Lại nói về sắp đặt cơ điểm cho chính

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 11-10-2019] Từ trước đến nay, tôi luôn có một số vấn đề mong muốn được giao cùng các đồng tu, nhưng cảm giác sợ viết gây trở ngại nên cứ mãi trì hoãn. Gần đây, cảm thấy cần có trách nhiệm với Pháp, với đồng tu nên tôi đã quyết tâm viết ra để cùng thảo luận. Lo lắng bản thân viết không tốt, tôi đã chia sẻ với đồng tu về suy nghĩ này của mình, chúng tôi đã ước định sẽ cùng viết bài chia sẻ, cùng giúp nhau tu chính và viên dung.

Trong bài này tôi sẽ viết về nhận thức của bản thân, có điểm nào thiếu sót, mong các đồng tu chỉ giúp.

1. Về vấn đề liên quan tới giả tướng nghiệp bệnh

Có rất nhiều đồng tu trong lúc giao lưu thường nói rằng khi bị bức hại, nhờ Sư phụ “giúp diễn hóa” ra hình thức nghiệp bệnh khiến tà ác không đạt được mục đích giam giữ phi pháp. Ở đây không nói tới Sư phụ “giúp diễn hóa”, mà nói về biểu hiện hình thức bệnh nghiệp đã là không thể chứng thực Pháp được rồi. Chúng ta cứ luôn nói rằng Đại Pháp có hiệu quả kỳ diệu trong việc chữa bệnh khỏe người, sau khi tu luyện bản thân đều hết bệnh, toàn thân nhẹ nhàng. Tại sao khi bị bức hại, thì tất cả bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết, bệnh tim lại xuất hiện? Đó là chứng thực Đại Pháp sao? Rất nhiều người chúng ta luôn thích dập khuôn theo công thức, nhưng hãy nhớ tu luyện Đại Pháp giảng là phải tu tâm, tu tâm và thực hiện sứ mệnh là căn bản.

Nếu nói bản thân có lậu, bị dùi vào sơ hở, vậy chúng ta cũng không nên coi hình thức bệnh nghiệp là để giải thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, càng không thể xem nó như là công thức. Nếu không thì đó chẳng phải có chỗ giống với tu luyện tiểu đạo? Điều đó không thể hiện được uy đức của Đại Pháp.

Khi gặp phải tình huống đó, chúng ta hãy phân tích một chút, có phải ở phương diện này chúng ta nhận thức chưa rõ. Sư phụ đã giảng

“Người chân tu là không có bệnh, Pháp thân của tôi đều gỡ bỏ cho chư vị rồi.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994])

Chúng ta thực sự tín Sư tín Pháp không? Cho dù là “tín”, liệu đã đầy đủ mười phần chưa?

Lại nói, chúng ta thấy có đồng tu chia sẻ về hình thức bệnh nghiệp và thực sự đã thoát ra khỏi bức hại trở về nhà, có phải chúng ta giống như là vô ý mà học theo người khác chứ không học theo Pháp không? Có phải chúng ta cũng lợi dụng hình thức đó để về nhà không? Mục đích của chúng ta là để chứng thực Pháp hay để ra khỏi trại giam về nhà? Cách về nhà như thế có đường đường chính chính không? Khi không nhận thức ra tâm vị tư vị ngã đang khởi lên thì có phải không để ý tới tính nghiêm túc của Pháp không?

Tu luyện, tu điều gì? Thành tựu điều gì?Chúng ta chẳng phải nên suy nghĩ sao? Bạn thực sự có thể thản đãng bất động, thực sự có thể buông bỏ tự ngã, có thể theo Pháp, nhất tâm vì Pháp, sẽ giúp chúng sinh thấy được sự tốt đẹp của Đại Pháp, từ đó tán thành Đại Pháp, kính ngưỡng Đại Pháp, họ sẽ được cứu độ. Chúng ta không quan tâm tới sinh tử của bản thân, chúng ta không thể nghĩ tới “tử”, không thể có ý thức hay chấp nhận “tử”! Đó chính là được mất của buông bỏ bản thân, phủ định bức hại. Gặp phải ma nạn, chính là cần tu tâm, hướng nội tìm, cần từ bi với người khác, đồng thời phải vừa chính niệm (trong tâm uy nghiêm giải thể tà ác, không để chúng sinh phạm tội với Đại Pháp mà cần cứu họ), một mặt khác là phải chính hành (trong quá trình ấy cần nhất định chú ý uy nghiêm nhưng không được ác, không được có biểu hiện lấy ác trị ác, cần phải có từ bi trong tâm, bên ngoài thể hiện cũng cần phải thiện). Thể hiện được vẻ đẹp và sự thù thắng của Đại Pháp mới có thể thực sự cứu độ được chúng sinh.

2. Một tiếng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Thời kỳ bị bức hại bắt giam, chỉ một tiếng hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã giải thể được tà ác, tránh khỏi đòn hiểm độc, có lúc khiến cảnh sát bức hại cảm động rơi lệ; có người bức hại từ đó không tà ác nữa, tránh né bức hại, thậm chí lặng lẽ trợ giúp đệ tử Đại Pháp. Nhưng có người hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lại bị đánh đập ác độc hơn.

Vì sao đều cùng hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” mà kết quả lại khác nhau đến vậy?

Dù chúng ta nhìn không rõ quan hệ nhân duyên trong này, hơn nữa rất có thể có nhiều loại tình huống, nhưng chúng ta cũng cần suy ngẫm phân tích một chút, rốt cục cơ điểm chúng ta hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là gì.

Nếu chúng ta vì chứng thực Pháp, nói lời phúc âm cho chúng sinh, vậy nội tâm và biểu hiện lời hô có đủ từ bi hay chưa? Nếu chúng ta vì giải thể tà ác, vậy chúng ta là vì tránh cho bản thân khỏi bị bức hại, hay vì tránh cho chúng sinh khỏi phạm tội? Tâm thái chúng ta chấn nhiếp tà ác không để mất sự uy nghiêm thì có tâm tranh đấu, oán hận và tâm coi thường chúng sinh mà không dễ phát hiện ra hay không? Cũng có nhiều đồng tu kiên định buông bỏ sinh tử, nhưng lại tạp lẫn nhân tâm hoặc mục đích vị tư mà hô thì không đạt được tiêu chuẩn triệt để giải thể tà ác.

Vì thế, cùng một sự việc, cùng một biểu hiện, cùng một tiếng hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nhưng thực chất và nội hàm phía sau lại không giống nhau. Bởi thể hiện cảnh giới khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. Nói thẳng ra, đó là vấn đề từng ý từng niệm đều phải phải giữ vững cơ điểm.

3. Thiện là viên dung

Đối với nhận thức về thiện, các đồng tu đã chia sẻ rất toàn diện ở trên trang web Minh Huệ, nhận thức vô cùng tốt. Ở đây tôi muốn bổ sung, khi chúng ta đối với người, đối với việc và đối diện với mâu thuẫn, cần phân rõ thế nào là thiện chân chính. Chúng ta duy hộ con người hay là duy hộ Pháp, chúng ta dùng quan niệm hình thành hậu thiên để xem xét vấn đề hay dùng Pháp lý thời kỳ Chính Pháp vũ trụ để xem xét, tôi nghĩ điều này cần cơ sở học Pháp kiên định thực tu, thực sự đứng trên cơ điểm chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh để nhận thức. Vì vậy, chúng ta nhất định cần học Pháp cho nhiều. Học Pháp nhiều, hiểu rõ Pháp lý, mới có thể tinh tấn thực tu. Nếu như trong mâu thuẫn, can nhiễu, bức hại, dù đối phương có ngụy thiện hay là dùng bạo lực, nếu chúng ta lúc đó không hiểu rõ Pháp lý, dễ bị rơi vào quan niệm con người, mê mà không ngộ, nên khó có thể có được sự gia trì của Chính Pháp.

Bài học giáo huấn của tôi là: Khi chúng ta không phân biệt rõ được đúng và sai, không biết phải thế nào, lúc đó chúng ta chỉ cần xem, chúng ta có khiến đối phương phạm tội với Đại Pháp, có khiến chúng sinh phạm tội với Đại Pháp không. Nắm vững được điểm này, tôi nghĩ cũng đã có thể vượt quan rồi. Nhưng trong quá trình đó, chúng ta còn phải chú ý thể hiện được bên ngoài tường hòa, nội tâm từ bi, bởi vì Đại Pháp là viên dung. Nếu chúng ta chỉ có nội tâm kiên định, không tu xuất ra được thiện cần có, thì đó vẫn là có lậu, hiệu quả cứu người sẽ bị giảm. Vì thế chúng ta một mặt chính niệm cần rõ ràng, kiên định, một mặt nhân tính cũng cần trí huệ viên dung, không được để người khác không lý giải được, cho rằng chúng ta “cực đoan”, thậm chí cho rằng chúng ta “tẩu hỏa nhập ma”, “mắc bệnh tâm thần”.

Do đó, chúng ta cần phù hợp tối đa với trạng thái người thường, cần lý trí, thanh tỉnh, từ thiện, không biểu hiện khiến con người hiểu nhầm “thần thánh”, từ đó ảnh hưởng lượng chúng sinh được cứu tối đa. Cần nhấn mạnh thêm, chúng ta không được xem nhẹ phía phương diện con người, tu luyện không có chuyện nhỏ, chỉ một chút lậu cũng không thể viên mãn được, càng không nói tới chứng thực Pháp, viên dung Đại Pháp.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, có điểm nào thiếu sót, mong đồng tu từ bi chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/10/11/394436.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/3/180582.html

Đăng ngày 17-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share