Bài viết của đệ tử Đại Pháp Thuỵ Sỹ

[MINH HUỆ 28-07-2021] Nhìn lại con đường tu luyện của mình, tôi nhận ra trong vài năm qua, bản thân đã không đạt được nhiều tiến bộ lớn trong tu luyện. Tôi không hiểu được tính sâu sắc của việc tu luyện, trong nhiều phương diện tôi chỉ tu luyện ở mức “trung bình“. Suốt một thời gian dài, tôi giống như Sư phụ đã từng giảng:

“Là một người tu luyện bình thường, thuộc hạng “trung sỹ văn Đạo”, luyên cũng đươc chẳng luyện cũng xong, kiểu người như thế rồi có lẽ sẽ không thành.“ (Chuyển Pháp Luân)

Tôi còn nhận ra, khi ngồi đả tọa, tôi không hề tiến vào trạng thái nhập định thâm sâu. Điều này nói lên rằng tôi đã không tinh tấn trong thời gian rất dài. Sư phụ giảng:

“Trong tương lai sau khi chư vi đề cao [tầng], chư vị nghe lại băng thâu âm này, chư vị sẽ không ngừng đề cao; chư vị không ngừng nghe, thì chư vi sẽ cứ mãi có được lĩnh hội mới, có thu hoạch mới.” (Chuyển Pháp Luân)

Vậy tại sao tôi lại rơi vào trạng thái tu luyện của “trung sỹ” suốt một thời gian dài như vậy? Có phải là vì tôi không đủ tín Sư, năng lực lý giải của tôi quá nông cạn bề mặt hay không? Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện chư vị không phải là do chính mình đề cao một cách hết sức thực tại một cách chân chính, từ đó khiến bên trong phát sinh biến hoá lớn mạnh về bản chất, mà là dựa vào lực lượng của tôi, mượn nhân tố lớn mạnh bên ngoài, như thế vĩnh viễn không cải biến bản chất con người của chư vị chuyển biến thành Phật tính được.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong kinh văn Sư phụ còn nhấn mạnh rằng:

“Không có Sư phụ ở đây thì không có hứng tu, cứ như là vì Sư phụ mà tu, vì hứng thú mà đến, ấy là chỗ yếu rất lớn của kẻ “trung sỹ“.” (Kiên định, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhận ra rằng mình chưa đủ tín Sư tín Pháp, là vì tôi quá phụ thuộc vào người khác và các nhân tố bên ngoài. Sau khi đọc “Cửu bình: 9 bài bình luận về Đảng Cộng sản”, tôi tin rằng mình đã tìm ra được một phần nguyên nhân: Thời thơ ấu, tôi chịu ảnh hưởng của “Chủ nghĩa xã hội” một cách sâu sắc. Gia đình tôi cũng giống như bao gia đình Thụy Điển khác những năm 70-80, không cách nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của xu hướng chủ nghĩa xã hội và đạo đức xã hội xuống dốc một cách mạnh mẽ này. Điều này đã làm xói mòn chính tín, sự quan tâm của tôi, suy yếu khả năng tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình – những việc thường được vun đắp trong một gia đình bảo lưu giá trị truyền thống và tín ngưỡng. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội là một loại tin tưởng và quan tâm giả tạo, thứ mà mọi người có thể bắt gặp trong xã hội, nhà trẻ, trường học, câu lạc bộ, nơi làm việc và hiện tại là trên Internet. Chủ nghĩa xã hội và cái gọi là tự do mà nó rêu rao đã khiến tôi đã đánh mất nền văn hóa chân chính, vốn dựa trên trí huệ của gia đình, tổ tiên và việc theo đuổi các giá trị cao hơn và nền văn hoá tín Thần.

Tôi thường cảm thấy lạc lõng ở trường học. Chúng tôi không được học bất cứ điều gì về giá trị đích thực hay ý nghĩa của cuộc sống. Thay vào đó, chúng tôi được dạy rằng văn hóa và tín ngưỡng truyền thống là những thứ nguyên thuỷ và kém phát triển. Trường học cũng dạy chúng tôi rằng, con người chỉ là những con khỉ có bản năng và nhu cầu mà thôi.

