Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 22-10-2019] Cuộc sống của tôi rất khó khăn, nhưng nhờ học Pháp mà tôi biết nhiệm vụ của tôi là quan trọng, rằng tu luyện của bản thân có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình và bạn bè của chúng tôi. Ví dụ như bố chồng tôi, sau 21 năm sống với các học viên Đại Pháp, cuối cùng đã bước vào tu luyện sau khi chứng kiến sự thay đổi của tôi.

Câu chuyện nhỏ đằng sau

Chồng tôi có một người em trai. Dù xảy ra chuyện gì, anh ấy luôn nói: “Anh chỉ có một đứa em trai.” Ý của anh ấy, cho dù thế nào, là chị dâu, tôi nên khoan dung. Và là một học viên, tôi nên tử tế.

Mọi người trong gia đình tôi đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp, ngoại trừ bố chồng tôi. Ông thường nói ông là người “Không tu đạo nhưng đã ở trong đạo.”

Sinh sống ở nước ngoài, chị em dâu chúng tôi có thể nói là thân thiết. Chúng tôi đến từ cùng một thị trấn, lại là đồng tu, nhưng tôi không biết mối nhân duyên giữa chúng tôi phức tạp đến nhường nào, bởi dường như tôi phải vượt qua hết khảo nghiệm này tới khảo nghiệm khác. Khảo nghiệm cuối cùng kéo dài trong ba năm.

Tôi nhớ lại dịp Tết Nguyên Đán năm 2016, khi bố mẹ chồng tôi vượt qua hàng nghìn dặm đến thăm các cháu nội.

Bữa tối đêm giao thừa đáng nhớ

Vợ chồng tôi làm nghề đầu bếp để nuôi sống gia đình 5 người. Chúng tôi còn hỗ trợ cho cả gia đình em trai chồng. Giao thừa năm 2016, vợ chồng tôi đều đi làm. Em trai chồng hứa sẽ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tôi có thể nấu ăn khi đi làm về như thường lệ.

Chúng tôi về nhà sau 9 giờ tối, nhưng chưa có gì được chuẩn bị. Em dâu đang vụng về hâm nóng những thức ăn thừa của buổi trưa. Tại sao? Tôi không biết. Tôi nhìn bố mẹ chồng lớn tuổi cùng những đứa trẻ đang đói. Mặc dù tôi chỉ được ngủ ba giờ đồng hồ mỗi ngày, tôi phải bắt tay chuẩn bị mọi thứ từ đầu, nhưng cuối cùng cũng kịp làm xong mọi thứ trước giao thừa.

Bữa ăn giao thừa năm đó không như thường lệ. Ngoài hai gia đình chúng tôi, bố mẹ chồng từ xa đến, còn có hai học viên người Trung Quốc mà chúng tôi mời đến chung vui. Dù chúng tôi nghèo, tôi đã cố hết sức chuẩn bị bữa cơm thật phong phú. Trong thức ăn có 8 con tôm. Nhưng 14 người chúng tôi, gồm cả 5 đứa trẻ, không một ai đụng vào. Mọi người vừa ăn vừa bình phẩm về hương vị của món ăn.

Có lẽ bởi tôi sinh tâm hoan hỷ nên đã nghe thấy em dâu nói với con gái của cô ấy: “Con xem bác gái đang nhìn con thế nào đây?” Nguyên là con gái lớn của cô ấy đang ăn con tôm đầu tiên.

Thực tế, thậm chí tôi còn không để ý, vậy sao cô ấy lại nói thế? Tại sao cô ấy nói oan cho tôi? Tôi không thể ngừng nghĩ về tất cả những lần trong quá khứ mà cô ấy đối với tôi như vậy. Tôi quên mất bản thân là người tu luyện, không nhẫn chịu được mà nói: “Em ăn cơm mà không thể ngậm miệng nói sao?”

Khi nhìn lên, tôi thấy mẹ chồng tôi rơi nước mắt. Biểu cảm trên mặt chồng cùng em chồng như muốn nói: “Sao em có thể nói những điều xấu hổ như vậy trong ngày đặc biệt này?”

Để làm dịu không khí (mặc dù tôi vẫn còn giận giữ), tôi giả bộ bình tĩnh lại, cầm cốc soda trên tay, đi về phía em dâu và nói: “Chị xin lỗi. Chị không nên nói thế. Chúng ta hãy cụng ly và chị xin lỗi em.” Cô ấy nói: “Em không uống cùng chị.” Tôi xấu hổ vô cùng, bữa cơm tất niên kết thúc như thế.

