Từ Pháp hội Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử miền Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-11-2011] Có một người Trung Quốc nói rằng: “Sai lầm nghiêm trọng nhất của người ta là lựa chọn sai sự nghiệp.” Tôi thường nghĩ rằng mình đã lựa chọn sai sự nghiệp. Tôi đang mở một cửa hàng tiện ích công cộng – công việc đòi hỏi sự cạnh tranh rất cao nhưng lợi nhuận lại rất ít. Các hộ kinh doanh đa phần là dưới hình thức gia đình. Giờ làm việc vào mùa hè thường từ 6 giờ sáng đến 11 giờ khuya, còn mùa đông thì từ 7 giờ sáng đến 10 giờ khuya. Tôi là nhân viên duy nhất. Vợ tôi làm công sở còn con tôi đến trường. Giờ phát chính niệm toàn cầu buổi trưa và 6 giờ tối lại là giờ cao điểm của công việc kinh doanh của chúng tôi, nên tôi phải tìm một thời điểm khác để bù lại. Tôi phải học Pháp lúc không còn bận, nhưng lúc nào cũng lác đác có người đến lúc này lúc khác. Tôi phải đặt sách xuống rất nhiều lần trong suốt mỗi phần của bài giảng. Tôi học Pháp cùng vợ con khoảng 15-30 phút từ khi đóng cửa lúc 11 giờ khuya cho đến khi chúng tôi phát chính niệm vào nửa đêm.

Trong những giờ cao điểm từ trưa cho đến 6 giờ tối, tôi không thể tự mình điều hành cửa hàng. Vợ tôi luôn chạy từ chỗ làm về để giúp tôi. Suốt những ngày cuối tuần, vợ tôi phải giặt quần áo, thăm ông bà nội ngoại, sau đó trông cho tôi nghỉ để tôi có thể ra ngoài phát một ít tài liệu giảng chân tướng.

Tôi thường bàn với vợ: “Chúng ta là những người tu luyện. Một khi vẫn còn lương thực và chỗ ở, chúng ta không nên truy cầu nhiều tiền, hay chúng ta đổi nghề? Tôi mong rằng có thể học Pháp nhiều hơn và cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa.” Vợ tôi đồng ý, nên chúng tôi tìm cơ hội để đổi nghề. Nhiều năm qua đi, và những nỗ lực của chúng tôi là vô ích. Vợ tôi nói với tôi: “Anh hãy hướng nội xem. Liệu có yếu tố nào trong công việc này được an bài cho việc tu luyện của anh không? Không có gì là ngẫu nhiên cả. Nếu anh tu luyện tốt trong công việc của mình, chắc chắn mọi thứ sẽ thay đổi.

Sư phụ giảng rằng:

“Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện.“ (“Lộ”, Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi thường ghen tị với những học viên nào có thể dành toàn bộ thời gian của họ để làm ba việc. Nhưng tôi nhận ra rằng cả ngày tôi đều tiếp xúc với những người ở cửa hàng, trái ngược với khi tôi còn đi học hay làm ở văn phòng công sở. Tôi hẳn phải có một con đường dành riêng cho mình.

Ví dụ như, có người đến lấy một điếu thuốc từ một cây thuốc lá chưa bán. Anh ta hút vài hơi trước mặt các khách hàng rồi nói rằng nó không đúng vị! Anh ta không muốn trả tiền điếu thuốc. Tôi lấy lại gói thuốc, cố gắng kiềm chế cơn giận. Tôi không nói với anh ta hay yêu cầu anh ta trả tiền cho gói thuốc anh ta đã mở. Anh ta im lặng nhìn tôi rồi ngậm điếu thuốc cháy dở và bỏ đi. Khi bình tĩnh lại tôi hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi chấp trước vào việc không muốn người khác nghi ngờ mình. Chúng ta là tu luyện Chân Thiện Nhẫn, tôi luôn kiểm soát chặt chẽ chất lượng, chỉ thường nhập khẩu những nhãn hiệu có uy tín cao và chất lượng tốt. Anh ta có thể không cố ý gây sự với tôi. Mà vì người dân phải đối mặt với rất nhiều nhãn hiệu giả mạo, họ thực sự có thể cảm thấy hàng chính hãng có mùi vị khang khác sau khi đã dùng qua các mặt hàng giả. Lúc đó, tôi mới chỉ đạt được tầng tu luyện mà không tranh đấu với người thường, chứ tâm tính của tôi chưa đủ cao để cứu một người đã bắt nạt tôi như vậy.

