Bài viết của Thanh Âm
[MINH HUỆ 25-04-2020] Trung thực là một trong những giá trị cơ bản được duy trì và tôn trọng trong bất kỳ xã hội văn minh nào, ngoại trừ ở Trung Quốc ngày nay, nơi đã chịu sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn trị (ĐCSTQ) trong 70 năm qua.
ĐCSTQ sợ sự thật
ĐCSTQ sợ sự thật và đã tồn tại bằng cách dùng lừa dối, bạo lực và tẩy não người dân Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, người dân bị buộc phải ủng hộ cho một tiếng nói duy nhất, tiếng nói của ĐCSTQ, mặc dù nó có bất tín và giả dối như thế nào đi nữa.
Đối với những người dám nói ra suy nghĩ của mình và đứng lên vì công lý, hầu hết họ đều phải chịu hậu quả. Những hậu quả này có thể là bị cảnh sát triệu tập để “nói chuyện” như là một lời cảnh báo, bị buộc phải “tự phê bình” trước công chúng, bị đuổi việc, bị làm mất uy tín và bị coi là phản bội “chống lại Trung Quốc”, bị mất tích và không bao giờ được nhắc đến, bị bắt giam trái phép, bị tra tấn hoặc thậm chí bị giết, bị sách nhiễu và người nhà bị liên lụy và trừng phạt. Danh sách những hậu quả này vẫn còn dài nữa.
Trong đại dịch virus corona Vũ Hán, ĐCSTQ dường như còn e ngại hơn khi nghe thấy bất kỳ ý kiến nào khác với tuyên truyền của nó.
Gần đây, một bác sỹ tuyến đầu ở Hồ Bắc đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung Ương ĐCSTQ và Ban Thanh tra của Tập đoàn Sức khỏe Ngạc Đông “khiển trách”, và bị sa thải khỏi vị trí giám đốc của Phòng Quản lý Chất lượng của Tập đoàn Sức khỏe Ngạc Đông và phó giám đốc Bệnh viện Trung ương.
Ông bị cáo buộc đã đưa ra những bình luận không phù hợp trên mạng về các vấn đề như đeo khẩu trang, quản lý cách ly tại nhà, phong tỏa và y tế Trung Quốc, cũng như đã không ngăn được những người ủng hộ ông đưa ra “nhận xét phỉ báng về chính sách kiểm soát virus corona của chính phủ”. Thông báo chính thức nói rằng bất kỳ hành vi nào như thế sẽ bị xử lý mạnh tay “không thương tiếc”.
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 thiết lập một tiền lệ cho hy vọng của Trung Quốc
Bất kỳ nhóm người nào công khai thực thi các quyền của mình một cách hòa bình và hợp lý vốn đã rất khó, lại dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ thì khả năng thành công còn ít hơn nhiều.
Thế nhưng, một sự kiện đáng kinh ngạc đã diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi khoảng 10.000 người xuống đường gần Văn phòng Kháng cáo Trung Ương ở Bắc Kinh để tìm công lý và yêu cầu thả vài chục học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát bắt giữ bất hợp pháp ở Thiên Tân vài hôm trước.
Họ đứng lặng lẽ suốt ngày hôm đó, không hề hô khẩu hiệu hay giơ bảng hiệu trong khi đại diện của họ đang gặp thủ tướng đương nhiệm để thảo luận về các giải pháp cho các vấn đề kiến nghị.
Những người trong cộng đồng địa phương, cũng như các cảnh sát được cử đến để theo dõi những người thỉnh nguyện, đã vô cùng cảm kích trước sự bình tĩnh, chính trực và tự chủ của các học viên Pháp Luân Công. Một số người trong số họ bắt đầu quan tâm đến môn tu luyện và sau này trở thành học viên.
Cuộc gặp với thủ tướng kết thúc thành công, với việc thủ tướng đồng ý xem xét các yêu cầu của các học viên về việc có một môi trường ôn hòa để thực hành đức tin của họ và ngay lập tức thả các học viên bị bắt ở Thiên Tân.
Khi nghe tin này, các học viên Pháp Luân Công đã rời đi một cách lặng lẽ như khi họ đến. Họ còn nhặt từng mảnh rác nhỏ trên mặt đất, kể cả đầu mẩu thuốc lá từ cảnh sát.
Đó là một sự kiện hoành tráng, chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giang Trạch dân, Tổng Bí thư đương nhiệm của ĐCSTQ lại quy kết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đó là “một cuộc bao vây Trung Nam Hải” và phát động một cuộc bức hại trên quy mô toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công ba tháng sau đó.
Trong 21 năm qua, các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ ngừng việc kháng nghị ôn hòa chống lại cuộc bức hại của chính quyền chuyên chế. Nhiều người ở Trung Quốc đã đi hàng ngàn dặm đến Bắc Kinh chỉ để nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”.
Ông Tạ Yến Ích, một luật sư nhân quyền người Trung Quốc, người đã tham gia vào nhiều vụ bảo vệ quyền công dân, trong đó có các vụ của học viên Pháp Luân Công, rất coi trọng các học viên Pháp Luân Công. Gần đây, ông đã bình luận về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, trong đó có nhận xét “những nỗ lực ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công nhằm làm rõ sự thật về đức tin của họ và cuộc bức hại là một phong trào giác ngộ tuyệt vời. Đây là điều chưa từng có, chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc.”
ĐCSTQ không coi trọng “Pháp quyền” hay sinh mệnh con người
ĐCSTQ luôn tự đặt nó lên trên luật pháp và thường hành động hoàn toàn trái với Hiến pháp của chính Trung Quốc.
Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn mới có hiệu lực vào tháng 5 năm 2015, trong đó yêu cầu các cơ quan tư pháp chấp nhận và xử lý tất cả các khiếu nại hình sự của người dân.
Kể từ đó, có tới 200.000 học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với Giang Trạch Dân lên Tòa án Tối cao, sử dụng tên thật của họ và nhiều người đã nhận được giấy xác nhận từ tòa án.
Tuy nhiên, thay vì xử lý các khiếu nại theo quy định của pháp luật, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch bức hại khác đối với các học viên đã nộp đơn khiếu nại.
Các học viên Pháp Luân Công không phải là nạn nhân duy nhất của chính sách bức hại của ĐCSTQ; những người có tín ngưỡng khác không được ĐCSTQ công nhận cũng đã phải chịu đựng nhiều thống khổ dưới chế độ cộng sản.
Hàng năm có rất nhiều trường hợp đổ máu ở Trung Quốc, bao gồm cưỡng chế phá hủy tài sản tư nhân, “nhà tù đen” nơi những người khiếu kiện bị giam giữ bất hợp pháp và bị lạm dụng và tra tấn bạo lực, cũng như các trại tập trung ở Tân Cương.
Đặc biệt, mọi người đều kinh hoàng trước sự coi thường sinh mệnh con người một cách trắng trợn của ĐCSTQ trong khi ứng phó với virus corona Vũ Hán, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, và ngày càng có thêm nhiều người bắt đầu nhận ra bản chất của ĐCSTQ – một bóng ma tà ác với sự lừa dối và vươn các xúc tu độc hại của nó tới mọi nơi trên thế giới, gây ra mối nguy hiểm thực sự đối với các giá trị cơ bản cho sự thịnh vượng của toàn nhân loại.
Mọi người cần biết sự thật này, toàn thế giới cần biết sự thật này. ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những tội ác không thể dung thứ mà nó đã gây ra cho nhân loại.
Tinh thần của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 sẽ tiếp tục tỏa sáng xuyên qua màn đêm trước lúc bình minh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/25/404297.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/29/184258.html
Đăng ngày 04-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.