Nhìn lại về những tà ngộ tự mình chứng kiến và trải nghiệm trong đoạn thời gian gần đây

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở khu vực Kanto, Nhật Bản

[MINH HUỆ 23-06-2020] Tôi là đệ tử Đại Pháp Nhật Bản. Tháng 3 năm nay, một nữ học viên Đại Lục sống tại Singapore tên là Trần Văn Duệ đã đến tạm trú ở nhà tôi. Đồng thời, tôi cũng dẫn cô đến ‘giao lưu’ với nhiều đồng tu ở nơi bản địa. Bởi vì tôi đã từng biết cô ta trước đây khi tham gia giảng chân tướng qua mạng và cũng từng gặp cô khi đi diễu hành ở Hồng Kông cho nên tôi không có phòng bị với cô ta. Ngược lại, tôi còn cảm thấy những điều cô ta nói rất đáng để noi theo. Tuy nhiên, sau khi dần dần phát hiện ra cô ta có phần sai lệch khỏi Đại Pháp thì tôi bắt đầu tĩnh tâm xuống để nhìn lại mọi chuyện. Tôi đã phát hiện ra quá trình bản thân mình dần dần đi sang tà ngộ trong khoảng thời gian một tuần Trần Văn Duệ ở trọ nhà tôi. Từ đó về sau, cô ta đã khích lệ vài chục học viên ở khu vực Kanto, Nhật Bản thành lập một nhóm nhỏ đối đầu với Phật Học hội và phản đối các đồng tu. Tôi cảm thấy cần phải viết ra những trải nghiệm của bản thân mình về bài học kinh nghiệm lần này để phản tỉnh chính mình, đồng thời cũng hy vọng các đồng tu vẫn còn bị cô ta mê hoặc có thể lấy đó làm tham khảo.

Diễn giảng loạn Pháp

Ngày 25 tháng 3, tôi nhận được cuộc gọi từ Trần Văn Duệ. Cô ta nói là đã đến Nhật Bản và muốn đến nhà gặp tôi, cũng như thuận tiện giao lưu với tôi một chút. Tôi cho rằng việc giao lưu này cũng tốt nên đã mời cô đến nhà. Nhưng vào ngày tiếp theo, do tình hình dịch bệnh viêm phổi (virus Trung Cộng) nên cô ta đành phải lưu lại ở nhà tôi khoảng một tuần. Sau đó, cô ta bảo tôi hẹn với các đồng tu để gặp mặt giao lưu chia sẻ. Đúng lúc nước Nhật ở trong tình trạng thắt chặt việc mỗi cá nhân tự giác phòng ngừa dịch bệnh, nhưng do bản thân tôi cảm thấy việc giao lưu chia sẻ có thể trợ giúp mọi người đề cao trong tu luyện nên tôi đã hẹn với các đồng tu mà mình quen biết và dẫn Trần Văn Duệ đến thăm hỏi từng nhà học viên.

Sau khi gặp mặt khoảng mười đồng tu, có một đồng tu chỉ ra cách làm của chúng tôi không thích hợp và trích dẫn rằng Sư phụ đã giảng rõ về ‘diễn giảng loạn Pháp’ trong kinh văn “Một đòn nặng” (Tinh Tấn Yếu Chỉ). Trần Văn Duệ cho biết cô ta chủ động đi giao lưu chia sẻ chứ không có đi xin ăn, xin uống các đồng tu. Cô ta bảo mình không có vấn đề gì. Tôi tin vào Trần Văn Duệ và không ý thức ra tính nghiêm trọng của sự việc, cho nên từ đầu đến cuối tôi không có ngăn cản cô ta gặp mặt giao lưu với các đồng tu. Về sau, ngoài việc Trần Văn Duệ tự mình ra ngoài giao lưu với đồng tu, cô ta còn thẳng thắn bảo các đồng tu đến nơi mình ở và thường xuyên ‘giao lưu chia sẻ’ với vài đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Còn một số địa phương tự tiện tổ chức cái gì là ‘đoàn giảng Pháp’, đến học viên các nơi để lừa phỉnh, cũng có người thỉnh mời cá nhân diễn giảng [vì thế] phá hoại can nhiễu học viên tu luyện, những người ấy xem ra như tuyên truyền Pháp, nhưng trên thực chất là tuyên truyền bản thân họ. Học viên đều có Pháp thân của tôi an bài một cách hệ thống tại tu rồi, chỉ có một số học viên không ngộ ra, hoặc cảm thụ không tới mà thôi, vậy thì những người kia chẳng phải đang can nhiễu sao!” (Một đòn nặng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Hơn nữa, Ban Biên tập Minh Huệ đã từng đăng bài “Diễn giảng loạn Pháp” vào năm 2013. Tôi đã gửi bài viết này cho Trần Văn Duệ và các học viên hùa theo cô ta, nhưng họ vẫn mãi ôm giữ chấp trước của bản thân không chịu buông bỏ.