Còn một kiểu người khác cũng khiến tôi khó chịu, đó là những người dùng tiền chẵn để mua những thứ nhỏ nhặt. Tình huống này có thể khiến lửa giận trong tôi nổi bừng bừng. Kịch bản điển hình là có ai đó đi vào cửa hàng của tôi uống một chai nước khoáng, sau đó trả tiền chai nước giá 1 Tệ bằng tờ 100 Tệ. Tôi nói với anh ta: “Thôi miễn phí, anh cầm lại tiền đi.” Rồi anh ta sẽ nói là anh ta mua nước để đổi tiền lẻ, vì ngày nay các ngân hàng và cửa hiệu khác đều từ chối đổi tiền lẻ cho người dân. Tôi ép mình không được nổi giận và tìm 99 Tệ trả lại cho anh ta. Một vị khách khác còn dùng tờ 100 Tệ để mua món đồ lặt vặt giá 1.5 Tệ. Tôi không thể nào kiểm soát được cơn giận và đã nảy ra một số niệm đầu xấu sau khi người khách đó bỏ đi, mặc dù tôi vẫn trả lại tiền. Giờ tâm tính của tôi đã cao hơn và tôi thấy hổ thẹn khi nhớ lại chuyện này. Bất luận thế nào rắc rối đối với tôi luôn là chuyện đổi tiền chẵn, không lí nào tôi lại không hướng nội để tu luyện tâm tính.

Mẹ của tôi cũng là một đệ tử, bà nói rằng tôi thiếu thiện. Tất cả mọi người đều từng gặp rắc rối với việc thiếu tiền lẻ. Bà cho rằng: con nên cám ơn họ vì Sư Phụ đã an bài họ đến để giúp con mở rộng lòng từ bi. Con không chỉ cần nhẫn một cách thực sự, mà còn cần phải cứu anh ta bằng cách giảng chân tướng cho anh ta!

Còn vợ tôi cho rằng Sư Phụ đã an bài công việc này để giúp tôi từ bỏ chấp trước vào việc nóng nảy với người khác. Tôi nghĩ rằng cô ấy đã đúng. Qua sự đề cao, tôi có thể chịu đựng được những mâu thuẫn đó, những sự cố dường như giảm thiểu. Bây giờ khi đối mặt với những tình huống như vậy, tôi đã có thể mỉm cười với những vị khách đó. Tất cả các khách hàng đều công nhận rằng cửa hàng tôi bán hàng chính hãng, phục vụ tốt, và giá cả cạnh tranh. Số lượng khách hàng tự nhiên tăng lên. Công việc của chúng tôi, khách hàng và bản thân tôi đều được hưởng thụ ích từ Chân Thiện Nhẫn. Vấn đề cốt lõi ở đây là chúng ta đã đặt định một nền tảng vững chắc cho việc giảng chân tướng sau này, và thuyết phục mọi người thoái khỏi ĐCSTQ.

Vì tôi khó mà tìm được thời gian để trực tiếp ra ngoài cứu người, tôi bắt đầu giảng chân tướng ngay tại cửa hàng, điều mà ban đầu tôi không dám làm. Sư Phụ giảng:

“Tu luyện chính là tu luyện, tu luyện chính là vứt bỏ chấp trước, vứt bỏ những hành vi bất hảo và các loại tâm sợ hãi của con người, bao gồm cả tâm sợ hãi này của người ta.” (“Vượt qua cửa tử“)

“Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta làm điều sai lạc, tâm sợ hãi sẽ khiến người ta mất đi cơ duyên, tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần.” (“Vượt qua cửa tử”)

“Chúng sinh đều đang đợi được đắc cứu; điểm này là tôi có thể bảo chư vị một các minh xác phi thường; các đệ tử Đại Pháp mà không đi cứu họ, bất kể họ là ở ngõ ngách nào trên thế giới, chư vị mà không đi cứu họ, thì họ sẽ không còn hy vọng nữa.” (‘Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]’)
“Đệ tử Đại Pháp còn hơn như thế, vì gánh vác sứ mệnh cứu độ chúng sinh, phạm vi là lớn hơn. Đệ tử Đại Pháp toàn thế giới là bao dung toàn bộ thế gian; mỗi cá nhân có một phạm vi. Chư vị gặp gì, tiếp xúc gì, thảy đều là nhân tố trong phạm vi của chư vị. Chư vị có thể chính niệm đầy đủ, thì chư vị có thể là cao lớn trong phạm vi của mình; và trong phạm vi của mình, chư vị đè ép những thứ bất hảo xuống. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều có thể làm được điểm này thì toàn thế giới biến đổi; vì mỗi cá nhân chư vị là bao thầu một phạm vi rất lớn trong thế giới này, đại biểu cho chúng sinh một phương.” (‘Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]’)

Thiên mục của tôi không mở, nhưng tôi có thể nói được trách nhiệm trọng đại của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp như thế nào; chúng ta đã lập thệ ước. Sư Phụ ban cho chúng ta sứ mệnh cứu độ chúng sinh, nhưng những quan niệm người thường của tôi vào sự an nhàn và sợ hãi ngăn cản tôi hoàn thành sứ mệnh. Tôi đã khiến Sư Phụ thất vọng, khiến các chúng sinh của tôi thất vọng. Các đệ tử khác đang tìm cứu chúng sinh ở khắp mọi nơi, còn chúng sinh của tôi đến trước cửa nhà tôi để được cứu. Sẽ thật là đáng tiếc nếu một ngày kia chân tướng hiển lộ, các vị khách của tôi sẽ hỏi tôi “Tại sao anh không bao giờ cứu chúng tôi khi chúng tôi đang ở rất gần anh?” Vậy nên tôi bắt đầu phát những cuốn sách nhỏ và khuyên mọi người thoái ĐCSTQ.

