Trung Cộng không phải là Trung Quốc

Bài viết của Thư Đốt

[MINH HUỆ 28-04-2020] Người Trung Quốc sinh ra ở Đại lục đã bị Trung Cộng bắt cóc từ khi còn bé. Từ nhỏ, họ được giáo dục cần phải “yêu Đảng” và “yêu nước” giống như “yêu cha mẹ mình”. Đảng nghiễm nhiên trở thành “mẹ” của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.

Tẩy não của ma đỏ từ năm này qua năm khác khiến cho rất nhiều người Trung Quốc khó có thể phân biệt rõ ràng giữa Trung Cộng và Trung Quốc. Người Trung Quốc thường hay lẫn lộn Trung Cộng và Trung Quốc. Khi những chiêu thuật lừa người của Trung Cộng không còn linh nghiệm, nó sẽ nhanh chóng dốc hết sức để khua chiêng gióng trống khuấy động toàn quốc, còn lấy “hận nước Mỹ” làm nền để giương cao ngọn cờ yêu nước. Tiếp theo đó, “tiểu phấn hồng” và những người nào đó sẽ thay phiên nhau giở trò lăng mạ và vu khống. Chiêu bài “xem nước Mỹ như kẻ địch” trở thành phương thức lăng xê niềm tin của dân tộc và thăng hoa nhân cách tự thân của Trung Cộng.

Engels là người khởi xướng lý luận của chủ nghĩa cộng sản. Ông ta đã trình bày rõ ràng trong bài viết “Khởi nguồn của gia đình, chế độ tư hữu và quốc gia” như sau: “Một trong những tôn chỉ và mục đích của chủ nghĩa cộng sản là cần phải tiêu hủy gia đình, chế độ tư hữu và quốc gia.” Điều này và tuyên truyền “lòng yêu nước” nhất quán của Đảng cộng sản quả là hai thái cực khác xa nhau. “Lòng yêu nước” của Đảng cộng sản chính là một chủng loại “hận”, là một cái cớ để làm điều ác. Trung Cộng dùng “lòng yêu nước” như một khẩu hiệu đường hoàng để kích động dân chúng, phía sau khẩu hiệu này chứa đựng đủ loại âm mưu đen tối cố ý làm lẫn lộn giữa Trung Cộng và Trung Quốc. Đây chính là một trong những quỷ kế của Trung Cộng dùng để bắt cóc dân tộc Trung Hoa.

“Lòng yêu nước” chỉ là con dê thế tội, “để cho Đảng mặc sức sử dụng” mới là món hàng hóa mà Trung Cộng rao bán.

Lời nói thẳng thắn “thiên hạ của Đảng” của Chu An Bình bị gán nhãn phe phái cánh hữu

Thủ đoạn tự quảng cáo bản thân của Trung Cộng sớm đã bị người ta vạch trần không lâu sau khi nó cướp lấy chính quyền. Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, danh sĩ Chu An Bình đã từng bị lừa gạt bởi tuyên truyền dân chủ của Trung Cộng. Trong bài “Tình thế chính trị của Trung Quốc”, ông ấy trình bày như sau:

“Thành thật mà nói, hiện nay chúng ta đang giành lấy tự do. Dưới sự thống trị của Quốc Dân Đảng, cái ‘tự do’ này chỉ là vấn đề nhiều hay ít tự do. Giả sử Đảng cộng sản lên chấp chính thì cái ‘tự do’ này sẽ biến thành vấn đề có hay không có tự do.”

“Thành thật mà nói, Đảng cộng sản không quan tâm gì đến việc có hay không có Hiến pháp. Điều Đảng cộng sản thật sự quan tâm chỉ là quân đội và địa bàn của nó.”

“Đảng cộng sản đối với con người chỉ có ‘địch’ và ‘ta’. Ai theo nó thì nó có thể thu nhận người đó, ai không theo nó thì họ đều bị xem như kẻ địch. Hết thảy đều xuất phát từ mặt lợi và mặt hại trong thực tế, tình người và tình đồng loại không hề tồn tại dưới sự thống trị của Đảng cộng sản.”