Những người hùa theo Trần Văn Duệ thích nghe cô ta giảng giải về ‘pháp lý cao tầng’. Ngoài ra những học viên mắc bệnh trong thời gian lâu không chữa khỏi ở nơi xa xôi cũng tìm đến Tokyo, chia sẻ những vấn đề của mình với Trần Văn Duệ. Đương nhiên là họ cũng không chú ý gì đến Pháp của Sư phụ và yêu cầu của Minh Huệ, thậm chí sau đó, họ còn bắt đầu nghe theo Trần Văn Duệ đối đầu với Phật Học hội Nhật Bản (bởi vì Phật Học hội đã gửi đi thông báo không cho phép tiến hành giao lưu chia sẻ dạng này). Tuy Trần Văn Duệ cũng nói “dĩ Pháp vi Sư” nhưng xét về mặt hành vi, cô ta đã trở thành trụ cột tín ngưỡng cho những người chạy theo cô ta. Có học viên trong nhóm nhỏ bảo rằng những lời thoại của Trần Văn Duệ là ‘giảng Pháp’, họ xem Trần Văn Duệ như là Sư phụ thứ hai. Hơn nữa, Trần Văn Duệ còn biện giải rằng lời thoại của người tu luyện sau khi khai công khai ngộ tại các tầng thứ khác nhau có thể xem như là ‘giảng Pháp’.

Bởi vì quá đào sâu chi tiết vào ‘ngộ’ nên dẫn đến lý giải sai lệch về Pháp

Câu nói cửa miệng của Trần Văn Duệ là ‘trong tu luyện cần phải ngộ’. Cách làm cụ thể của cô ta chính là thông qua ‘lối suy nghĩ’ nào đó để ‘lĩnh ngộ pháp lý cao tầng’.

Sư phụ giảng:

“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện.” (Chuyển Pháp Luân)

Cô ta thao thao bất tuyệt giảng giải về chữ ‘ngộ’, ví như ‘ngộ’ là một trong số những điều Sư phụ giảng đến, ở giữa kim tự tháp là Đại Đạo cho nên ‘ngộ’ là tối quan trọng. Còn các phương diện về ‘nhẫn’, ‘xả’, ‘chịu khổ’ trong Pháp mà Sư phụ giảng đều có tính cục hạn, chỉ có ‘ngộ’ là Sư phụ không có bao đỉnh, ngộ đến tầng thứ đó thì chính là ở tại tầng thứ đó rồi v.v.

Sư phụ giảng:

“Vì các pháp môn tu luyện cũng như hình kim tự tháp, chỉ có ở giữa là đại đạo [đường lớn].” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ không có nói cần phải dùng phương pháp nào để học Pháp. Liên quan đến việc học Pháp của chúng ta, Sư phụ luôn giảng ‘thông đọc’. Những lời kết luận vô lý của Trần Văn Duệ đang đào sâu vào từng câu chữ, miễn cưỡng phụ họa thêm vào.

Ngoài ra, liên quan đến ‘ngộ’, Sư phụ từng giảng:

“Khi đến lúc chư vị nên đề cao, Phật – Đạo – Thần đằng sau chữ này đều thấy được rồi, chư vị nên biết được một tầng lý nào đó, đã đến tầng nào đó rồi, Họ liền lấy chữ ấy, hoặc một hàng chữ ấy điểm hóa cho chư vị thấy nội hàm chân chính ở đằng sau nó, đột nhiên chư vị liền minh bạch.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Lý giải của tôi là khi chúng ta đạt đến một tầng thứ thì Phật – Đạo – Thần ở đằng sau Pháp sẽ tự nhiên triển hiện ra Pháp lý của tầng thứ ấy, đó là trạng thái tự nhiên khi đạt đến một tầng thứ nào đó, chứ không phải là bản thân muốn ngộ liền lập tức có thể ngộ ra. Trong tâm của Trần Văn Duệ luôn muốn ngộ đến ‘pháp lý cao tầng’ mà người khác ngộ không tới cho nên cô ta miễn cưỡng thêm thắt kết hợp đủ thứ nội dung diễn giải, đồng thời cô ta còn đặt định nghĩa cho Pháp.

Còn có nhiều ví dụ khác nhưng tôi không nêu ra ở đây. Cô ta còn nói về ‘lối suy nghĩ’ ngộ Pháp là đào sâu vào câu chữ và đoán nghĩa. Điều này khác xa một trời một vực với yêu cầu của Sư phụ về việc học Pháp. Cô ta còn ‘giải thích’ rất nhiều phần giảng Pháp của Sư phụ. Cô ta gọi đó là ‘pháp lý cao tầng’ và thường hay giao lưu chia sẻ chúng với nhiều học viên khác. Bởi vì còn có nhiều điều vô lý khác nữa, tôi xin lược bỏ trong bài viết để tránh gây ra hiểu lầm.

