Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 08-07-2020] Ngài Irwin Cotler, P.C., O.C., O.Q., cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng Chưởng lý Canada, đã trả lời phỏng vấn về bản án tám năm gần đây của Bắc Kinh đối với học viên Pháp Luân Công Canada, bà Tôn Thiến. Ông gọi bản án này là một trường hợp điển hình của việc hình sự hóa sự vô tội và là sự phá hoại nghiêm trọng luật pháp Trung Quốc, cũng như vi phạm những nguyên tắc căn bản của các bàng ước quốc tế.

998428a8e9ac1fa5f8de38872db457c9.jpg

Ngài Irwin Cotler, P.C., O.C., O.Q., cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng Chưởng lý Canada (phía trước).

Là cố vấn pháp lý của bà Tôn Thiến, ông Cotler đã theo dõi sát sao vụ việc này từ khi bà bị bắt giữ vào 2017. Ông đã tiếp nhận vụ việc này theo yêu cầu của bà Tôn Thiến cũng như gia đình bà, và đang làm việc với luật sư của bà tại Bắc Kinh.

Hình sự hóa một trường hợp vô tội

Ông Colter nói với phóng viên: “Đây là một trường hợp điển hình của việc hình sự hóa sự vô tội, hình sự hóa một người phụ nữ, mà trong trường hợp này lại là một học viên Pháp Luân Công. Không phải vì việc gì bà ấy đã làm, mà là vì bà ấy là người mang giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, là những giá trị phản ánh và đại diện cho cộng đồng Pháp Luân Công.

“Chỉ vì thế mà bà bị bắt giữ tùy tiện và trái phép. Vì thế mà bà bị tra tấn trong thời gia bị giam giữ, gồm cả tra tấn tinh thần và tra tấn thể xác kéo dài. Vì thế mà bà bị tước bỏ quyền được tư vấn [pháp lý] hay quyền được xét xử công bằng. Vì thế mà các luật sư của bà ấy bị sách nhiễu, hăm dọa và bản thân họ cũng bị bức hại. Và đó là lý do tại sao sự tự do cơ bản, quyền tự do tín ngưỡng và đức tin, quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp đều đã bị hình sự hóa trong trường hợp này.

“Có thể kết luận rằng đây là sự phá hoại nghiêm trọng luật pháp của chính Trung Quốc và là sự vi phạm căn bản những công ước quốc tế mà Trung Quốc là một bên ký kết. Chúng ta không đòi hỏi họ tôn trọng luật pháp Canada”.

Vào tháng 2 năm 2017, hơn 20 cảnh sát đã đột nhập vào nơi ở của bà Tôn Thiến tại Trung Quốc và bắt giữ bà cùng bốn người khác. Bà Tôn Thiến đã nhiều lần bị tra tấn và ngược đãi. Ban đầu, bà bị giam giữ trong tám tháng và bị từ chối mọi quyền lợi. Bà bị còng tay vào ghế sắt, bị xịt hơi cay và phải tham gia nhiều lớp tẩy não.

“Hãy lướt qua cả quá trình đó, khi bị tra tấn thời gian dài bị biệt giam như thế, không biết bà ấy còn bị dọa dẫm về việc gia đình bà và nhiều người khác sẽ bị làm hại ra sao. Tôi không ngạc nhiên là cuối cùng họ đã bức cung bà ấy đưa ra lời nhận tội giả, song, đó là vi phạm luật pháp Trung Quốc một cách tàn nhẫn và phi nhân tính nhất. Mà thực ra, bà ấy cũng không phải là người duy nhất nhận tội giả vì bị tra tấn”.

Ông Cotler nói: “Tôi cho rằng bà ấy đã can đảm phản kháng cho tới khi không chịu đựng được kiểu ngược đãi dã man, phi nhân tính, đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, rồi bị tẩy não kịch liệt đến thế…” Ông Colter còn cho biết nếu không dùng phương thức tẩy não thì chính quyền Trung Cộng sẽ không thể lấy được nhận tội giả từ bà Tôn Thiến: “Chỉ có tra tấn trong thời gian dài mới bức cung được như thế. Chính vì thế, 99% trường hợp như vậy đều bị kết tội. Thực ra, đó là kiểu phán quyết và xử phạt mặc định như thế rồi.”

Khi kể lại quá trình tìm kiếm luật sư, ông Cotler nói: “Trước đó, bà ấy đã có 11 luật sư, mà chính họ cũng liên tục bị sách nhiễu, đe dọa và bắt giữ, đến khi bà ấy rốt cuộc tự chọn được luật sư nữa. Rồi lại có kiểu luật sư chỉ định, mà lại đại diện cho chính quyền, chứ không phải cho bà ấy.

“Với 11 luật sư đã đại diện cho bà ấy, tôi hoàn toàn ghi nhận sự can đảm của họ. Họ đã bị sách nhiễu, hăm dọa, có người đã bị bắt giữ, cấm tiếp cận vụ án v.v.”

Bà Tôn Thiến vẫn là một công dân Canada

Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố bà Tôn Thiến đã từ bỏ quốc tịch Canada nhưng ông Cotler vẫn giữ quan điểm rằng bà vẫn nên được coi là một công dân Canada. “Đó không phải là tự do đưa ra lời chấp thuận từ bỏ quốc tịch. Đó là do bị bức cung mà đưa ra lời nhận tội giả. Chính phủ Canada vẫn nên coi bà ấy là công dân Canada và yêu cầu lập tức trả tự do cho cho bà ấy, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy dừng và chấm dứt mọi hình thức tra tấn và ngược đãi. Như tôi đã nói, chính quyền Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp của nước họ và các công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Ví dụ, cả Trung Quốc và Canada đều là các bên ký kết công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.

