Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-11-2020] Nhờ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, một người đàn ông đã đắc phúc báo và phục hồi nhanh chóng sau ba ngày hôn mê do bệnh tiểu đường.

Nhờ chiểu theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, một người mẹ trẻ đã có được sự bình yên trong tâm và sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần để chăm sóc tốt cho hai bé trai của cô và xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Được truyền cảm hứng bởi những Pháp lý uyên thâm của Pháp Luân Đại Pháp, một thiếu nữ đã biết cách bảo trì một trái tim thuần tịnh trong thế giới đầy bất ổn này. Bằng cách tránh xa những thói quen xấu và giúp đỡ người khác, cô có được một tâm trí tích cực và tìm thấy niềm vui trong sự tự đề cao bản thân.

Với tinh thần của Ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ, những người được nhắc tới trên đây, tại Melbourne, Úc đã tham gia đồng ca, ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp và nhà sáng lập, Đại sư Lý Hồng Chí.

Điều kỳ diệu khiến các nhân viên y tế ngạc nhiên

Bà Jansin Goldring, một giáo viên tiếng Anh, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 19 năm. Bà chia sẻ một câu chuyện thần kỳ đã xảy ra với chồng bà, ông Peter Goldring.

Tháng 8 vừa qua, ông Peter đã một mình tới Châu Âu. Trên tàu, không khí nóng và ẩm ướt. Vài ngày sau, bà nhận được một cuộc điện thoại từ một bệnh viện ở Prague. Ông Peter đã rơi vào trạng thái hôn mê bởi bệnh tiểu đường, và ông đang ở phòng điều trị tích cực (ICU). Bà Jansin nhớ lại: “Lúc đó, các bác sỹ đã rất lo lắng bởi họ chưa từng gặp một bệnh nhân nào có lượng đường trong máu cao đến thế”.

Ba ngày sau, ông Peter đã tỉnh lại và các nhân viên y tế rất vui vì thấy tất cả các cơ quan nội tạng của ông đều ổn. Bởi vì ông vẫn còn yếu nên bác sỹ điều trị đã kê đơn tiêm insulin. Bác sỹ nói: “Ông may mắn đã qua khỏi nhưng ông sẽ cần insulin suốt quãng đời còn lại”.

Thế nhưng, chỉ trong vòng ba ngày, ông đã bình phục và sẵn sàng để ra viện. Khi một y tá ngạc nhiên hỏi bí mật nào giúp ông bình phục nhanh đến như vậy, ông Peter trả lời đó là Pháp Luân Đại Pháp. Trong nhiều năm qua, mặc dù ông Peter không thực sự là một học viên nhưng ông đã ủng hộ bà Jansin tham gia các hoạt động tôn vinh Pháp Luân Đại Pháp. Thỉnh thoảng ông cũng tham gia học Pháp và luyện công chung.

Người y tá của ông Peter đã ngay lập tức tìm kiếm thông tin về Pháp Luân Đại Pháp trên mạng và cách để bắt đầu học pháp môn này.

Về phần ông Peter, ông đã quay về Melbourne ngay sau đó và vẫn khỏe mạnh từ đó tới giờ. Sau một lần kiểm tra sức khỏe gần đây, bác sỹ của ông đã ngạc nhiên với kết quả xét nghiệm của ông bởi không có một dấu hiệu nào cho thấy ông từng là một bệnh nhân tiểu đường. Ông không ngờ một người với tiền sử bệnh tiểu đường nghiêm trọng như ông Peter lại có thể phục hồi tốt như vậy. Theo kinh nghiệm của ông, một người đã bị hôn mê trong vòng ba ngày sẽ cần insulin suốt đời.

Ông Peter trả lời: “Tôi quá may mắn bởi vợ tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và bà ấy thường nói với tôi làm thế nào để có được sự khỏe mạnh thực sự. Bà ấy luôn nhắc tôi ghi nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và ‘Chân-Thiện-Nhẫn hảo’”.

Bà Jansin cho biết đây chỉ là một trong rất nhiều điều kỳ diệu mà bà đã được chứng kiến trong nhiều năm qua: “Đây là lý do tại sao chúng tôi rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp và cảm ân Sư phụ Lý vì tất cả”, bà giải thích.

dc9fdd5dd9b1b06aef0da230ec562d0d.jpg

Ông bà Peter và Jansin tham gia diễu hành xe hơi vào một cuối tuần gần đây để kêu gọi ngăn chặn cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một người mẹ vô lo vô nghĩ

Cô Marie là một người mẹ trẻ của hai bé trai: Xavier năm tuổi và Ben ba tuổi. Cả hai đứa trẻ đều rất đáng yêu và tinh nghịch. Cô đang mang thai đứa con thứ ba.

Bởi sức khỏe không tốt nên cô Marie luôn cảm thấy mệt mỏi. Cô chia sẻ rằng nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cô sẽ không thể đảm đương quá nhiều việc cần thiết để chăm sóc gia đình như vậy.