Lúc tôi dẫn Trần Văn Duệ đi ‘giao lưu’ với các đồng tu, có đồng tu đề nghị cô ta lấy pháp khí gì đó để trợ giúp đồng tu ‘đột phá thế gian pháp’, đồng thời đồng tu bảo cô viết bài chia sẻ về giải quyết vấn đề phó nguyên thần can nhiễu như thế nào gửi cho Minh Huệ Net. Trần Văn Duệ cho biết những pháp lý cao tầng này không thể đăng lên Minh Huệ Net, bởi vì pháp lý của cô ta quá cao nên các đồng tu bình thường sẽ tiếp thu không nổi. Hơn nữa, tầng thứ của cô ta lúc đó còn có hạn nên hiệu quả sẽ tốt hơn nếu cô ta gặp mặt trực tiếp người cần trợ giúp.

Phối hợp với một đồng tu họ Trần ở Đại Lục để ‘trợ giúp’ các đồng tu

Trần Văn Duệ ở tạm nhà tôi trong vài ngày, cô ta luôn giữ liên lạc với một người tên là Trần Vũ Lôi ở Đại Lục. Có thể nói, Trần Vũ Lôi nắm rõ về nội dung giao lưu chia sẻ của Trần Văn Duệ với các đồng tu khác. Lập luận của Trần Văn Duệ có cái là do Trần Vũ Lôi nói cho cô ta biết, cũng có cái là tự cô ta nói ra sau khi tiếp thu phần giảng giải từ Trần Vũ Lôi.

Trần Vũ Lôi nói với Trần Văn Duệ rằng bản thân mình là một con rồng bên trong bức tranh, Trần Văn Duệ là vua của vương quốc chim họa mi, còn đồng tu chúng tôi là các vị vua của họ động vật mà Trần Vũ Lôi mang theo lúc hạ thế. Trần Vũ Lôi còn nói với Trần Văn Duệ rằng mỗi đệ tử đều có thể tìm thấy trong thơ của Sư phụ viết một đoạn tương ứng với bản thân mình. Hơn nữa, anh ta còn thao thao bất tuyệt nói rằng đoạn thơ nào đó viết về một người đã từng chuyển sinh thành Địa Tạng Vương Bồ Tát v.v.

Trần Văn Duệ nói chúng tôi đều ở tầng thứ bên dưới tầng thứ của Trần Vũ Lôi. Cô ta còn nói rằng sau khi Trần Vũ Lôi đại trí đại huệ đã tu về rồi, bây giờ quay trở lại thế gian để trợ giúp ‘các vị vua của thế giới động vật’ tu về. Và, Trần Văn Duệ là người ‘tu tốt’ mà Trần Vũ Lôi tìm đến. Điều này giúp tôi nhìn nhận hết thảy mọi việc đang diễn ra giống như bán hàng đa cấp vậy, Trần Vũ Lôi truyền sang Trần Văn Duệ, Trần Văn Duệ lại truyền cho chúng tôi.

Tuyên dương ‘thu pháp khí’

Trần Văn Duệ nói là mỗi một đồng tu đều có ‘pháp khí’, trước khi hạ thế thì pháp khí lưu lại một nơi nào đó trong tam giới chứ không theo chúng ta đầu thai. Nếu trạng thái tu luyện của đồng tu không tốt thì có thể phát niệm để thu pháp khí về. Trần Vũ Lôi còn đưa cho Trần Văn Duệ một bức ảnh chụp trong đó có một khối đá dài giống như thanh kiếm và một khối đá khác trông giống như chiếc bình. Trần Vũ Lôi nói những thứ này đều là pháp khí ở tại thế gian.

Tôi dẫn Trần Văn Duệ đến gặp đồng tu vào đoạn thời gian đó, cô ta gần như mỗi ngày đều kể chuyện thu pháp khí bằng cách bảo học viên phát niệm ‘thu pháp khí’. Sau đó, Trần Văn Duệ liên lạc với Trần Vũ Lôi đang ở Đại Lục để xác nhận xem anh ta có cầm được pháp khí chưa. Tôi còn nhớ cô ta nói với mình là, bởi vì tôi đã dẫn cô ta đi gặp các đồng tu nên tôi đề cao rất nhanh và thu được 5 loại pháp khí, trong khi đó đồng tu T ngộ tính không cao nên chỉ thu được 2 loại pháp khí sau khi phát niệm. Trần Vũ Lôi còn cho tôi nghe băng ghi âm, và nói cho tôi biết cách sử dụng pháp khí của mình như thế nào. Cho đến khi có đồng tu chỉ ra loại hành vi này có vấn đề thì Trần Vũ Lôi bèn nói với Trần Văn Duệ là từ đây về sau đừng kể chuyện thu pháp khí nữa.