Giáo dục tư tưởng trong nhà trường khiến tôi tin rằng, hầu hết mọi thứ đều là tương đối và vô nghĩa. Ngoài ra, tôi cho rằng chỉ cần tôi thể hiện tốt trong kỳ thi và đạt điểm cao thì mọi thứ sẽ ổn. Trên thực tế, không ai dạy chúng tôi rằng trong cuộc sống này có những thứ có giá trị thực sự. Điều này khiến tôi trở thành một người cực kỳ thụ động. Tôi chỉ làm những gì mọi người mong đợi ở tôi. Khi nỗi đau tinh thần ập đến, tôi sẽ cố gắng thoát khỏi nó bằng bất cứ thứ gì mà xã hội tự do ngày nay mang đến. Tất nhiên, điều này sẽ chỉ dẫn đến việc phụ thuộc nhiều hơn vào tất cả những thứ khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và hài lòng.

Khi đọc “Chuyển Pháp Luân” và “cửu bình”, tôi nhận ra rằng sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội là nguyên nhân khiến chúng ta đánh mất niềm tin vào gia đình và các giá trị tín ngưỡng cao hơn, cũng như khả năng thực sự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Những gì sau đó là cảm giác mọi thứ đều vô nghĩa. Cùng với sự gia tăng về thuế, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, nhiều quyền tự do lựa chọn hơn, đạt được sự công nhận trong các nhóm, chúng ta vì thế đã đạt được một loại cảm giác tự do. Nhưng trên thực tế, điều này dẫn đến sự nghi ngờ, tâm lý nạn nhân, đố kỵ, oán hận và những xung đột khó giải quyết.

Trong một xã hội dựa trên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, lòng tin của con người bị phá hủy và theo đó nhân tính thực sự của con người cũng bị huỷ diệt. Sư phụ giảng:

“Học sinh không mê tín vào trường học và giáo viên thì không đắc được tri thức; trẻ em không mê tín vào người trưởng bối của mình thì không cách nào dạy dỗ được; con người không mê tín vào sự nghiệp của bản thân thì không sao làm tốt công tác được; nhân loại không có tín ngưỡng thì không có quy phạm đạo đức, thế thì nhân tâm sẽ không có Thiện niệm, mà sẽ bị tà niệm chiếm cứ.” (Thế nào là mê tín, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cá nhân tôi cảm thấy hạnh phúc khi chơi thể thao và tham gia vào các cuộc thi đấu khác nhau. Tôi thường làm điều này để tạo ấn tượng tốt với người khác. Tôi hiểu rằng tôi đang tìm kiếm sự tự đánh giá cao và sự tín nhiệm thực sự mà tôi đã đánh mất vì ảnh hưởng của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong gia đình tôi. Tất nhiên, loại nỗ lực để nhận được sự công nhận từ người khác đã khiến tôi đi sai đường.

Bước vào tu luyện

Khi bắt đầu tu luyện, tôi đã rất tinh tấn và được trải nghiệm một số sự việc đáng kinh ngạc. Theo thời gian, ký ức về những điều này dần dần biến mất, và hành vi của tôi ngày càng giống một người tu luyện trung sỹ. Cái tâm mong muốn nhận được sự công nhận và xem trọng từ người khác vẫn còn đó. Phải mất vài năm, tôi mới nhận ra được cái tâm này ẩn sâu đến nhường nào. Ví dụ, khi tôi tập các bài công pháp cho người khác xem, khi học Pháp trong các nhóm nhỏ, khi tham gia vào các hoạt động của Đại Pháp, hoặc khi giảng chân tướng cho mọi người, tôi thường cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Tuy nhiên, điều này thường không đến từ chân ngã của tôi, mà là từ cái tôi cá nhân, đang tìm kiếm sự công nhận từ người khác.

Chỉ cần tôi cảm thấy áp lực từ bên ngoài hoặc bức bách từ trong tâm, tôi sẽ luyện các bài công pháp và học Pháp nhiều hơn. Tôi cũng phát chính niệm, nhưng không xuất phát từ sự hiểu biết và thực sự coi trọng tu luyện của bản thân mà phát. Ví dụ, khi tôi cảm thấy thân thể không thoải mái hoặc cảm thấy bản thân vô dụng, hoặc khi tôi thấy người khác tinh tấn, hoặc nhận ra rằng bản thân học Pháp không tốt, tôi sẽ tạm thời thanh tỉnh lại và cố gắng khiến bản thân tinh tấn hơn. Tuy nhiên, tôi dường như vẫn chưa hoàn toàn đặt tâm để làm điều đó. Tôi chỉ dùng tiêu chuẩn mà tôi cho là “đủ tốt” để đo lường bản thân và so sánh mình với người khác. Trong một thời gian dài, đối với tôi, “đủ tốt” có nghĩa là học Pháp và luyện công ba hoặc bốn lần một tuần, tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương càng nhiều càng tốt, và tham gia vào các hạng mục khác mà tôi cho là đáng giá đối với tôi.