Một đêm mùa hè trong năm nay, khi tôi sắp đóng cửa thì một cậu thanh niên đến mua pin. Tôi phát chính niệm và nói một cách từ tốn: “Trông cậu giống một trong những bạn học của tôi. Đẹp trai và tự tin!” Cậu ta đáp “Thật ư?” Tôi nói rằng: “Bạn học của tôi tên là Kiến Hồng, cậu tên là gì?”. Cậu ta trả lời tôi. Rồi tôi khuyên cậu ta làm tam thoái, và cậu ta còn tiếp thu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi bảo cậu ta nhớ rằng ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’. Cậu ta hứa sẽ ghi nhớ và cảm ơn tôi. Chỉ trong 3 phút ngắn ngủi mà một chúng sinh nữa đã được cứu.

Khi tôi học Pháp tốt, tôi luôn có đủ chính niệm, tôi có thể giúp cứu độ 4-9 người mỗi ngày. Nhưng khi tôi không học Pháp tốt, có tâm sợ hãi, nên tôi chỉ có thể cứu khoảng 2-3 người, thậm chí chẳng ai cả. Tôi đã giúp một số khách hàng và những người dân xung quanh thoái ĐCSTQ. Tôi giúp được khoảng 20 người cung cấp hàng và nhân viên giao hàng. Tôi phát hiện ra rằng những người bán lẻ rất bận rộn với công việc của họ và chưa từng nghe về tình huống chân thực. Điều đó chứng tỏ rằng việc rải tài liệu đến tất cả các khu vực vẫn còn là khó khăn, một số người có thể chưa đọc được tài liệu chúng ta phát cho họ, hoặc một số chưa quyết tâm thực hiện tam thoái.

Tôi bắt đầu phát đĩa DVD Thần Vận ở cửa hàng cho phần lớn các khách hàng cao tuổi. Hai phần ba trong số họ nói với tôi rằng họ thích chúng. Tôi khuyên họ phát đĩa cho cả bạn bè và gia đình. Sau khi phát được cho hơn 60 người, tôi phát triển tâm sợ hãi, bởi vì tôi đọc được một thông báo rằng một số đệ tử bị tố cáo và bắt giam khi đang phát đĩa Thần Vận. Tôi dừng truyền tay các đĩa trong nhiều ngày, nhưng không lâu sau tôi nhận ra rằng chúng ta phải mặt đối mặt mà cứu người. Đương nhiên, nhờ các tài liệu giảng chân tướng mà việc giúp mọi người thoái ĐCSTQ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Những người chưa từng đọc tài liệu thì không dễ làm tam thoái như vậy.

Khi tôi có thể tĩnh tâm học Pháp, tôi thấy trong tâm mình chưa chứa đủ Pháp. Điều đó khiến các chấp trước người thường của tôi cản trở tôi cứu độ chúng sinh. Tôi đã sớm khôi phục lại công tác cứu người ở cửa hàng của mình và tỉ lệ thành công của tôi tăng lên sau khi học Pháp nhiều hơn và có kinh nghiệm hơn. Bất cứ khi nào tôi trải qua khổ nạn, tôi thường nhớ lại lời giảng của Sư Phụ:

“Tôi thấy mọi người thật cực nhọc; chư vị phải công tác, phải học tập, có sinh hoạt với gia đình, có hoạt động xã hội, đồng thời phải chăm nom gia đình, phải công tác cho tốt, lại học Pháp tốt luyện công tốt, lại phải đi giảng rõ chân tướng. Khó! Bất kể là điều kiện thời gian và kinh tế thế nào, thì cũng khó khăn không sánh được. Khó, ấy là thể hiện được uy đức; khó, ấy là cơ hội để trồng cây uy đức. Thật xuất sắc! Bởi vì chư vị là người tu luyện; dẫu có khó, lại càng làm cho tốt.” (Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001)

Tôi không còn nghĩ rằng mình đã chọn sai sự nghiệp hay công việc không phù hợp với mình. Tôi có thể tiếp tục vận hành cửa hàng một cách ‘tùy kỳ tự nhiên’. Bất kể tôi làm gì, tôi phải giúp mọi người thoái khỏi ĐCSTQ và giảng chân tướng. Tôi biết rằng con đường của tôi còn xa mới đạt, nhưng tôi vẫn đang nỗ lực để theo kịp!

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/12/明慧法会–不再认为入错行-249016.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/14/129467.html
Đăng ngày 02-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share