Cách lý giải của tôi là mỗi đồng tu đều có con đường tu luyện của bản thân mình. Do các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên có người thiên mục có thể nhìn thấy, có người nhìn không thấy, có người gặp quan như thế này, lại có người gặp quan như thế kia. Sư phụ dựa vào tình huống của riêng từng người để an bài con đường tu luyện cho chúng ta. Sư phụ giảng:

“… tôi tuyệt đối không cho bất kể ai chưa khai ngộ, chưa viên mãn nhìn rõ tình huống tu luyện chân thực của đệ tử của tôi.” (Lại luận về tiêu chuẩn đo lường, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chúng ta hãy thử hỏi xem Trần Văn Duệ đã viên mãn hay chưa? Sư phụ từng giảng nếu đã viên mãn rồi thì bảo cô ta bay lên cho mọi người xem. Cô ta làm sao có thể nhìn thấy tình huống tu luyện của đệ tử Đại Pháp được? Pháp khí như thế nào, cách sử dụng kiểm soát ra sao, cho đến việc có thể dùng thiên mục để nhìn hay không đều là Sư phụ dựa theo đặc điểm và tình huống của mỗi người chúng ta mà an bài. Việc thu pháp khí và giảng giải cách sử dụng cho mọi người trên diện rộng như thế này quả thật là có vấn đề.

Nhìn xem đồng tu có bị phó nguyên thần can nhiễu hay không

Trần Văn Duệ nói rằng cô ta có thể nhìn xem đồng tu có bị phó nguyên thần can nhiễu hay không thông qua việc xem ảnh chụp của đồng tu. Trần Văn Duệ nhìn thấy trong số các đồng tu hầu như ai cũng bị ‘phó nguyên thần can nhiễu’. Trong đoạn thời gian tôi dẫn Trần Văn Duệ đi giao lưu với các đồng tu, mỗi lần như vậy cô ta đều xoay quanh ‘trợ giúp’ đồng tu về vấn đề can nhiễu từ phó nguyên thần.

Mấy năm trước trên Minh Huệ Net có đăng liền mấy bài chia sẻ liên quan đến can nhiễu từ phó nguyên thần. Sau đó, Sư phụ đã viết trong kinh văn “Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần”:

“Đây chỉ là một chút trong vô số can nhiễu thôi, không gì đáng kể …”

“Đối mặt với biểu hiện rối loạn [mang tính] phụ diện, thì không gì có thể xao động cả. “

Pháp của Sư phụ đã giảng rất rõ ràng. Cớ sao chúng ta lại dễ dàng bị can nhiễu như vậy. Chúng ta cần phải thật sự nghiêm túc nhìn lại bản thân mình.

Trong mấy ngày tạm trú ở nhà tôi, Trần Văn Duệ đã chụp lại bức ảnh của con trai tôi vào mỗi buổi sáng rồi gửi cho Trần Vũ Lôi. Cô ta còn nói những thứ như ‘lợi ích vào buổi sáng’, ‘báo đáp việc cô ta đã giúp tôi đề cao’. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu rõ rốt cuộc là cô ta đang muốn làm điều gì.

Tiểu năng tiểu thuật

Trần Văn Duệ kể cho tôi nghe rất nhiều về công năng, ví như cô ta đã từng là một nhân vật nào đó ở Nhật Bản, đời này quay trở lại để hoàn thành nguyện ước. Cô ta đã đến núi Phú Sĩ để đánh thức vị Thần tối cao của dân tộc Nhật Bản bị cựu thế lực phong bế dưới chân núi. Cô ta đã diệt trừ con yêu quái dữ dằn to lớn ở Tokyo hàng vạn năm về trước. Cô ta biết rõ nó là yêu quái sắc dục cực lớn nhưng Sư phụ đã giữ nó lại, không cho phép cô ta diệt trừ nó v.v.

Liên quan đến các sự việc trong tam giới, Sư phụ giảng:

“Tương lai khi làm các việc trong tam giới cũng là thời Pháp Chính Nhân Gian.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tôi lý giải là chúng ta chỉ cần tu tốt bản thân mình, làm tốt giảng thanh chân tướng, còn các sự việc khác, đặc biệt là các việc nội trong tam giới không phải là những thứ chúng ta cần để tâm vào.

