[MINH HUỆ 22-12-2020] Để chào đón năm mới đang đến gần, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Công viên Nanbin xinh đẹp tại Hoa Liên, Đài Loan vào ngày 20 tháng 12 năm 2020. Họ đã gửi những lời chúc mừng năm mới để bày tỏ sự tôn kính và lòng cảm ân tới Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Liên tập trung tại Công viên Nanbin để chúc mừng năm mới Sư phụ Lý
Để chúc mừng năm mới đang đến gần, các học viên đã tổ chức biểu diễn trống lưng Trung Quốc và luyện các bài công pháp
Niềm tin vào Đại Pháp đã giúp bà Tiết vượt qua khổ đau
Bà Tiết tạ ân Sư phụ Lý đã giúp bà tìm thấy mục đích của cuộc sống và vượt qua nỗi đau mất chồng
Bà Tiết bắt đầu tu luyện vào năm 2006 sau khi lập gia đình. Bà nói: “Điều khó khăn nhất với tôi là buông bỏ tình thân quyến. Cả bố mẹ chồng tôi đều bị gãy chân. Tôi cứ liên tục bận rộn với việc chăm sóc bố mẹ chồng và con cái. Tôi trở nên kiệt sức. Các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi rằng những khổ đau đó là do nghiệp lực của tôi gây nên.”
Năm 2008, chồng bà lâm bệnh. Bà đã dành nhiều thời gian hơn cho việc học Pháp bằng cách nghe ghi âm các bài giảng và học thuộc Pháp của Sư phụ. Điều này đã giúp bà thanh trừ những suy nghĩ tiêu cực. Chồng bà qua đời vào năm 2017. Lời trăn chối cuối cùng mà chồng bà để lại là: “Em hãy kiên cường và buông bỏ cái tình.” Bà đã có thể đương đầu với cái chết của chồng bởi bà coi ông như đồng tu và tín tâm mạnh mẽ vào Đại Pháp.
Học cách hướng nội tìm thiếu sót là một Pháp bảo
Bà Trần cố gắng tuân theo lời dạy của Sư phụ
Bà Trần bắt đầu tu luyện vào năm 2001 và luôn tự hỏi con người đến từ đâu. Từ thời thơ ấu, bà đã có nhiều thắc mắc về cuộc sống. Năm 33 tuổi, một người bạn đã đưa tặng bà cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện. Bà đã đọc hết cuốn sách trong ba ngày và tìm được câu trả lời cho tất cả những khúc mắc của mình.
“Đã tu luyện trong hai thập kỷ, điều khó nhất với tôi là khảo nghiệm về tâm tính. Những khảo nghiệm như vậy đột nhiên xảy đến. Ví như, bà thường tranh luận mỗi khi bà bị đồng nghiệp hiểu lầm hoặc chỉ trích. Bà cũng tranh cãi với chồng. Mỗi khi mọi việc trở nên khó khăn, bà đã tự hỏi bản thân: “Mình có phải là người tu luyện không? Yêu cầu cơ bản là không đáp trả lại khi bị đối xử bất công. Mình đã làm được như vậy chưa?”
Bà phát hiện rằng ngoài tâm oán hận và tâm tranh đấu, bà còn có chấp trước mạnh mẽ truy cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. “Từ góc độ người thường mà xét thì điều này có vẻ hợp lý nhưng với người tu luyện thì những điều đó lại cần phải buông bỏ, đặc biệt là tâm truy cầu danh, lợi và cảm xúc cá nhân.” Bà nói rằng sau khi đề cao trong tu luyện, hiện bà đã có thể luyện các bài công pháp với tâm thanh tĩnh. Bà nhận ra rằng là một học viên thì cần luôn đặt người khác lên trước bản thân mình.
Bà nói: “Con xin cảm tạ Sư tôn đã ban cho con một cuộc đời mới. Con nhất định sẽ nghe lời Sư phụ, tu luyện vững chắc, làm tốt ba việc và là một đệ tử đạt tiêu chuẩn”.
Bản tiếng Hán: https://greetings.minghui.org/mh/articles/2020/12/22/416874.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/25/188983.html
Đăng ngày 26-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.