Bài viết của Thiện Quả
[MINH HUỆ 23-03-2020] Thường các học viên từ Trung Quốc có hai xu hướng khi viết bài. Họ đưa ra nhận định mang tính khẳng định, và có lối nghĩ cực đoan.
Là người Trung Quốc lớn lên ở quốc gia này, tôi cảm thấy cả hai xu hướng đều phản ánh sự đầu độc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài viết của chúng ta.
Đưa ra nhận định và kết luận mang tính khẳng định mà thiếu sức thuyết phục
Theo định nghĩa trong từ điển, đưa ra kết luận có nghĩa là đưa ra nhận định cuối cùng của một người về một vấn đề được nêu ra, hay đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định và kết luận về ai hoặc điều gì đó.
Do vậy, trước khi khẳng định hay kết luận gì, người ta trước hết cần phải đưa ra những giả định hợp lý hoặc vấn đề đáng quan ngại, rồi phân tích bằng logic và lý lẽ rõ ràng trước khi đưa ra kết luận. Chỉ khi đó, người ta mới đi đến kết luận đáng tin cậy và thuyết phục.
Một số ví dụ về cách kết luận có giá trị
Một số người muốn thanh toán hóa đơn khi cùng bạn bè dùng bữa. Nếu chúng ta cho rằng họ làm vậy bởi họ có quá nhiều tiền thì kết luận này có thể bị coi là kệch cỡm, hay ít nhất là thiếu thuyết phục, bởi giữa giả định và kết luận không có mấy logic và lý lẽ. Mọi người có thể dễ dàng bác bỏ những nhận định như vậy khi nói họ trả tiền hóa hơn bởi họ trọng tình bạn hơn tiền.
Một số người luôn là người đầu tiên xin lỗi sau khi có tranh cãi với người khác. Nếu chúng ta cho rằng họ xin lỗi trước bởi họ biết họ sai, chúng ta cũng sẽ nhận ra kết luận này không thích đáng. Chúng ta có thể nhìn nhận rằng có thể những người xin lỗi trước không làm sai điều gì, và họ xin lỗi chỉ vì họ có lòng tốt, và họ hiểu tầm quan trọng của việc tôn trọng những người xung quanh họ thôi.
Tầm quan trọng của logic hợp lý trong việc giảng chân tướng của chúng ta
Nếu chúng ta đưa ra những lời nói không phù hợp khi giảng chân tướng cho mọi người, họ có thể nghĩ rằng chúng ta đang đi sang cực đoan hoặc phóng đại mọi chuyện, điều đó có thể càng khẳng định tuyên truyền thù hận về chúng ta của ĐCSTQ mà họ đã nghe. Nếu vậy, sức ảnh hưởng của việc giảng chân tướng của chúng ta sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Tôi từng thấy một bài viết của một học viên viết có tiêu đề’: “Virus corona là Trung Cộng.” Dù tôi có thể hiểu tác giả muốn truyền tải thông điệp gì, nhưng tôi phải nói rằng kiểu kết luận mang tính khẳng định như vậy là không phù hợp, cũng không đúng ngữ pháp, bởi chủ ngữ “virus corona” không thể là một đảng chính trị. Vì thế, có thể mọi người sẽ không đọc bài viết sau khi đọc tiêu đề này.
Để đưa ra lập luận có sức thuyết phục, trước hết, chúng ta cần nêu ra những vấn đề đáng lo ngại, liệt kê các dữ kiện, rồi dùng lý lẽ hợp logic để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề.
Chẳng hạn, chúng ta có thể giải thích virus corona bắt đầu ở Vũ Hán, và trình tự gen của virus đã cho thấy bằng chứng có sự can thiệp nhân tạo, khiến nhiều chuyên gia nghi vấn virus này phải chăng rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm với mức độ an toàn sinh học chỉ ở cấp 4 ở Trung Quốc.
Đồng thời, sự bưng bít và đưa tin sai lệch của ĐCSTQ về sự bùng phát đã dẫn tới sự lây lan trên diện rộng khắp Trung Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Vì nó khởi phát ở Vũ Hán nên người ta gọi nó là “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Cộng.”