Rất nhiều phần tử trí thức thời Trung Hoa Dân Quốc đều ôm giữ tin thần trách nhiệm đối với nước nhà. Họ giữ lấy truyền thống xã hội với những áng văn “khuyên răn can gián” bộc trực. Những phẩm chất tốt đẹp và quy phạm đạo đức được truyền lại từ thời xa xưa mới thật sự là sức sống bền bỉ chân chính của dân tộc Hoa Hạ. Những phẩm chất đạo đức và tri thức này mới chính là diện mạo chân thật của “lòng yêu nước”. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp này lại trở thành đối tượng bị Trung Cộng cố ý tấn công và tiêu diệt.

Lời nói “thiên hạ của Đảng” của Chu An Bình đã trở thành chiến tích quan trọng trong cuộc vận động phản hữu, dụ rắn ra khỏi hang của Mao Trạch Đông. Chu An Bình nhanh chóng bị cả nước gán nhãn “phần tử cực hữu”. Ngày 1 tháng 6 năm 1966, Tờ Nhân Dân Nhật Báo đã phát biểu bình luận “quét sạch tất cả các phần tử xấu”. Ngày 31 tháng 8, sau nhiều lần bị đấu tố tàn nhẫn trong phong trào “đại hữu phái”, Chu An Bình đã tự sát nhưng không thành công. Sau đó, ông bị phe phái tạo phản đưa về Học xã Cửu Tam để quản chế. Đầu tháng 9 năm 1966, Chu An Bình mất tích, từ đó về sau không ai biết rõ ông ấy còn sống hay đã chết. Theo ghi chép của Trung Cộng, Chu An Bình vẫn là một trong năm người cánh hữu không thể bình phản trong nước tính đến hôm nay.

Thông qua các cuộc vận động hết lần này đến lần khác, hầu hết “những đối tượng đả đảo” mà Trung Cộng nhắm đến đều bị tiêu diệt. Duy chỉ có học viên Pháp Luân Công là dám vứt bỏ sinh tử, kiên trì không thay đổi trong suốt 20 năm qua, sử dụng phương thức hòa bình giảng chân tướng Pháp Luân Công cho quần chúng.

Tiêu hủy tầng lớp trí thức cũng là cách thức Trung Cộng dập tắt tiếng nói chỉ trích của người dân, từ đó tiến thêm một bước bắt cóc đất nước Trung Quốc và xóa sạch những cản trở về dư luận. Chiêu trò kích động “lòng yêu nước” càng ngày càng trở nên thấp hèn hơn.

Tấm bi kịch không lời của diễn giả Khúc Tiêu

Dịch bệnh Vũ Hán vẫn đang hoành hành cho đến hôm nay. Vì để trốn tránh truy cứu trách nhiệm từ xã hội quốc tế về việc che giấu dịch bệnh, Trung Cộng đã điều động “đội quân 5 xu” chối bỏ tội lỗi trên khắp các trang mạng, đồng thời đổ tội cho phương Tây. Trung Cộng cũng không ngần ngại nâng giá tiền thuê “đội quân 5 xu” lên thành “7 xu” hay “8 xu”. Thế nhưng có một điều là trong thiên hạ không có bữa cơm miễn phí.

Từ sau năm 1949, Trung Cộng đã từng đề bạt ba nhà diễn thuyết, trong đó có diễn giả nổi tiếng Khúc Tiêu giữ chức Phó viện trưởng Viện giáo dục Doanh Khẩu. Ông ấy được biết đến như một lão sư kể chuyện danh giá của Trung Cộng. Nguyên tác của bộ phim “Mục mã nhân” tạo nên ảnh hưởng cho thế hệ người thời đó là do Khúc Tiêu sáng tác. Năm 1951, lúc Khúc Tiêu tròn 19 tuổi, cha ông đã bị xe tải quân sự của Liên Xô tông chết vào dịp năm mới. Trong cuộc vận động phản hữu vào năm 1957, Khúc Tiêu bị đả đảo thành phe phái cánh hữu với tội phản bội Liên Xô v.v. Nói ông phản bội Liên Xô là suy đoán từ việc ông ấy thù hận Liên Xô vì xe tải quân sự của Liên Xô đã tông chết cha ông. Năm 1958, Khúc Tiêu bị cưỡng bức lao động và giáo huấn. Trong Cách mạng Văn hóa, ông ấy từng bị bỏ tù vì tội phản cách mạng. Đến năm 1979, ông ấy được thả ra.