“Trung Quốc đã đưa ra những cam kết này và thực thi các nghĩa vụ này không chỉ đối với cộng đồng quốc tế mà cả với các quốc gia thành viên của những công ước này. Đó là để nói đối với Canada, và Canada vì vậy mà không chỉ có quyền, mà thực ra còn có nghĩa vụ đối với những công ước này, ở chỗ phải tuân thủ các công ước này mà kêu gọi Trung Quốc ngừng và chấm dứt những hành vi vi phạm công ước và trả tự do cho bà ấy, chấm dứt việc tra tấn, ngược đãi, giam giữ sai trái và bất hợp pháp và cầm tù vô lý”.

Phân biệt giữa chính quyền Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc

“Tôi luôn coi chính quyền Trung Quốc không phải là nhân dân Trung Quốc, những người vô tội trở thành mục tiêu bị bức hại và truy tố, đặc biệt ở đây là Pháp Luân Công…“

“Điều khiến tôi đau lòng là người dân Trung Quốc là những người kế thừa của một nền văn minh vĩ đại, một nền văn minh mà tôi và nhiều người khác mến mộ. Đáng tiếc là, chính quyền hiện nay ở Trung Quốc đang phản bội lại các giá trị của nền văn minh và văn hóa vĩ đại của chính họ, thậm chí cả quy định pháp luật của chính họ khi cải biến quy định pháp luật về mọi phương diện ở cấp cao nhất, và khi vi phạm các công ước quốc tế mà họ đã cam kết tuân thủ.”

Ông Cotler kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy trân quý các giá trị, nền văn hóa, và văn minh vĩ đại mà họ được thừa hưởng, đồng thời chấm dứt mọi cuộc bắt bớ, bức hại, và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Hàng loạt hành động dã man và đàn áp trên diện rộng

Ông Cotler cho biết vụ việc của bà Tôn Thiến đã trở thành trường hợp điển hình trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đã có nhiều bài báo liên hệ vụ việc này với vụ việc của Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou, Giám đốc Tài chính của Huawei hiện đang bị giam giữ tại Canada), và rằng đây là một sự trả đũa. Ông cho biết: “Mặc dù thời gian kết án có thể cho thấy sự liên quan, nhưng chúng ta không nên bỏ qua những khía cạnh không liên quan khác, đó là 10 hành vi phạm pháp, mà hầu hết tôi đã xác định được qua sự bức hại và truy tố bà ấy, chính là vì bà ấy là một học viên Pháp Luân Công mà cầm tù vì đức tin của mình, và không liên quan gì đến vụ dẫn độ Mạnh Vãn Châu.”

Ông Cotler nhấn mạnh:“Chúng ta đang chứng kiến hàng loạt hành động dã man và tình trạng đàn áp trên diện rộng của chính quyền Trung Quốc.” Ông đưa ra ví dụ về việc áp đặt luật an ninh quốc gia với người dân Hồng Kông, mà đó là vi phạm hiệp ước Anh-Trung, và việc giam cầm người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung.

“Giờ đây chúng ta là một cộng đồng chung”

Ông Cotler chỉ ra rằng nghị sỹ của nhiều quốc gia trên thế giới đang phối hợp với nhau. “Chúng tôi đã thành lập liên minh liên nghị viện về vấn đề Trung Quốc cách đây ba tuần. Có hơn 15 nghị viện. Việc này đang tiến triển rất nhanh, thực sự là vậy, đối với một cộng đồng các nghị viện và các nước dân chủ đang kêu gọi Trung Quốc tôn trọng những giá trị này, nếu không họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ của các nghị viện này sẽ phối hợp với nhau, cũng như cộng đồng tự do và độc lập của chính phủ của các nước dân chủ sẽ chung sức với các nghị sỹ này, chung sức với các xã hội dân sự trên toàn thế giới, chung sức với những người dân can đảm ở Trung Quốc đang không chỉ đặt cuộc sống, mà thực sự là cả mạng sống của họ để bảo vệ những giá trị này.

“Nhiều chính phủ đã run sợ. Đó là vì Trung Quốc là một siêu cường kinh tế. Thật khó để một quốc gia như Canada đơn độc đứng lên trước Trung Quốc. Rất khó để một quốc gia như Úc đơn độc đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc… Nhưng nếu cộng đồng các quốc gia dân chủ và nhiều hơn thế nữa hợp lại và nói: ‘Thôi đi. Đủ rồi. Các ông không còn gây ảnh hưởng đến từng nước trong chúng tôi được nữa đâu. Chúng tôi giờ đây là một cộng đồng chung. Và chúng tôi có thể cùng nhau chuyển đến các nguồn cung ở nơi khác. Và chúng tôi có thể thay đổi chuỗi cung ứng. Và chúng tôi có thể định hình lại các mối quan hệ thương mại của mình’.”

“Tôi cho rằng khi đó nhiều thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Có thể đó sẽ là sự khởi đầu của làn sóng bình thường hóa thực thụ trong quan hệ giữa cộng đồng quốc tế và Trung Quốc, giữa cộng đồng các quốc gia dân chủ với Trung Quốc”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/8/ 408645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/16/185894.html

Đăng ngày 23-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share