Nếu chúng ta cung cấp đủ dữ kiện một cách logic thì người ta có thể dễ dàng tự đưa ra kết luận. Nhưng nếu một bài viết đầy những nhận xét mang tính khẳng định ngay từ đầu, nó có thể sẽ không hiệu quả trong việc giảng chân tướng.
Những cách suy nghĩ cực đoan
Lối tư duy cực đoan thể hiện những đặc điểm nhất định trong việc miêu tả hoặc phân loại người hoặc vật. Người có lối tư duy như thế có thiên hướng xác định sự việc đơn giản là “tất cả hoặc không có gì”, hoặc có thái độ tuyệt đối với người khác như “Người kia không là bạn ta thì là kẻ thù của ta”.
Người Trung Quốc rất dễ công kích người khác một cách gay gắt chỉ vì người đó làm một điều xấu, hoặc hết lời khen ngợi ai đó chỉ vì người đó làm một điều tốt. Đây cũng chính là cách ĐCSTQ tẩy não người dân. Để kích động lòng thù hận thì có thể dựng lên “hình ảnh xú ác” cho đối thủ, hoặc tạo hình tượng “như thần” cho lãnh đạo của nó.
Thực ra, con người không ai hoàn hảo. Ai cũng đều phạm phải sai lầm, nhưng đồng thời cũng có làm điều tốt. Chúng ta nên khoan dung khi mọi việc không như ý của chúng ta, và trân trọng khi người khác làm điều tốt. Thế giới muôn màu và đa dạng, nên mọi việc không thể nhận định bằng những công thức đơn giản được.
Các chuyên gia trong ngành dệt và nhuộm có thể phân biệt hơn 30 sắc độ của màu đen bằng mắt thường. Còn có nhiều màu sắc khác, mỗi màu lại có cả dải màu khi kết hợp các tông màu, độ bão hòa và độ sáng khác nhau. Bởi vậy, từ trắng tới đen đã có vô số màu sắc rồi.
Khi không thể buông bỏ lối nghĩ cực đoan, chúng ta rất dễ đẩy mọi người ra xa, và khiến mọi người nghĩ chúng ta bị hoang tưởng và không lý trí.
Về vấn đề “đi làm trở lại”
Một số học viên có những tranh luận về vấn đề “đi làm trở lại” và hoàn toàn xem đây là việc xấu.
Đúng là ĐCSTQ bắt nhiều người đi làm trở lại mặc dù dịch bệnh chưa lắng xuống, hoàn cảnh đó nhiều khả năng sẽ dẫn đến một đợt lây nhiễm khác, rồi gây ra cái chết hàng loạt.
Mặt khác, phong tỏa kéo dài sẽ sinh ra nhiều vấn đề xã hội, gia tăng sự lo lắng và áp lực tinh thần cho mọi người. Không như các nước phương Tây có trợ cấp cho cá nhân và công ty, còn Trung Cộng chỉ liên tục bóc lột con người. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang đóng cửa, mọi người phải chật vật mới đảm bảo được cuộc sống khi không có thu nhập.
Trong khi đó, việc dỡ bỏ phong tỏa cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để giảng chân tướng cho mọi người và thuyết phục họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ, thực ra vốn là liều thuốc và vắc-xin tốt nhất để mọi người bảo vệ chính mình và được bình an.
Lời kết
Tóm lại, duy trì lối tư duy cân bằng là hết sức quan trọng khi chúng ta viết bài, đặc biệt là các bài bình luận. Chúng ta không nên đưa ra những nhận xét mang tính khẳng định khi chưa phân tích lý lẽ hợp lý dựa trên các dữ kiện, hoặc có lối nghĩ nghĩ cực đoan. Có như vậy, chúng ta mới có thể viết ra những bài viết tốt, có logic rõ ràng, luận chứng thuyết phục.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/23/402828.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/6/183929.html
Đăng ngày 12-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.