Trải qua nhiều năm tu luyện, tôi nhận ra mình thường làm mọi việc chỉ vì hình thức, chủ yếu là vì sự hài lòng khi nhận được sự công nhận từ mọi người trong nhóm. Trên thực tế, vật cực tất phản. Khi tôi học Pháp và luyện công một mình hoặc trong một nhóm, tôi cảm thấy mệt mỏi và tiêu cực. Chỉ cần tôi cảm nhận được sự kỳ vọng của người khác, hoặc nghĩ rằng bản thân không đủ giỏi, tôi sẽ làm mọi việc một cách hời hợt bề mặt. Tôi đã thực sự hướng nội bao nhiêu lần? Hầu hết thời gian, mục đích hướng nội của tôi là để đạt được sự công nhận bề mặt, để có thể chia sẻ với các đồng tu những gì tôi đã ngộ được và từ đó thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi của mình . Tuy nhiên, tôi không nhận được gì cả, và thậm chí còn thụt lùi trong tu luyện.

Gậy bổng hát

Năm ngoái, Sư phụ đã viết một bài kinh văn liên quan đến ôn dịch, nhắc nhở những ai không tinh tấn tu luyện, đối với tôi mà nói, đây chính là một gậy bổng hát. Một vài tuần sau đợt phong toả đầu tiên ở Thụy Sỹ, tôi đã xuất hiện trạng thái tiêu nghiệp nghiêm trọng. Nhiều năm qua, tôi đã không phải trải qua những điều tương tự như vậy. Nguyên nhân của sự việc là bắt đầu từ vợ tôi – một nhân viên y tá. Một ngày nọ, cô ấy trở về nhà và nói rằng họ có một ca nghi nhiễm virus, và vì cô ấy cảm thấy không khỏe nên cần làm xét nghiệm. Ngay khi cô ấy nói vậy, tôi cảm thấy cổ họng mình bị kích thích. Tôi cố gắng không để ý đến nó. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục khó chịu, vài ngày sau chuyển sang viêm họng, cảm thấy nóng rát ở phổi. Các bộ phận khác của cơ thể tôi cũng rất đau và tôi bị sốt. Tôi không cho rằng đây là điều tốt, mà ngược lại cảm thấy lo lắng rằng mình đã nhiễm virus rồi. Qua sự việc này, tôi nhận ra rằng ngộ tính của mình rất thấp.

Sau vài ngày xuất hiện những những triệu chứng nghiêm trọng, hai đồng tu đã đến thăm chúng tôi. Khi đó chúng tôi không được phép mở nhóm học Pháp tập thể. Sau khi học Pháp cùng nhau, tôi cảm thấy rất yếu và muốn nghỉ ngơi một lát. Mười lăm phút sau, tôi nhận ra suy nghĩ này không đúng đắn. Tôi cần phải vượt qua cái quan này, phải coi nó như một bài kiểm tra và là việc tốt. Bất chấp cơn đau khắp người, tôi vẫn đứng dậy và tập bài công pháp thứ nhất. Sau đó, mọi thứ đột nhiên cảm thấy thư thái và tôi có thể gia nhập cùng những người khác. Ngày hôm sau, tôi vẫn cảm thấy rất tốt. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, tôi cảm thấy mình đã thực sự vượt qua được một cái quan. Đối mặt với thử thách của nỗi sợ hãi, tôi có cơ hội gia cường quyết tâm tu luyện và loại bỏ tâm sợ hãi. Phải mất vài ngày tôi mới có thể tỉnh ngộ và hiểu được tính ngiêm trọng của vấn đề. Điều này cho thấy trạng thái tu luyện của tôi rất kém, bởi vì tôi luôn chấp trước vào trạng thái của cơ thể và nghĩ rằng tôi bị bệnh, tôi đứng từ góc độ của người thường không tu luyện để nhận định vấn đề.

Khi tôi học Pháp, tôi nhận ra rằng mình luôn chấp trước vào trạng thái của thân thể xác thịt này, và không nhận ra rằng nó chỉ là một tầng nhỏ trong toàn bộ thân thể của chúng ta. Sư phụ giảng:

“Tôi nói rằng điều đó không ảnh hưởng, cái [thân] thể ở không gian khác của chư vị không bị [phẫu] thuật, mà luyện công là cái [thân] thể ấy khởi tác dụng.” (Chuyển Pháp Luân)

Tâm trí của tôi bị mắc kẹt trên thân thể ở tầng diện vật chất này, vậy thì năng lượng làm thế nào có thể đạt được sự phát triển ở tầng cao hơn được? Tôi nhận ra rằng trong một thời gian dài tôi giống như một người tu luyện trung bình, và không đủ chắc chắn và kiên định tín Sư tín Pháp.