Khi chúng tôi dọn bàn, em chồng tôi đã nói: “Không phải tất cả đều nói chị tu luyện tốt sao? Những gì chị đã làm, sao có thể nói là chị tu luyện tốt được? Chị không vượt qua khảo nghiệm.” Chồng tôi không nói lời nào, nét mặt nghiêm nghị. Thậm chí con trai lớn của tôi cũng nói: “Sao mẹ không cân nhắc gì cả? Dường như mẹ chẳng quan tâm điều gì. Mẹ không nghĩ xem ông bà cảm thấy thế nào?” Tôi không nói, khuôn mặt đầy nước mắt.

Tôi nói với mẹ chồng: “Mẹ, con xin lỗi, con đã sai. Sao con lại không nhẫn được?” Mẹ chồng tôi đã trích dẫn Pháp của Sư phụ:

Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được. (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Sau đó bà nói: “Con à, thật không dễ cho con, con đã làm việc rất vất vả. Mỗi ngày con chỉ được ngủ có ba giờ. Mẹ biết con cảm thấy oan uổng.”

Thời gian sau đó

Tu luyện thật không dễ dàng gì. Từ sau đó chúng tôi nước sông không phạm nước giếng. Nhiều lần Sư phụ đã điểm ngộ, tôi cũng nhận thức được cần trừ bỏ tất cả chấp trước đó, nhưng vẫn không thể buông bỏ chấp trước vào thể diện. Bình thường có thứ gì ngon, tôi chỉ bảo các con mang một phần cho gia đình em trai chồng.

Năm nay, 2019, mẹ chồng tôi sang tuổi 70. Đột nhiên bà gặp khó khăn trong việc đi lại, mặc dù đã hồi phục sau khi học Pháp và phát chính niệm. Bố mẹ chồng sau đó vượt ngàn dặm tới thăm chúng tôi, cũng nhớ tới em dâu. Tôi nghĩ khi tôi không có nhà, em dâu có lẽ sẽ qua thăm bố mẹ chồng.

Tan tầm về nhà, tôi hỏi mẹ chồng xem em dâu có tới không. Mẹ chồng tôi nói không, khiến tôi thấy lòng nặng trĩu. Trong suốt ba năm nay, tôi không vượt qua được khảo nghiệm mà Sư phụ đã an bài. Tôi giấu đi chấp trước và không muốn đụng tới nó.

Đột phá

Khoảng một tháng sau, buổi sáng sau khi dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đồ ăn, tôi nhẩm Pháp, quỳ gối trước ảnh Pháp tượng Sư phụ và nói: “Con đã vật lộn với quan tình thân quá lâu rồi. Chính Pháp đang tới giai đoạn cuối cùng, nhưng con vẫn chưa trừ bỏ được chấp trước này. Gia đình con rạn nứt bởi vì con, và chúng con không thể làm thành chỉnh thể. Đây là một lỗ hổng lớn.”

“Khi con đi hồng Pháp tại các điểm du lịch, khi giúp mọi người thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và khi con giảng chân tướng qua điện thoại, con có dũng khí để đối mặt và cứu người với tâm từ bi, cho dù họ nói điều xấu hay doạ nạt thế nào. Con biết con có sứ mệnh và tiêu chuẩn của người tu luyện, con biết con đã sai. Con muốn cùng Sư phụ trở về nhà. Con muốn trở thành một đệ tử đủ tiêu chuẩn và vượt qua khảo nghiệm. Sư phụ xin gia trì cho con.”

Tôi nhìn bức ảnh Sư phụ, khung hình phát ra hai tiếng, giống như nói: “Tốt đấy” để khích lệ tôi.

Tôi đứng dậy và nhìn Sư phụ ngồi đó, nhìn tôi tường hoà và từ bi. Tuy chỉ vài giây ngắn ngủi, tôi cảm thấy bình yên vô cùng. Với những giọt nước mắt biết ơn, tôi đi bộ đến nhà em dâu, trong tâm nghĩ tới Pháp của Sư phụ:

Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Khi tới nhà em dâu, tôi hỏi thăm cô ấy và nói: “Tất cả là lỗi của chị. Là người tu luyện, chị đã sai khi không chiểu theo những tiêu chuẩn của Đại Pháp. Thậm chí là người chị dâu bình thường, chị đã làm không tốt. Hôm nay chúng ta hãy hoà giải và ăn trưa cùng nhau.” Cả hai chúng tôi đều khóc, chúng tôi bắt tay làm hoà.

Sau bữa trưa, chúng tôi thống nhất rằng cả nhà sẽ cùng nhau học Pháp vào ngày hôm sau.

Chuyển biến của tôi đã tác động tới bố chồng

Chúng tôi có bốn người, nhưng tôi mang theo năm cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tôi nhìn bố chồng tôi. Thường mