Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-04-2020] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có quyền kiểm soát các công ty ở Trung Quốc. Dựa trên “Luật pháp của Trung Quốc”, nó có thể yêu cầu các công ty CNTT sản xuất phần mềm dịch vụ phải cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng cho chính phủ, ngay cả khi đó là các công ty phương Tây.

Phần mềm từ các công ty có liên đới với Trung Quốc là mối quan ngại đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công, vì cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn còn đang diễn ra ở quốc gia này.

Zoom – phần mềm hội nghị trực tuyến phổ biến hiện nay là một ví dụ. Nhà sáng lập công ty là một người Trung Quốc và hầu hết nhân viên của công ty đều ở Trung Quốc. Phần mềm này có một số vấn đề về bảo mật đã được báo cáo từ năm ngoái:

– Zoom đã tuyên bố có “mã hóa điểm-điểm” (điều này có nghĩa là thông tin được mã hóa giữa mỗi người dùng máy tính hay thiết bị di động, và theo đó, về lý thuyết, không có ai, kể cả chính công ty, có thể xem được nội dung cuộc họp). Nhưng các báo cáo xuất hiện gần đây cho thấy tuyên bố đó là sai sự thật và Zoom có ​​thể truy cập nội dung của bất kỳ cuộc họp nào được lưu trữ trên các máy chủ của Zoom.

– Gần đây đã có báo cáo rằng phần mềm này gửi khóa bí mật của cuộc họp bất kỳ đến các máy chủ của nó ở Trung Quốc, ngay cả khi cuộc họp này là giữa những người ở bên ngoài Trung Quốc.

– Đã có báo cáo cho thấy Zoom có ​​thể phát hiện các gói phần mềm nào đang chạy trên thiết bị của người dùng và xác định người dùng đang nhấp chuột vào cửa sổ nào.

– Ngoài ra còn có một báo cáo cho thấy Zoom cho phép các trang web điều khiển máy tính của người dùng để có thể tham gia các cuộc họp video mà người dùng không biết, và nó còn mở camera trên máy tính của người dùng.

Điều này có nghĩa là sẽ không an toàn khi sử dụng Zoom. Ngay cả việc cài đặt Zoom có ​​thể cũng không an toàn.

Bởi Zoom xuất thân từ Trung Quốc, nên không có gì ngạc nhiên khi thấy điều này xảy ra. Một số tổ chức phương Tây đã nhận ra vấn đề bảo mật của Zoom và bắt đầu tránh xa nó.

Một bài báo của Reuters ngày 1 tháng 4 năm 2020 cho biết công ty SpaceX của Elon Musk đã cấm nhân viên sử dụng Zoom, với lý do “có sự quan ngại lớn về quyền riêng tư và bảo mật.”

Một bài báo của The Guardian, ngày 2 tháng 4 năm 2020, đã viết “Zoom là một phần mềm gián điệp”, và “ứng dụng này là một ‘thảm họa đối với quyền riêng tư’.”

Quan ngại về các vấn đề an ninh trực tuyến, tờ Washington Post, ngày 4 tháng 4 năm 2020, cho biết: “Các học khu, kể cả ở thành phố New York, bắt đầu cấm sử dụng Zoom,”

Chúng tôi khuyến nghị các học viên cũng nên tránh xa Zoom và các ứng dụng tương tự khác. Trước khi sử dụng một phần mềm mới, chúng ta nên kiểm tra lý lịch của nhà sản xuất phần mềm đó. Chúng ta sẽ không cài đặt phần mềm liên quan đến Trung Quốc Đại lục trên máy tính và điện thoại di động được sử dụng cho các hạng mục Đại Pháp.

Nếu phần mềm có vấn đề về bảo mật như thế lại cần cho công việc, chúng tôi khuyến nghị nên cài đặt phần mềm này trên một máy tính hoặc một máy ảo riêng biệt, để tránh can nhiễu chiếc máy tính được sử dụng cho các hạng mục Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/4/403366.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/8/183959.html

Đăng ngày 11-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share