Cuối cùng, tôi hiểu rằng nếu muốn thực sự tu luyện, chúng ta cần phải tin tưởng nhiều hơn vào Pháp, thông qua tu luyện nghiêm túc và thể hội của bản thân mà gia cường chính niệm và ý chí, học Pháp, tu luyện tinh tấn, phát chính niệm và hướng nội tìm một cách nghiêm túc. Cuối cùng tôi cũng nhận ra, tôi không thể không phó xuất mà có thể đắc được mọi thứ, giống như điều mà chủ nghĩa xã hội tuyên truyền. Nếu tôi muốn đạt được đề cao trong tu luyện, tôi phải phó xuất nhiều hơn và có trách nhiệm với cuộc sống, tu luyện và tất cả những suy nghĩ và hành động của mình.

Năm 2019: Cơ hội mới để tinh tấn hơn trong tu luyện

Vào cuối năm 2019, tôi có cơ hội làm việc cho thời báo The Epoch Times. Sau một tháng đào tạo, tôi bắt đầu làm việc 6 tiếng mỗi ngày, công việc bắt đầu từ chiều và kết thúc vào lúc tối muộn. Lúc đầu, nó vô cùng khó khăn vì tôi đã quen làm việc theo lịch trình làm việc của bản thân. Như đã nói ở trên, tôi chỉ coi mình là một người tu luyện trung bình. Lịch trình làm việc mới này cũng không phải là dễ dàng đối với gia đình tôi. Thêm vào đó, nỗi sợ hãi của tôi lại nổi lên, tôi sợ mắc sai lầm, sợ không đủ tốt, sợ mất mặt. Rất khó để buông bỏ tất cả những điều này. Tôi thường cảm thấy lo lắng trong lòng, nhưng bề ngoài thì lại giả vờ bình tĩnh. Khi khách hàng chỉ trích “The Epoch Times” hoặc nhân viên của chúng tôi, hoặc thậm chí tức giận với chúng tôi, tôi cảm thấy đặc biệt khó chịu.

Hàng tuần chúng tôi có một buổi họp nhân viên vào lúc hai giờ đến bốn giờ sáng theo khung giờ châu Âu. Tôi thường chỉ ngủ được vài giờ và mỗi lần như vậy phải mất vài ngày đầu não và thân thể tôi mới khôi phục lại trạng thái thanh tỉnh bình thường. Yêu cầu đối với các nhân viên làm việc ở The Epoch Times là rất cao. Chúng tôi phải làm bảng ghi chép để mọi người có thể thấy được sự tiến bộ trong việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm mỗi ngày. Mặc dù điều này là tự nguyện đối với tất cả mọi người, nhưng nó là một khảo nghiệm đối với tôi. Kết quả là, tâm cạnh tranh và muốn thể hiện bản thân của tôi đã bộc lộ ra. Tôi lo lắng bị mất mặt vì tôi thường xuyên không có thời gian làm đủ những điều này. Tôi cảm thấy mệt mỏi, tâm an dật và tâm lười biếng của tôi cũng bị khảo nghiệm nghiêm trọng.

Môi trường ở nhà tôi đôi khi cũng khá khó khăn. Chúng tôi sống trong một căn hộ có ba phòng lớn và 1 phòng nhỏ, không có phòng đọc sách, vì vậy tôi phải làm việc trong phòng khách. Để không làm phiền vợ và con gái vào buổi đêm, tôi hàng ngày đều dùng một thùng gỗ, gối và chăn để làm thành một cái hộp cách âm. Tuy nhiên vợ tôi vẫn bị ảnh hưởng bởi những tiếng điện thoại và cô ấy luôn phàn nàn. Khi con gái tôi thức dậy vào nửa đêm, tôi phải dỗ dành và chăm sóc cháu. Đôi khi trong hộp nóng đến nỗi tôi liên tục đổ mồ hôi. Hầu hết thời gian tôi ngồi ở tư thế đơn bàn vì không gian trong đó quá hẹp.

Tất cả những điều này cộng với sự mệt mỏi khi làm việc vào buổi đêm đã trở thành gánh nặng rất lớn đối với tôi. Đôi khi tôi sẽ bùng nổ, tức giận và phản kích lại. Rồi những suy nghĩ ích kỷ nảy ra: “Tôi đang làm những việc quan trọng, tại sao không thể để tôi làm việc.” Khi đó, tôi quên hướng nội tìm và không đặt mình vào vị trí của vợ và con gái. Vợ tôi làm việc trong một trung tâm điều dưỡng, hàng ngày phải tiếp xúc với những người mất trí nhớ, và phải dậy từ sáng sớm. Đồng thời, công việc này có yêu cầu cực kỳ cao về thể chất lẫn tinh thần. Cô ấy thường rất căng thẳng vì đồng nghiệp không hoàn thành tốt công việc mà dẫn đến năng suất làm việc thấp.