Khúc Tiêu từng bị Trung Cộng bức hại nghiêm trọng, nhưng dưới chính sách lừa dối âm ám vừa đánh vừa xoa của Trung Cộng, ông ấy đã viết 2.500 bài báo cáo trên khắp cả nước để chối tội cho Đảng, đồng thời ca ngợi công đức của Đảng và lừa dối vô số những người thanh niên trẻ.

Cuối những năm 1980, Trung Cộng phái Khúc Tiêu sang Hoa Kỳ thực hiện diễn thuyết tẩy não cho Hoa kiều và học sinh. Vì muốn thống chiến Đài Loan, giáo sư Uông Vinh Tổ là nhà lịch sử học người Đài Loan thân cộng sản sinh sống ở Hoa Kỳ cũng được mời tham dự buổi diễn thuyết này.

Khúc Tiêu nói về những đau khổ và thăng trầm mình đã trải qua với giọng điệu tràn đầy cảm xúc. Hai mươi hai năm ngục tù sống không bằng chết. Ông ta kể chuyện nghe rất thương tâm, nước mắt chảy dài, trông rất bi thảm. Ngay sau đó, Khúc Tiêu bỗng dưng chuyển chủ đề, ông ta thét lên: “Tuy mẹ làm sai nhưng chúng ta có thể không yêu mẹ nữa chăng? Đảng là mẹ. Cha mẹ đánh lầm con cái thì phận làm con cũng không nên căm thù cha mẹ.” Chủng loại diễn thuyết này đã thành công đối với một Trung Quốc Đại lục hoàn toàn bị phong bế tin tức, nhưng lần này hoàn toàn thất bại khi diễn thuyết ở Hoa Kỳ.

Sau khi Khúc Tiêu giảng nói xong, Uông Vinh Tổ mặt đỏ bừng bừng rồi bất chợt lên tiếng: “Bài diễn thuyết của giáo sư Khúc Tiêu thật sự là trút hết máu và nước mắt, máu chảy ròng ròng cùng với tiếng khóc thút thít! Một học giả trẻ tuổi bị bỏ tù vô duyên vô cớ trong suốt 22 năm! Tôi đã từng xem qua những báo cáo tương tự lúc tôi còn ở Đài Loan, nhưng những sự việc trong các bài báo cáo đó không hiểm ác, chân thật và khiến cho người ta phải phẫn nộ như câu chuyện của giáo sư Khúc Tiêu.”

Giáo sư Uông không màng đến người khác ngắt lời, ông ấy nói tiếp: “Đảng gì là mẹ sinh ra mình chứ? Giả sử một người đánh con trong thời gian dài thì thử hỏi người đó có xứng đáng làm mẹ hay không? Mẹ ruột còn tàn nhẫn hơn cả mẹ kế. Thử hỏi người mẹ ngược đãi con cái như vậy còn có tư cách đòi hỏi con trẻ trung thành với mình hay không? Dù ở bất cứ quốc gia văn minh nào, người mẹ đối xử như vậy với con mình chính là một hành vi phạm pháp. Người mẹ như vậy sẽ bị pháp luật xử tội.”

Giáo sư Uông tỏ ra vô cùng giận dữ. Vẻ mặt của Khúc Tiêu lúc đó trắng bệt như giấy, tỏ vẻ đau khổ không chịu nổi.

Cựu bí thư Chu Ân Lai, nhân viên Quốc vụ viện Lưu Trung Hải đã thương lượng với Khúc Tiêu: “Việc giáo sư Uông hiểu sai do không biết rõ tình huống ở Đại lục sẽ được làm sáng tỏ bởi bài báo cáo chân thật bất ngờ này. Như vậy cũng không cần phải tiếp tục làm buổi diễn thuyết này nữa.”

Kể từ khi Khúc Tiêu trở về nước, trên cơ bản là ông ấy không tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Không lâu sau đó, ông ấy ngã bệnh và mất đi khả năng nói. Khúc Tiêu qua đời vào năm 2003.

Xem Đảng như mẹ chẳng khác nào nhận giặc làm cha. Những người đứng cùng đội với Trung Cộng không phải là yêu nước mà là hại nước, sớm muộn họ cũng phải trả giá bằng mạng sống của mình. Những người này cần phải thức tỉnh càng sớm càng tốt, nếu không thì sẽ không kịp hối hận!

Bộ mặt xấu xí tà ác của Trung Cộng

Từ xưa đến nay, khi có chuyện tốt đến thì Trung Cộng luôn ôm công lao về phần mình, khi có chuyện xấu xảy ra thì Trung Cộng trốn không thấy tăm hơi, lo đi tìm vật thế mạng hoặc chơi trò “trộm rường thay cột” (thay đổi nội dung và tính chất sự việc một cách mờ ám). “Việc xấu trong nhà thì phải che” chính là chiêu trò “trộm rường thay cột”, nó dùng những câu hoang ngôn để bịt miệng dân chúng. Đây cũng là lỗ hổng để virus Trung Cộng tiến hành xâm nhập vào mỗi từng tế bào của dân tộc Trung Hoa. Nếu bạn thừa nhận những câu hoang ngôn này thì bạn đã thừa nhận Trung Cộng là Trung Quốc, đồng thời cũng đã thừa nhận tội ác của Trung Cộng bất quá chỉ giống như “một chút việc xấu nhỏ nhặt xảy ra trong nhà”.

Tuy vậy, tội ác của Trung Cộng thật sự có phải là “việc xấu xảy ra trong nhà” hay không?

Cuốn nhật ký của một nữ nhà văn sinh sống ở Vũ Hán ghi chép lại tình huống chân thật về nỗi thống khổ của người dân trong thời kỳ dịch bệnh vừa được xuất bản ở hải ngoại trong vài ngày trước. Dựa trên bức tranh toàn cảnh trong nhật ký và những trải nghiệm tự thân, tác giả chỉ đơn giản là ghi chép một cách chân thật về một số ảnh hưởng phụ diện của chế độ quan liêu của Trung Cộng trong thời kỳ dịch bệnh, cũng như những gian nan cùng với sự thật không được chính phủ công bố về cuộc sống của người dân ở Vũ Hán. Thế nhưng, Trung Cộng đã triển khai tẩy chay toàn diện đối với cuốn nhật ký này. Một trong những lý do của “tiểu phấn hồng” chính là “việc xấu trong nhà thì phải che”. Trung Cộng sợ hãi bị vạch trần đến mức độ như thế.

Điều này khiến cho người ta nhớ đến cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của Liên Xô vào thập niên 50. Tháng 10 năm 1958, Chính phủ Liên Xô đã tiến hành vận động tẩy chay điên cuồng đối với cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” được xuất bản ở hải ngọai. Tác giả của cuốn tiểu thuyết này là Boris Leonidovich Pasternak. Ông ghi chép về hàng loạt sự kiện quan trọng diễn ra trước và sau Cách mạng tháng Mười trong cuốn sách. Nó đã phản ánh một quá trình phức tạp của thời đại đó từ góc nhìn của nhân tính, nhưng nó lại bị Cộng sản Liên Xô gán nhãn là “cuốn sách cấm liên quan đến chính trị đầu tiên trên thế giới” làm bẽ mặt cách mạng cộng sản.

Cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản ở nước ngoài và tác giả cũng nhận được giải thưởng Nobel về văn học. Nhưng ở Liên Xô, “những kẻ yêu nước mù quáng” căn bản là chưa từng xem qua nội dung cuốn sách này. Bọn họ chỉ vì có được vài đồng xu lẻ và bánh mì mà không ngần ngại phê phán tác giả cũng như cuốn tiểu thuyết này. Thời đó, Pasternak đã bị khai trừ khỏi hiệp hội nhà văn và bị cấm ra nước ngoài nhận giải Nobel. Hai năm sau, Pasternak qua đời trong thống khổ và cô độc. Trước khi chết, ông để lại bài thơ được ”Giải thưởng Nobel” như sau:

“Thôi xong rồi! Ta giống như bị đàn thú dữ săn đuổi

… Ta đã làm nên việc gì nhơ bẩn! Ta là kẻ giết người hay là kẻ du côn?!

Ta tin rồi sẽ có một ngày, những linh hồn hướng thiện sẽ chiến thắng thứ cường quyền bạo lực đầy thù hận và đáng khinh bỉ này.”

Không có Đảng cộng sản mới có Trung Quốc mới

Cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990 thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt giải thể và chấm dứt Chiến tranh lạnh, đó cũng là lời tuyên bố cho các cuộc vận động chủ nghĩa cộng sản quốc tế đi đến thất bại triệt để. Sau khi u nhọt chủ nghĩa cộng sản tiêu mất, các quốc gia Đông Âu, Nga và các nước trong Liên Bang Xô Viết đã nghênh đón thời kỳ tự do và trời đất mới.

Sự giải thể của Liên Xô khiến cho toàn thế giới (ngoại trừ người Trung Quốc) nhìn nhận rằng không có Đảng cộng sản thì mới có trời đất mới. Đối với người Trung Quốc mà nói, không có Đảng cộng sản thì mới có Trung Quốc mới. Ngày đó sẽ không còn xa, chúng ta hãy mở mắt chờ xem. Hiện nay, chỉ những người kiên quyết từ bỏ Trung Cộng thì mới không bị hủy diệt cùng với Trung Cộng, và mới có thể chứng kiến ngày mai tươi sáng của lịch sử.

Chúng ta hãy thử hoán đổi góc độ để bàn luận một chút rốt cuộc vì sao Trung Cộng không phải là Trung Quốc. Nền văn minh Hoa Hạ mở đầu với thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế vận hành thuận theo thiên mệnh, còn Trung Cộng là thứ u linh đến từ phương Tây đội lốt bạo lực và dối trá. Dân tộc Hoa Hạ có bề dày lịch sử lâu dài 5.000 năm, còn triều đại đỏ của Trung Cộng chỉ mới kéo dài một trăm năm nhưng tội ác nó gây ra nhiều không kể xiết. Nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa huy hoàng với Nho gia, Phật gia và Đạo gia, kính úy trời đất, sinh mệnh và Thần linh. Trung Cộng lấy đấu trời, đấu đất, đấu người làm niềm vui sướng vô tận, thảm sát hơn 80 triệu người Trung Quốc. Văn hóa Thần tuyền tôn sùng đạo đức và tĩnh tâm suy ngẫm về quá khứ, người Trung Quốc là con cháu của Viêm Hoàng. Trong khi đó, Trung Cộng bái lạy tà giáo Mác-Lê, tâng bốc bản thân nó là “vĩ đại, quang minh, chính xác”, cưỡng chế người dân thề độc dâng hiến mạng sống cho nó dưới lá cờ máu. Văn minh truyền thống Trung Hoa như biển nạp trăm sông, bao dung trở nên rộng lớn. Trung Cộng chỉ biết ngăn cấm người dân lên tiếng, bức hại chính tín …

Trước ngày lịch sử xảy ra biến động to lớn, người viết mong rằng mỗi một người Trung Quốc mang trong mình dòng máu Hoa Hạ hãy mau chóng tránh xa Trung Cộng, thoái xuất khỏi Trung Cộng, quay trở về truyền thống để làm một người Trung Quốc chân chính.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/4/28/404460.html

Đăng ngày 01-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share