Sau này tôi có giao lưu với các đồng tu ở Singapore, các đồng tu nói không một ai biết về việc Trần Văn Duệ có công năng hay khai thiên mục gì. Trần Văn Duệ còn nói với tôi rằng cô ta chỉ mới bắt đầu tinh tấn trở lại vào khoảng hai tháng trước đây. Sau khi tổng hợp các chi tiết này với nhau, tôi nghĩ nếu như cô ta không nói năng lung tung thì chính là cô ta có công năng thật sự, nhưng mà dưới tình huống cô ta không ở trong Pháp như thế này, lẽ nào chủng công năng ấy lại là Phật Pháp thần thông được chứ? Phải chăng nó là thứ công năng nhỏ bé đột nhiên có được do bị phụ thể? Vậy mà rất nhiều đồng tu chúng ta, trong đó bao gồm cả bản thân tôi không thể phân biệt rõ ràng điều này do tâm chấp trước quá mạnh mẽ.

Gây ra ly gián và mâu thuẫn bằng những lời lẽ náo loạn lòng người

Không lâu sau khi Trần Văn Duệ đến nhà tôi ở, cô ta bèn nói duyên phận giữa hai vợ chồng tôi là oan gia, cuộc hôn nhân của hai chúng tôi đi theo con đường an bài của cựu thế lực nên rất khó đột phá nó. Trần Văn Duệ nói hôn nhân của rất nhiều đồng tu trẻ tuổi đều đi theo con đường an bài của cựu thế lực, đối tượng kết hôn không phải do Sư phụ an bài mà do cựu thế lực an bài. Cô ta nói, có nhiều đồng tu trẻ vẫn còn độc thân là do những người có duyên phận với họ vốn được Sư phụ an bài từ trước hiện nay đã kết hôn với người khác mất rồi, cho nên họ chỉ có thể chờ đợi Sư phụ se duyên mới. Trần Văn Duệ còn nói với tôi rằng vốn dĩ đã an bài cho chồng tôi kết thành phu thê với một nữ đồng tu khác, cho nên cuộc hôn nhân của chúng tôi chính là thụ nhận an bài của cựu thế lực đi cho đến hôm nay.

Nghe xong tôi bèn trầm tĩnh nhìn lại, cô ta chỉ là một học viên, lại chưa khai công khai ngộ thì làm sao biết rõ an bài trên con đường tu luyện của chúng ta được chứ?

Đồng tu L đang vượt quan gia đình. Trần Văn Duệ nhìn thấy như vậy, bèn gọi điện thoại cho Trần Vũ Lôi. Trần Vũ Lôi nói sẽ giúp đồng tu L phá trừ ‘sự giảo hoạt’ của người chồng bằng cách bảo đồng tu L theo dõi nhất cử nhất động của chồng mình thì có thể trị được anh ta. Trần Văn Duệ muốn chỉ cho đồng tu L phương pháp này để khắc chế chồng mình. Chúng ta có thể thấy cách làm này hoàn toàn không có chút thiện tâm nào, hơn nữa nó còn thể hiện rõ bóng dáng của văn hóa đảng.

Tuyên dương ‘không được cản trở con đường của người khác’

Lúc gặp mặt đồng tu G, Trần Văn Duệ đã nói cô ta ngộ được là không thể cản trở con đường của người khác trong tu luyện. Sau đó, cô ta còn tiếp tục phân bua thể ngộ này với các đồng tu khác. Ý tứ của cô ta là, sau khi đồng tu thể ngộ và làm theo hạng mục này thì một mình đồng tu đó có thể làm tốt toàn bộ hạng mục, và những người khác sẽ không còn đất dụng võ, như vậy đồng tu ấy đã làm việc xấu là cản trở con đường của người khác. Đồng tu G nói hạng mục của anh ấy thì anh ấy tự làm, không ai có thể thay thế được và cảm thấy những điều Trần Văn Duệ nói không thực tế chút nào.

Tôi nói với Trần Văn Duệ là hai vợ chồng tôi đã tham gia hạng mục phản bức hại vào năm ngoái. Người phụ trách hạng mục chính là vị điều phối viên ngăn cản Trần Văn Duệ đi khắp nơi giao lưu chia sẻ với đồng tu. Trần Văn Duệ bèn nói với tôi rằng vị điều phối viên này cản trở con đường của chúng tôi, hơn nữa cô ta còn nhiều lần nhấn mạnh là chúng tôi cần phải ‘tự bước trên con đường của chính mình’. Lúc đó, tôi không hiểu rõ về ý tứ mà Trần Văn Duệ muốn nói là gì. Sau này, tôi dần dần minh bạch ra một chút: Sư phụ bảo chúng ta bước đi con đường của chính mình, không có tham chiếu nhưng Trần Văn Duệ đã lý giải cong queo về Pháp lý này, cô ta đang tìm cớ để cản trở sự phối hợp giữa các đồng tu.

