[MINH HUỆ 21-03-2020] Yleisradio (Yle), đài phát thanh công toàn quốc của Phần Lan, đã phát sóng một báo cáo điều tra hôm 15 tháng 3 năm 2020 vừa qua về sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Báo cáo này cũng được phát sóng dưới dạng phim tài liệu (có tựa đề “Kiinan Vaikuttaminen“, nghĩa là “Ảnh hưởng của Trung Quốc”) và đăng tải trên website của Yle (bài báo có tiêu đề “Vũ khí ma thuật của Trung Quốc cũng nhắm vào Phần Lan”), trong đó nêu bật những hoạt động bí mật của nhiều nhóm Trung Cộng ngụy trang thành các tổ chức của Phần Lan.
“Yle phát hiện gốc rễ các tổ chức ở Phần Lan có thể thuộc bộ máy kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các hoạt động của họ có liên hệ với hoạt động chính trị đảng phái của Phần Lan”, báo cáo viết. “Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của Trung Quốc ở quốc gia này cũng giống ở quốc gia khác.”
Bộ phim tài liệu của đài Yle: Kiinan Vaikuttaminen (“Ảnh hưởng của Trung Quốc”)
Các tổ chức thân ĐCSTQ hoạt động như các tổ chức phi chính phủ
Báo cáo này cho biết một nhóm người hay gặp nhau tại một nhà hàng ở Helsinki, thủ đô của Phần Lan. Theo nguồn thông tin được đăng tải trên website sau này, các cuộc thảo luận của nhóm này chủ yếu tập trung vào quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ và sự trung thành của họ với nó.
Tổ chức này là Hiệp hội Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc của Phần Lan (FAPPRC), với khoảng 200 chi nhánh trên khắp thế giới. Tất cả đều ủng hộ chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ.
“Các chuyên gia cho biết mục tiêu của tổ chức này là nhằm thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và bịt miệng sự chỉ trích cường quốc mới nổi này”, báo cáo viết.
Yle đã điều tra các hoạt động của ba tổ chức có quan hệ với sự kiểm soát chính trị của Bắc Kinh và phát hiện rằng có hai thành viên trong đó từng tham gia vào chính trị đảng phái của Phần Lan.
“Thực tế, những tổ chức có liên đới với ĐCSTQ này thường ngụy trang dưới hình thức là các tổ chức phi chính phủ (NGO)”, báo cáo cho hay.
Theo website của FAPPRC, các thành viên của nhóm này thường tụ họp để “học tập sâu sắc [những lời phát biểu của ông Tập Cận Bình]” để duy trì một dân tộc Trung Quốc “mạnh mẽ và mãi thịnh vượng” – họ cũng “muốn thống nhất càng sớm càng tốt”. Một trong những thành viên này là Jenni Trần Yến, phó chủ tịch đồng thời cũng là một trong số những người sáng lập.
Trần Yến cũng là một ủy viên của Hội đồng Thành phố Vantaa, qua đó, cô ta có được mối liên hệ với Đảng Liên minh Quốc gia. Trần Yến không hề tiết lộ các hoạt động liên kết của mình trong tuyên bố về lợi ích (declaration of interest ) theo quy định pháp luật vì cô coi thông tin này là “không liên quan”.
Tuy nhiên, Kristiina Kokko, thư ký Đảng Liên minh Quốc gia, đã rất ngạc nhiên trước các hoạt động công đoàn của Trần Yến.
Ông Kokko cho hay: “Đáng lẽ [Trần Yến] phải chủ động cho chúng tôi biết mối liên kết này.”
Một bộ máy kiểm soát ngầm quy mô lớn
Số 135 phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh là trụ sở của Ban Mặt trận Thống nhất Trung Quốc, hoạt động dưới chỉ đạo của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ. Tầm quan trọng của nó có thể đã được gây dựng từ thời của Mao Trạch Đông, người từng tuyên thề trung thành với ba thứ “vũ khí ma thuật”: Mặt trận Thống nhất, Hồng vệ binh, và bản thân ĐCSTQ.
Đương kim lãnh đạo Tập Cận Bình áp dụng lại chiến lược của Mao cũng vì chính mục đích đó.
“[ĐCSTQ] phải thiết lập quan hệ với thế giới bên ngoài và làm cho nó hoạt động theo hướng có lợi cho Trung Quốc bằng cách kết nối mạng lưới kết hợp với tuyên truyền, nhưng trong một số trường hợp, là rò rỉ thông tin cho cơ quan tình báo Trung Quốc”, báo cáo của Yle cho hay.
Tại các quốc gia mà Trung Quốc đã thâm nhập, các tổ chức quyền lực Trung Quốc này hoạt động ở vùng xám rộng. Yle đã phát hiện được ba tổ chức như vậy ở Phần Lan.
Các tổ chức ở Phần Lan có kết nối với ĐCSTQ thông qua Mặt trận Thống nhất của nó
Dưới ĐCSTQ (Kiinan kommunistinen puolue) là Ban Mặt trận Thống nhất (Yhteisrintaman työosasto) với 12 chi nhánh. Ở Phần Lan, FAPPRC thuộc Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc (Kiinan jälleenyhdistymis-neuvosto, CCPPR), Hội đồng Kinh doanh Phần Lan – Trung Quốc báo cáo cho cơ quan chức năng kinh doanh, còn CASTF (Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc) có quan hệ với Hiệp hội Trí Công Bắc Âu (Nordic Zhi Gong Association).
Dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến
Nhiều cơ quan thân cận của chính quyền Trung Quốc khác như các tổ chức giáo dục và các hiệp hội văn hóa được phát hiện ở các quốc gia. Bài báo đi sâu vào hoạt động của các nhóm này khi đáp trả những ý kiến bất lợi cho Bắc Kinh.
“Các thành viên của Mặt trận Thống nhất không chỉ đơn thuần là quảng bá Trung Quốc một cách chính diện. Một số phần tử hoạt động còn tìm cách bịt miệng những người chỉ trích sự độc tài của chính quyền này.
Ủy viên Liên minh Quốc gia Trần Yến còn tham dự một cuộc biểu tình của Trung Quốc ở Helsinki hôm 17 tháng 8 năm 2019. Điều trớ trêu khi đảng tư sản của chính phủ Phần Lan tham gia vào các hoạt động của tổ chức do ĐCSTQ cầm đầu khiến cô ta không hiểu nổi.
Trần Yến cho hay Hiệp hội Thống nhất này cũng đang nỗ lực “ngăn chặn các cuộc bạo loạn” do các nhà hoạt động vận động cho Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, và Tân Cương tổ chức.
“[Đây là] tổ chức giám sát hòa bình bên ngoài Trung Quốc”, Trần Yến nói thêm.
Bài báo của Yle còn cho biết “có vẻ như mô hình này cũng bắt nguồn từ cùng một kịch bản của Trung Quốc”.
“[Ngăn chặn] các cuộc biểu tình là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của các hiệp hội thống nhất này và nhiều tổ chức Trung Quốc khác trên toàn thế giới, tại các quốc gia như Phần Lan, Canada, và New Zealand.”
Ở New Zealand chẳng hạn, Hiệp hội Thống nhất đã huy động các thành viên của nó sau khi lãnh đạo Trung Quốc đến thăm quốc gia này. Mục đích của nó là dập tắt các cuộc biểu tình của các nhà phê bình Trung Quốc.
“Không chỉ có vậy, các hiệp hội ở các quốc gia còn có cơ hội trao đổi thông tin về các hoạt động của họ tại các sự kiện quốc tế lớn. Các nhân vật hàng đầu của Hiệp hội Thống nhất Phần Lan cũng tham gia vào cuộc trao đổi này”, bài báo cho hay.
Kinh doanh và Mặt trận Thống nhất
Dương Nhị Lâm là một ứng cử viên cho các cuộc tuyển cử của thành phố năm 2017 ở Helsinki. Ông cũng đã thành lập một nhóm kinh doanh và hiệp hội đa năng hợp tác với Trường Đại học Aalto, các thành phố, nhóm Hữu nghị Quốc hội của Trung Quốc và ĐCSTQ.
