Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh An Huy, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-06-2020] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 11 năm. Khi mới đắc Pháp, tôi luôn cảm thấy vui vẻ và tâm tôi tràn đầy lòng biết ơn. Khi lần đầu tiên đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Công), tôi đã vô cùng chấn động bởi trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Ngài.

Sư phụ Lý giải thích cặn kẽ những nguyên lý bác đại tinh thâm của Phật Pháp bằng ngôn ngữ đơn giản của con người, để bất cứ ai, những người không bị bệnh tâm thần, có thể hiểu được và thực hành theo để tu luyện và nâng cao cảnh giới. Đồng thời, Sư phụ Lý cũng thanh lọc thân thể của những người chân chính tu luyện để họ có thể tu luyện lên cao tầng.

Tôi biết rằng đây là lý do tại sao tôi đến thế giới này. Tôi sẽ trân quý cơ duyên vạn cổ này và nỗ lực tu luyện thật tốt. Con xin tạ ơn Sư phụ Lý vì sự bảo hộ từ bi của Ngài!

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến”. (Phật Tính Vô Lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi muốn chia sẻ một vài ví dụ về các Pháp lý “Vị tha và vị ngã” và “Hoàn toàn vì người khác”.

“Sống vị tha” trong môi trường gia đình

Cả tôi và chồng đều tận tâm với công việc khiến chúng tôi khá bận rộn. Đôi khi chúng tôi có xung đột về việc phân chia nhau làm việc nhà.

Trước khi tu luyện, tôi là người có cá tính mạnh mẽ. Mặc dù tôi đã làm hầu hết các công việc nhà nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy không yên tâm về điều đó, điều này khiến cho cuộc sống của gia đình tôi không được hòa thuận. Kể từ khi tôi trở thành một đệ tử của Đại Pháp, tôi đã tuân theo lời dạy của Sư phụ về “lòng vị tha và vị ngã” trong tất cả những gì tôi đã làm.

Tôi bắt đầu nhìn nhận mọi việc từ góc độ của chồng tôi. Anh ấy là một người đàn ông và vốn dĩ không giỏi việc nhà. Anh là con út trong gia đình và không phải làm việc nhà từ khi còn nhỏ. Ít ra thì anh ấy cũng bắt đầu giúp tôi lau sàn nhà. Tôi là người vợ, người mẹ trong gia đình. Hơn nữa, tôi là một học viên. Tôi không nên phàn nàn với anh ấy về việc nhà. Dần dần, tôi không còn phàn nàn về việc nhà nữa. Bây giờ chúng tôi nói chuyện bình hòa với nhau về mọi vấn đề trong cuộc sống và gia đình chúng tôi đã trở nên rất hòa thuận.

Khi trò chuyện với một người bạn gần đây, cô ấy nói: “Tôi thực sự ngưỡng mộ sự đóng góp quên mình của chị cho gia đình. Mặc dù một số người cũng làm những gì chị đã làm, nhưng tôi chưa từng thấy ai không có bất kỳ sự phàn nàn hay khó chịu nào như chị”.

Tôi nói với cô ấy rằng, chính Sư phụ của tôi đã dạy tôi trở thành một người vị tha như thế.

“Đặt nhu cầu của người khác lên hàng đầu” trong môi trường làm việc

Sau 5 năm chờ đợi, tôi đã được giao một căn hộ vào tháng 9 năm 2009. Lúc đó, tôi đã tu luyện Đại Pháp hơn sáu tháng. Tôi đã nghĩ về việc có nên nhận lời đề nghị này hay không. Điều kiện gia đình tôi tốt hơn nhiều so với những người thực sự cần một nơi để ở. Tôi và chồng đều có công việc và thu nhập ổn định. Chúng tôi dần dần rồi cũng có đủ tiền để mua một căn hộ mặc dù chúng tôi phải tiết kiệm tiền và giảm các chi phí sinh hoạt. Tôi đã bàn bạc với chồng mình về ý định để người khác nhận căn hộ này, bởi vì chồng tôi là một người rất tử tế và biết suy xét sự việc một cách thấu đáo. Anh ấy đã ủng hộ quyết định không nhận căn hộ của tôi. Những người khác nói rằng chúng tôi thật ngu ngốc và đang vứt bỏ hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Nhưng chúng tôi cảm thấy thoải mái vì chúng tôi đã đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của chính mình.

“Nghĩ về người khác” trong khi mâu thuẫn

Công việc của tôi là giúp đỡ khách hàng ở quầy lễ tân, công việc này đòi hỏi tôi phải có mặt quanh năm. Chỉ có hai người làm công việc này. Nếu người này nghỉ thì người kia phải làm việc chăm chỉ và thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, tôi thường không nghỉ phép trừ lúc có việc bận.

Một ngày nọ, con trai tôi, đang là sinh viên của một trường đại học ở Bắc Kinh gặp chuyện rắc rối. Thẻ ngân hàng và giấy tờ tùy thân của con tôi bị mất cắp vào ban ngày, và tối hôm đó cháu phát hiện ra rằng máy tính xách tay của mình cũng bị mất cắp. Tôi phải nghỉ phép để giúp con tôi và an ủi cháu.

Giám đốc biết tôi thường xuyên làm thêm giờ mà không nhận thêm lương. Nghỉ phép thì ảnh hưởng đến tiền thưởng của tôi nên anh ấy quyết định coi việc nghỉ phép của tôi như một sự bù đắp cho thời gian làm thêm giờ. Tuy nhiên, đồng nghiệp của tôi lại ghen tị với tôi về việc này. Cô ấy phàn nàn với giám đốc rằng cô ấy phải làm việc rất vất vả, kể cả sau khi giám đốc đồng ý phân công người giúp đỡ. Tôi xin lỗi cô ấy và giải thích vì sao tôi cần phải nghỉ gấp như vậy. Tôi nói với giám đốc rằng tôi có thể sử dụng những ngày nghỉ phép của mình thay vì coi những ngày nghỉ đó là phần bù đắp cho việc tôi làm thêm giờ. Tuy nhiên, anh ấy nhất quyết làm theo quyết định của mình.

Ngay sau khi tôi trở về từ Bắc Kinh, đồng nghiệp của tôi đã xin nghỉ phép để cùng bố cô ấy đến Thượng Hải chữa bệnh. Tôi nói với cô ấy rằng tôi có thể lo công việc khi cô ấy đi. Trước việc giám đốc vẫn khó chịu với phản ứng của cô ấy về việc tôi xin nghỉ phép, tôi đã gọi cho anh ấy, mà không nói với người đồng nghiệp kia và giải thích những gì đang xảy ra. Tôi nói với anh ấy rằng nếu anh không tìm được ai giúp tôi trong thời gian cô ấy nghỉ, tôi có thể giải quyết một mình.

Sau đó, giám đốc nói với tôi: “Chị rất tốt bụng. Tôi vẫn cảm thấy không vui khi nghĩ về những gì đã xảy ra trước đó”.

Tôi nói với anh ấy: “Sư phụ của tôi dạy chúng tôi phải vô tư vô ngã, vị tha và luôn xem xét nhu cầu của người khác. Đừng giận cô ấy. Xin lỗi anh, chính tôi đã khiến hai người mâu thuẫn“. Giám đốc biết rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chỉ mỉm cười.

Trợ Sư chính Pháp để thức tỉnh chúng sinh

Giống như hàng ngàn đệ tử Đại Pháp, tôi không sợ cuộc bức hại các học viên Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và vượt quan sinh tử để đảm nhận sứ mệnh cứu độ chúng sinh.

Vào năm thứ hai khi trở thành một học viên, để cho tất cả chúng sinh biết được sự thật, tôi đã thiết lập một điểm sản xuất làm tài liệu giảng chân tướng tại gia. Tôi chi toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình 3.000 Nhân dân tệ để mua một chiếc máy tính và một máy in với sự giúp đỡ của các đồng tu. Tôi bắt đầu chuẩn bị tài liệu thông tin, phân phát chúng và nói chuyện với mọi người về sự tốt đẹp của Đại Pháp và những điều dối trá của cuộc bức hại.

Tôi hy vọng rằng chúng sinh có thể biết được sự thật và thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Đặc biệt là hiện nay, với việc virus Vũ Hán đang hoành hành trên toàn thế giới, tôi hy vọng mọi người sẽ thức tỉnh và biết được Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt và từ đó chọn cho mình một tương lai tươi đẹp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/1/407135.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/5/186197.html

Đăng ngày 22-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share