Có đồng tu đã rời bỏ hạng mục để sang một hạng mục khác. Ở đây còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng việc cô ta quảng bá cách làm này trên diện rộng là có vấn đề. Ví dụ, chúng ta hãy thử nghĩ xem vì sao không thể tùy tiện thay đổi người điều phối hạng mục? Bởi vì để rèn luyện thành thục một điều phối viên là không dễ chút nào, cần phải tốn rất nhiều thời gian. Bồi dưỡng nhân tài trong hạng mục cũng không phải là rèn luyện thành thục rồi sau đó để họ rời đi. Bồi dưỡng nhân tài là để chỉnh thể làm việc chuyên nghiệp hơn. Nếu như mọi người đều làm tốt một việc rồi nhưng không tiếp tục làm nữa thì những người khác đành phải làm lại từ đầu. Nếu làm như vậy thì lực độ cứu người làm sao lớn hơn được?!

Trần Văn Duệ và Trần Vũ Lôi đều bị tà ngộ

Cách thức học Pháp của Trần Văn Duệ có tồn tại vấn đề rất lớn. Ngay cả đến phát chính niệm, cô ta cũng có cách thức thực hiện của riêng mình. Rất nhiều khi cô ta phát chính niệm chưa đến 15 phút. Cô ta tự mình giải thích như sau: “Sau khi tu đến một tầng thứ nhất định, phát ra một niệm thì công sẽ tự đi trừ ác, lập chưởng là để làm mẫu cho các đồng tu chưa biết phát chính niệm xem.” Trần Văn Duệ không ngừng thao thao bất tuyệt về chuyện này. Cô ta còn nói Trần Vũ Lôi ở Đại Lục không có phát chính niệm toàn cầu theo bốn khung giờ cố định. Bởi vì tầng thứ của các đồng tu khác đều thấp hơn tầng thứ của Trần Vũ Lôi cho nên Trần Vũ Lôi chỉ cần phát ra một niệm thì toàn bộ tà ác đều bị trừ sạch, các đồng tu khác không còn cơ hội trừ ác nữa. Liên quan đến giảng chân tướng, vì cô ta bận bịu giao lưu với rất nhiều người nên tôi không hề thấy cô ta làm công việc giảng chân tướng nào. Lúc cô ta còn ở nhà tôi, tôi cũng từng tự hỏi trong đoạn thời gian đó, cô ta chỉ luyện công có một lần (hơn nữa chỉ luyện được một lúc thì cô ta nói cảm thấy mệt quá). Cô ta từng nói bản thân mình tu cao nhưng về phương diện luyện công cơ bản này sao cô ta lại buông lỏng như thế nhỉ?

Ngoài ra, vì để lôi kéo nhiều người hơn nữa, đặc biệt là đối với các đồng tu có chức danh nhất định và điều phối viên, Trần Văn Duệ đã không tiếc sử dụng thủ đoạn đe dọa người khác. Trần Văn Duệ đe dọa phụ đạo viên ở điểm luyện công tại khu vực thành phố Tokyo: “Nếu không tán đồng với chúng tôi thì tôi sẽ vạch trần những việc mà cô đã từng giao lưu chia sẻ với tôi, Phật Học hội không cho phép tôi đi giao lưu nhưng cô lại đến giao lưu chia sẻ với tôi.” Cách làm này là thủ đoạn chỉnh trị người khác mà ngay cả một người bình thường cũng không dùng đến, nhưng Trần Văn Duệ lại xem nó như thể ngộ nên làm theo. Khi tôi và đồng tu khác chỉ ra vấn đề này, Trần Văn Duệ lại nhắm thẳng vào những tiểu tiết khác để tiến hành tranh biện. Ví như, đối với việc gửi hình của đồng tu cho Trần Vũ Lôi nhìn xem phó nguyên thần, Trần Văn Duệ bèn nói đây là ảnh chụp do tôi chủ động cung cấp chứ không phải là tự cô ta đi tìm. Khi Phật Học hội chỉ ra việc Trần Văn Duệ chủ động đến giao lưu với học viên Nhật Bản là không phù hợp, cô ta bèn nói không phải cô đi tìm học viên, mà là người khác tự tìm đến cô (xác thực là có người tìm đến cô ta, nhưng theo những gì tôi biết thì tôi chỉ chủ động dẫn cô ta đi tìm khoảng trên năm học viên, cho nên ở đây cô ta cũng đang nói dối). Những lời giảo hoạt của Trần Văn Duệ kỳ thực không phải là điều thực chất của vấn đề, nhưng cô ta muốn né tránh nên đã lấy những việc này để phủ định toàn bộ vấn đề người khác đã chỉ ra cho cô ta.

Nghĩ lại lý do vì sao Trần Văn Duệ có thể dụ dỗ mê hoặc nhiều người như vậy? (Đây là phần bổ sung của một đồng tu khác ở Nhật Bản)

Khi một bộ phận đồng tu chỉ ra hành vi đi tua giao lưu chia sẻ của Trần Văn Duệ thuộc về loạn Pháp và tà ngộ, cô ta đã công kích nói rằng các đồng tu bị tà ngộ, còn bản thân cô ta không bị tà ngộ v.v. Lúc Phật Học hội gửi đi thông báo không cấp thị trường cho Trần Văn Duệ thì cô ta bèn bắt đầu khích lệ những người bị dẫn động công nhiên chỉ trích ‘Phật Học hội Nhật Bản loạn Pháp’, ‘bức hại đệ tử chân tu’. Tuy nhiên, cớ sao hiện giờ vẫn còn có học viên tin vào Trần Văn Duệ và lập luận của cô ta?

Chúng tôi nhận thấy rằng, trước tiên là bởi vì sức mê hoặc của Trần Văn Duệ quá mạnh mẽ, hơn nữa cô ta còn có năng lực và chiêu trò diễn giảng Pháp. Điều đáng tiếc là cô ta đã không dùng năng lực này đặt tâm vào giảng chân tướng, mà lại dùng nó để lôi kéo học viên và bảo cho người khác học theo cô ta. Rất nhiều đồng tu đã quen với phương thức giao lưu từng lượt lúc bình thường nên không có đề phòng trước chiêu trò diễn giảng đầy mưu mô loại này. Thậm chí là mọi người dễ dàng tin vào những lời nói dối của Trần Văn Duệ cho nên cô ta mới dễ dàng tóm lấy những chỗ này.

Ngoài ra, Trần Văn Duệ sử dụng mọi thủ đoạn đối với đồng tu nào mà cô ta muốn lôi kéo. Ví như, lần đầu gặp mặt người điều phối hạng mục C thì cô ta tỏ ra hết sức thân thiết: “Tôi luôn muốn gặp bạn”. Lúc bị người điều phối hạng mục D chỉ ra chỗ thiếu sót, cô ta bèn khóc lóc năn nỉ xin tha thứ (nhưng sau đó cô ta cũng vẫn y chang như trước đây, không hề có cải biến gì). Khi đồng tu E trong nhóm chỉ ra cách làm của cô ta có vấn đề thì cô ta lập tức quỳ gối xin lỗi. Tôi phải thừa nhận là cách diễn xuất tài tình của cô ta đã dụ dỗ mê hoặc rất nhiều người.

Ở Nhật Bản, Trần Văn Duệ đã thành lập vài nhóm giao lưu chia sẻ với các đồng tu ở Singapore, nào là giảng giải ‘pháp lý cao tầng’, giới thiệu tâm đắc tu luyện của những người tán đồng với cô, chỉ trích gay gắt đối với Phật Học hội và những người phản đối cô ta v.v. Đồng thời, cô ta còn chọn ra nội dung giao lưu chia sẻ ở Nhật Bản gửi cho nhóm chia sẻ ở Singapore, nói rằng bản thân mình được hoan nghênh như thế nào ở Nhật Bản. Những thủ pháp này đã mang lại tác dụng ở các mức độ khác nhau.

Còn có một điểm cần phải chỉ ra đó là Trần Văn Duệ nói mình có thể giảng pháp lý cao tầng cho đồng tu nghe. Cô ta hoàn toàn tự mình phán đoán xem người ta có tiếp thu được hay không. Nếu nhắm thấy đối phương không tiếp thu được thì cô ta sẽ không giảng ra. Chính bởi điều này nên có rất nhiều người không hiểu được bản chất của cô ta. Chúng tôi cho rằng đây không phải là cô ta đã phát hiện ra vấn đề mà từ đó thay đổi cho tốt hơn. Thật ra nó cũng giống như thuốc độc vậy, những điều cô ta nói chỉ là che đậy chứ chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi lấy được lòng tin của những người xung quanh, cô ta nhận thấy đã có thị trường và bắt đầu phát tán đủ thứ đủ loại bát nháo.

Thông qua tìm hiểu, tôi biết được hiện nay vẫn còn có đồng tu ‘hùa theo’ cô ta, mọi người vẫn thu pháp khí như cô ta nói. Lúc Trần Văn Duệ đến nhà tôi, cô ta đã thu lấy 6 pháp khí (theo lời cô ta nói, họ động vật đã mang theo 6 pháp khí hạ thế). Các đồng tu khác chỉ ra những pháp khí này có thể là thứ mà Trần Văn Duệ dùng để kiểm soát một số đồng tu. Tôi thấy lời này cũng có lý khi nhìn lại tình huống cam tâm tình nguyện của những người hùa theo cô ta.

Đương nhiên, can nhiễu bên ngoài là chỗ then chốt của lần này, nhưng nguyên nhân căn bản nhất chính là vấn đề tồn tại trường kỳ trong một bộ phận đồng tu và hoàn cảnh chỉnh thể của chúng ta. Đối với việc học Pháp, tôi cho rằng nếu chúng ta trường kỳ học Pháp không nhập tâm, hoặc là không thể hướng nội tìm thì chỉ có thể dừng lại ở bề mặt câu chữ, rất khó nhìn thấy được Pháp lý. Lâu dần sẽ bắt đầu chồng chéo lên nhau và không thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Lúc nay khi nghe thấy có người ngộ ra ‘pháp lý cao tầng’ thì chúng ta bèn muốn tìm đường tắt để đi. Tuy nhiên, tu luyện là phải đề cao từng chút một và không có đường tắt nào cả.