Ban đầu, tôi thường ngủ nhiều hơn và dùng thức ăn, đồ ngọt, bánh ngọt hoặc sôcôla để bù đắp cho những chấp trước bị tổn thương dưới áp lực này. Tôi cũng dành nhiều thời gian hơn lướt Internet và mạng xã hội. Khi không chịu nổi những cám dỗ này, tôi càng cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngay cả trong giấc mơ cũng có những khảo nghiệm, vì vậy tôi khó có thể dậy sớm vào buổi sáng. Tôi cũng nhận ra rằng khi cuộc nói chuyện trên điện thoại tích cực, tôi sẽ vô cùng cao hứng, nhưng khi nói chuyện không thuận lợi, tôi sẽ cảm thấy lo lắng. Đằng sau đó là nỗi sợ thất bại và không được công nhận.

Tôi dần ý thức được khảo nghiệm lần này và cuối cùng đã vượt qua được. Dần dần, thiện tâm của tôi trong công việc và khi ở nhà cũng ổn định. Bây giờ tôi có thể hỗ trợ gia đình tôi trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua gia cường luyện các bài công pháp, học Pháp và phát chính niệm, tôi đã thấy được sự tiến bộ trong tu luyện. Tôi cảm thấy rất nhiều nghiệp lực đã được tiêu trừ!

Cuộc sống gia đình của chúng tôi đã trở nên hòa thuận hơn. Ngoài ra, tôi có thể dùng tâm thái bình tĩnh để vượt qua những thống khổ. Tôi gia tăng thời gian đả toạ và luyện tập bài công pháp thứ hai. Trước đó tôi cảm thấy rất khó nhập tĩnh khiến cho thân thể tôi không thể hoàn toàn thả lỏng để diễn hoá ra năng lượng ở tầng cao hơn.

Sư phụ giảng:

“Tốt nhất là đừng nghĩ gì hết. Bởi vì khi luyện công tại tầng thấp cần phải thiết lập một cơ sở; cơ sở ấy phát huy tác dụng hết sức quan trọng, bởi vì ý niệm hoạt động của con người có một tác dụng nhất định. Mọi người thử nghĩ xem, hỏi những gì được thêm vào trong công của chư vị, những điều chư vị luyện xuất ra được có thể là tốt không?” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu rằng, “cơ sở” và trạng thái “không suy nghĩ” này chỉ có thể đạt được khi tôi kiên định trong tu luyện, trong hoàn cảnh không truy cầu mục đích nhưng có ý chí mạnh mẽ mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, tất cả những đau khổ của tôi thực sự là món quà lớn nhất, để gia cường tín tâm của tôi vào Pháp. Tôi hiểu rằng cảm giác hay suy nghĩ truy cầu được công nhận đều là khảo nghiệm để xem tôi có thể buông được cái tâm sợ hãi ở đằng sau hay không, để tôi có thể nhận ra giá trị thực sự và trở nên thiện lương hơn.

Sư phụ giảng:

“Người ta làm các việc khi không có quy phạm và ước chế câu thúc của đạo đức thì là ma tính, còn tu Phật chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, bồi bổ Phật tính của chư vị. Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Bây giờ tôi hiểu rằng hướng nội và dùng thiện tâm để nhìn vấn đề có thể hoá giải được ma tính của tôi. Năng lượng và lạp tử của từ bi mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì. Chỉ khi tâm tôi có thiện niệm, tôi và những người khác mới có thể được cứu và hóa giải những nghiệp lực cản trở chân tướng.

Khi tôi hiểu ra và tôn kính hơn đối với Pháp và cuộc sống, tôi mới có thể trân trọng hơn sự thuần chân và niềm tin của chúng tôi khi còn nhỏ. Buông bỏ ngày càng nhiều những chấp trước, một lần nữa nhận ra và gia cường bản tính thuần chân và niềm tin này là cách mà tôi trở về con người thật sự của mình. Sư phụ đã mở cánh rộng cánh cửa, nhưng tôi chỉ có thể tự mình bước đi, tu luyện là không ai có thể thay thế được.

Con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/428755.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/31/194365.html

Đăng ngày 02-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share