Tekway, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc do Dương đứng đầu, cung cấp dịch vụ dịch thuật và tư vấn cho các công ty đang tìm cách vào Trung Quốc. Ông cũng đưa các nhóm khách Trung Quốc sang Phần Lan và tạo điều kiện cho một số nhóm tiếp cận Quốc hội Phần Lan. Ví dụ, Dương đã đưa chính nhóm của mình đến sự kiện Ngày hội Trung Quốc do Nhóm Hữu nghị Quốc hội của Trung Quốc tổ chức năm 2018. Nhóm Hữu nghị này do Nghị sỹ Quốc hội Mika Niikko đứng đầu tại thời điểm đó.
Chủ tịch của Ủy ban Đối Ngoại, Niikko, đã bị để ý nhiều lần trong năm nay vì mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Dương không chỉ là đồng nghiệp của Niikko và Vähämäki, mà còn là một đối tác chính trị của họ. Ngược lại, họ cũng tham dự các sự kiện do Dương tổ chức. Năm 2018, Niikko là một diễn giả tại Hội thảo Đầu tư của Dương. Năm 2019, người phát biểu khai mạc một hội thảo của Dương là Tom Packalén, một Nghị sỹ Phần Lan thuộc Ủy ban Đối ngoại.
Dương còn hợp tác với khối Thịnh vượng chung của Trung Quốc. Ông đã tổ chức một chuyến thăm hữu nghị tới Helsinki vào năm ngoái và ký kết một thỏa thuận với các vị khách của mình. Buổi gặp mặt được Hiệp hội Thương Mại Phần Lan-Trung Quốc do Dương sáng lập tổ chức. Phái đoàn Mặt trận Thống nhất từ thành phố Tây An đã ký một thỏa thuận với Dương, đã biến Hiệp hội Công đoàn Thương Mại Dương thành “đầu mối” liên lạc giữa Hiệp hội Hoa kiều Trung Quốc của Mặt trận Thống nhất với Phần Lan.
“Thông tin về thỏa thuận hợp tác này đã được đăng tải trên website của Tekway Trung Quốc, một công ty do Dương điều hành. Tuy nhiên, thông tin về việc thành lập một đầu mối liên lạc đã bị xóa vào tháng 2”, báo cáo của Yle cho biết.
Khoa học và Công nghệ: “Tiền tuyến của Mặt trận Thống nhất đã rõ ràng”
Nhà nghiên cứu Úc Alex Joske, một chuyên gia về Trung Quốc, cũng đã lưu ý đến một vấn đề khác của Phần Lan và các quốc gia Bắc Âu khác: Các Hiệp hội Khoa học và Công Nghệ Trung Quốc.
Các hiệp hội này cũng có liên kết với cơ chế kiểm soát của ĐCSTQ, ông cho hay: “Diện mạo chung là đưa công nghệ tiên tiến vào Trung Quốc, bên cạnh những nỗ lực chính trị”.
Tương tự, Cảnh sát An ninh Phần Lan cũng đã để ý tới điều này. Hồi đầu năm nay, một tạp chí của Phần Lan có tên Suomen Kuvalehti cho biết Trung Quốc có thể đã sử dụng các tổ chức có ảnh hưởng, như các hiệp hội khoa học và công nghệ, cho hoạt động tình báo của mình. Sự thao túng này thường được thực hiện dưới vỏ bọc của hoạt động gì đó khác, như nghiên cứu chẳng hạn.
Đã có ít nhất một hiệp hội khoa học hoạt động ở Phần Lan xuất thân từ Trung Quốc có liên hệ với bộ máy kiểm soát của Trung Quốc. Theo một bài báo của the High School, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (CASTF) rất tích cực trong các hoạt động xâm nhập của nó, cũng như cách thường thấy ở các quốc gia khác.