Tôi lý giải rằng trong tu luyện cần phải tĩnh tâm học Pháp. Mỗi lần học Pháp phải giống như trực tiếp lắng nghe Sư phụ giảng Pháp ở Pháp hội vậy, nghiêm túc đối đãi với từng câu chữ, đồng thời lúc học Pháp cần dùng Pháp của Sư phụ để đo lường tu luyện của bản thân thì mới được. Hơn nữa, tu luyện cũng không được phép có cách nghĩ tham công hám lợi ngay trước mắt. Những chấp trước này sẽ dẫn đến tình huống diễn giảng loạn Pháp giống như chúng ta gặp phải hiện nay.

Ngoài ra, các hạng mục ở Nhật Bản cũng tồn tại vấn đề không thực tu, tin nghe theo những điều thiên mục nhìn thấy trong nhiều năm qua. Ở Thiên Quốc Nhạc Đoàn, có học viên nào đó (hiện nay người này đã qua đời) đã nói ‘những điều thiên mục nhìn thấy’ cho người xung quanh nghe. Sau khi những người điều phối hạng mục lớn nhỏ và các học viên bình thường bị dụ dỗ mê hoặc, người này đã tuyên truyền cái thứ gọi là ‘để cho Pháp thân của Sư phụ ăn nhiều trái cây’, lúc đi siêu thị thì dạo vòng quanh từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, ở nhà thắp hương khói bay nghi ngút khiến cho người nhà kêu than cả ngày, chạy trốn đến suối nước nóng Ryusenji để tắm tập thể, bán hàng đa cấp v.v. Sư phụ đã từng giảng về sự việc này trong những lần giảng Pháp, nhưng cớ sao chúng ta lại không nhớ ra? Hơn nữa, còn có người vẫn luôn thảo luận về những việc loại này, bắn đâu trúng đó, vậy thử hỏi chúng ta có đang tu luyện hay không?

Tuy sự việc dạng này vẫn luôn tồn tại nhưng chúng ta chưa từng chia sẻ về chúng ở những buổi giao lưu học Pháp theo nhóm lớn. Chỉ vì vấn đề tình cảm, thể diện và bảo vệ bản thân mình nên chúng ta vẫn để cho vấn đề tích tồn cho đến tận hôm nay. Tôi nghĩ đây là một bài học giáo huấn cho chúng ta.

Đương nhiên, sự việc này xảy ra ở Nhật Bản cũng không có gì là ngẫu nhiên cả. Nhất định là có tồn tại vấn đề nghiêm trọng giữa các đồng tu Nhật Bản chúng ta. Sư phụ giảng:

“Chào các đệ tử Đại Pháp Nhật Bản và các học viên tham dự Pháp hội.” (Gửi Pháp hội tại Nhật Bản [2017])

Khi chúng ta lắng nghe lời chúc của Sư phụ trong hội trường Pháp hội, niềm vui và nỗi buồn đan xen vào nhau. Nghe lời chúc mừng của Sư phụ đương nhiên chúng ta cảm thấy rất vui, nhưng chúng ta cũng liền minh bạch ra: ở các nước trên thế giới đều có ‘học viên’, Sư phụ đề cập đến việc làm ‘học viên tham dự Pháp hội’ và ‘đệ tử Đại Pháp’; điều này cũng nói lên rằng ở Nhật Bản vẫn còn khá nhiều ‘học viên’ với trạng thái tu luyện không theo lên kịp và không thể được gọi là ‘đệ tử Đại Pháp’.

Có thể nói thông qua sự việc lần này, môi trường tu luyện ở Nhật Bản đã bị đảo lộn ít nhiều, nhưng về mặt ý nghĩa nào đó thì đây cũng là chuyện tốt. Từ việc tu luyện cho đến chứng thực Pháp và giảng chân tướng đều đã đi đến giai đoạn cuối cùng, chúng ta có thể phát hiện ra những vấn đề hiện đang tồn tại cũng có ý nghĩa tích cực của nó, nhưng tôi mong rằng mọi người đều có thể tiếp thu bài học giáo huấn lần này để kịp thời tu chính trạng thái tu luyện của mình, không cô phụ bản thân mình cũng như không cô phụ sự kỳ vọng của Sư phụ.

Bên trên là nhận thức và thể ngộ tu luyện cá nhân, nếu có điểm nào chưa phù hợp với Pháp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/23/408114.html

Đăng ngày 27-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share