Cô Marie tin tưởng Pháp Luân Đại Pháp vì đã giúp cô phục hồi sức khỏe và ban cho cô một nội tâm mạnh mẽ cùng trí huệ để đối mặt với các thử thách của cuộc sống. Bỏ lại những cảm xúc tiêu cực, giờ đây cô cởi mở, hạnh phúc và là một người vợ, người mẹ đầy tình yêu thương.

Thông qua học Chuyển Pháp Luân, cô Marie đã hiểu được tầm quan trọng của việc giữ bình tĩnh. Khi cố gắng sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và hướng nội để đề bản thân, cô đã thấy được một cuộc sống khác biệt, tốt hơn và tuyệt vời đang chờ cô ở phía trước.

Nhưng phải mất nhiều thời gian cô mới tới ngày hôm nay. Khi các con trai của cô đã khóc lóc, om sòm suốt cả ngày và đôi khi là suốt đêm, và cô đã từng quát nạt chúng. Sau này, cô đã thay đổi và quyết tâm phải giữ được bình tĩnh. Mặc dù cô đã luôn nhắc nhở bản thân trước khi trở nên giận giữ nhưng có lúc cô vẫn quát nạt chúng.

Cô Marie giải thích: “Bất cứ khi nào việc đó xảy ra là tôi lại hướng nội tìm xem làm thế nào để tôi có thể làm tốt hơn. Trong những lúc như thế, tôi sẽ nhắc nhở chúng không được tái phạm lần nữa và giải thích lý do tại sao”.

Sự ân cần của cô cũng đã khiến những đứa trẻ thay đổi. Cả hai đều có thể đọc các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp, biết quan tâm và tha thứ cho người khác. Cô nói thêm: “Mẹ con chúng tôi cũng cùng nhau ngồi thiền trước khi đi ngủ. Việc này giúp chúng thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Thậm chí ngay cả trong đại dịch, tôi cũng không lo lắng bởi tôi biết chúng sẽ ổn cả thôi”.

e9b4f20290e677cd4ec2ee0025c59eeb.jpg

Lòng cảm ân từ cô Marie, một người mẹ trẻ, cùng hai con của cô

Cô Marie cho biết cô mang ơn Pháp Luân Đại Pháp vì tất cả những điều này và luôn cảm động trước sự từ bi của Sư phụ Lý.

Một thiếu nữ nhận ra con đường đi của mình

Violet Thodori, 14 tuổi, lớn lên trong một gia đình các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Giống như em gái, em đã học được cách áp dụng các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó bao gồm việc phân biệt rõ tốt xấu và biết điều gì nên và không nên làm.

“Mẹ cháu thường giải thích rằng tên Violet của cháu có nghĩa là duyên dáng, thanh lịch và thuần khiết, không bị ô nhiễm môi trường giới xung quanh – giống như điều mà một học viên Pháp Luân Đại Pháp cần làm”, em giải thích.

Cha mẹ em cũng trao đổi với em về những thể ngộ về các Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp. Ví dụ như, có một tâm trí hòa ái, trung thực và phong thái tốt đều rất quan trọng. Do đó Violet luôn tốt bụng và tôn trọng người khác. “Cháu cũng học được cách nấu ăn, lau dọn và các giá trị truyền thống từ mẹ. Cả nhà cháu luôn ngồi ăn tối cùng nhau”.

Bước sang tuổi thiếu niên, Violet nhận thấy nhiều bạn cùng trang lứa đã hình thành nhiều thói quen xấu: nói lời thô tục, tranh cãi với người khác, phản bác lại cha mẹ, nghiện các thiết bị điện tử cùng nhiều thứ khác nữa. Violet đã tránh xa những hành vi xấu này, thường xuyên giúp đỡ người khác khi cần và chia sẻ với họ về việc nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp em giải quyết những vấn đề của tuổi thiếu niên ra sao. Ngoài ra, em không cảm thấy căng thẳng giống như các bạn cùng lớp hoặc bạn bè, và điểm số của em ở trường rất tốt. Một lần, hiệu trưởng đã khen ngợi em trước tất cả các học sinh vì cách cư xử tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác, và can đảm thử thách bản thân để thử những điều mới mẻ.

Violet đang học tại nhà giống như nhiều học sinh khác bởi đại dịch. Một lần, một trong những giáo viên của em yêu cầu các học sinh viết một bài luận miêu tả cảm giác ở nhà giữa đại dịch. Người giáo viên này đã ấn tượng bởi thái độ lạc quan và tư duy vững vàng được thể hiện trong bài luận của Violet và bà nói bà học được rất nhiều từ Violet.

6a8fee5045ebfdce6bc8e6d67719bd8f.jpg

Violet Thodori (đầu tiên bên phải), em gái và cha mẹ em đều là các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Violet nói: “Cháu biết không phải cháu đặc biệt- đó là nhờ Pháp Luân Đại Pháp. Đó là lý do tại sao cháu luôn vô cùng biết ơn”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/26/415632.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/27/188450.html

Đăng ngày 01-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share