Bài báo cho hay: “Mối liên hệ [với ĐCSTQ] có thể thấy qua các hoạt động của Đảng Trí Công Trung Quốc (Chinese Zhi Gong Party), một trong tám đảng nhỏ chính thức của Trung Quốc. Nó không phải là một thực thể độc lập như cách hiểu của phương Tây về một đảng phái chính trị, mà nó là một công cụ của Đảng Cộng sản để tiếp cận giới trí thức.”
Một trong những nhiệm vụ của đảng này là khiến người Trung Quốc có giáo dục tốt phấn đấu vì mục tiêu của ĐCSTQ. Nó nằm dưới thẩm quyền trực tiếp của Mặt trận Thống nhất, và cũng thật tình cờ khi nó có cả một hiệp hội Bắc Âu của riêng mình ở Stockholm.
Trần Yến, Ủy viên Liên minh của thành phố, đã tham dự các sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh. Buổi lễ tại Thiên An Môn này không phải ai cũng có thể vào được, mà chỉ dành cho khách mời.
Trần Yến cho biết cô đã tham dự buổi lễ “theo lời mời của Bắc Kinh”. Trương Hoành Bác, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Phần Lan (CASTF), cũng hiện diện cùng cô ta.
Một ấn phẩm được đăng tải trực tuyến ở địa phương kể về “Cô gái ngày hôm nay” đã được tiến cử vào Hội đồng Thành phố ở Phần Lan như thế nào. Trong ảnh, cô xuất hiện trong nhiều sự kiện khác nhau tại Liên minh này. Trong một bức ảnh, Trần Yến đã tạo dáng với một lá cờ Trung Quốc trong tay để chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Phần Lan.”
“Tôi là người đầu tiên và trên hết, là người Trung Quốc. Tôi muốn bảo vệ người Trung Quốc ở Trung Quốc và cả ở nước ngoài”, Trần Yến cho biết trong một câu chuyện được một vài website Trung Quốc khác đăng lại.
“Những chiếc xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã làm hoảng loạn các sinh viên trong vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 [năm 1989], trong khi hàng triệu người Hoa kiều không hề hấn gì”, bản báo cáo viết.
Thụy Điển và Úc
Theo báo cáo này, Trung Quốc cũng có những nỗ lực xâm nhập tương tự ở các quốc gia khác. Một công dân Thụy Điển là Gui Minhai đã biến mất ở Thái Lan năm 2015, sau đó được phát hiện bị bắt giữ ở Trung Quốc. Gui đã mở một cửa hàng sách ở Hồng Kông có bán các cuốn sách chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Cuối tháng 2 năm 2020, Trung Quốc đã xử Gui 10 năm tù giam.
Các mối quan hệ cũng được đại sứ cứng rắn của Trung Quốc tại Thụy Điển xoa dịu. Vị đại sứ này từng cáo buộc truyền thông Thụy Điển có “mấy vụ tấn công ác ý” chính quyền ĐCSTQ và nhà nước Trung Quốc. Thụy Điển cũng đã nghiên cứu hoạt động của bộ máy gây ảnh hưởng của Trung Quốc này ở Thụy Điển. Kết quả là, một đảng viên Đảng Dân chủ Cơ đốc Thụy Điển từng tham gia Mặt trận Thống nhất đã phải từ chức.
Ở Úc, một tỷ phú người Trung Quốc đã quyên góp hàng triệu đô cho các bữa tiệc ở nước này. Một trường hợp khác, ĐCSTQ đã tìm cách mua chuộc một người đàn ông gốc Hoa để trở thành ứng cử viên của Đảng Tự do. Người đàn ông này được phát hiện đã chết trong một khách sạn sau khi anh tiết lộ cho Sở An ninh Úc về vụ hối lộ này.
“[Trung Quốc] không chỉ tìm cách gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, mà còn tìm cách định hình lại thực tế của chúng ta để biến việc một chính trị gia làm việc với ĐCSTQ thành một việc hoàn toàn bình thường”, ông Joske nói trong bài báo của Yle.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/21/402758.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/2/183871.html
Đăng ngày 07-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.