu và tu bản thân

Gần nhà tôi có một số đồng tu cao tuổi, họ bị can nhiễu bởi nghiệp bệnh và gặp nhiều khó khăn khi học Pháp. Tôi tổ chức nhóm học Pháp với họ ngoài nhóm học thông thường. Chúng tôi học Pháp bốn ngày một tuần, và dùng một ngày mỗi tuần để sản xuất tài liệu và phân phát chúng. Mỗi khi học Pháp nhóm xong, một trong số các học viên lớn tuổi không ngừng nói về những rắc rối của mình bằng rất nhiều tâm người thường. Tôi bảo cô phát chính niệm và phân biệt rõ sự can nhiễu. Cô cố gắng nhẩm khẩu quyết nhưng trong suốt nửa giờ, cô vẫn không thể nhớ nổi, thậm chí còn nhẩm những từ có nghĩa đối nghịch.

Tôi không thể nhẫn được nữa và nói với cô: “Cô à, chỉ có hai câu thôi mà cô không học được trong cả nửa giờ đồng hồ ư? Can nhiễu nghiệp bệnh của cô đã không được giải quyết trong một thời gian dài như vậy. Hay cô đến nhà con gái cô đi (cô ấy cũng là một học viên). Có khi chính niệm của họ mạnh hơn và có thể giúp cô cũng nên.” Cô ấy sau đó thôi học và đến nhà con gái.

Sau một khoảng thời gian, tôi nhận thấy sự ích kỷ của mình. Tôi không nắm lấy những cơ hội tốt để tu luyện, và cho rằng học cùng các học viên lớn tuổi là một sự hy sinh. Nhưng quan điểm của tôi vẫn dựa trên mong muốn đề cao cho bản thân – tôi vẫn muốn học cùng các đệ tử trẻ hơn. Tôi nghĩ rằng tôi đang giúp các đồng tu nhưng kỳ thực tôi chỉ muốn chứng thực bản thân.

Tôi quyết định ở lại cùng các đồng tu cao tuổi. Khi nghe tin cô ấy đã từ nhà con gái về, tôi đến gõ cửa nhà cô. Cô đã rất ngạc nhiên. Tôi nói: “Cháu đã sai, cháu không nên bảo cô rời đi. Chúng ta hãy lại học Pháp cùng nhau nhé.” Cô ấy đã rất lúng túng và nói: “Cô đã nhập viện.” Tôi nói một cách bình tĩnh: “Cô à, đã qua rồi. Chúng ta sẽ cùng học Pháp thật tốt và hoàn thiện bản thân, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.” Học viên đó cảm động và đáp: “Cô rất ngạc nhiên khi cháu vẫn đến để học Pháp cùng cô!

Tôi tự nhủ với mình: “Mình ở đây để học Pháp.” Pháp có thể cải biến một cá nhân và phá trừ mọi chấp trước. Tôi thấy rằng trên con đường tu luyện của bản thân trong thời kỳ Chính Pháp, vấn đề lớn nhất của tôi là tu bỏ tâm ích kỷ. Sự ích kỷ của tôi khiến tôi xét nét người khác, chứng thực bản thân, tật đố, và sinh tâm sợ hãi khi cứu người. Rất nhiều đồng tu đã giúp tôi những năm qua. Con xin đa tạ Sư Phụ từ bi đã an bài tất cả những điều này! Con sẽ tinh tấn tu luyện bản thân mọi lúc, và cứu nhiều người hơn nữa.

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/15/明慧法会-在警察丈夫身边也能讲真相-249224.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/18/129555.html
Đăng ngày 07-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share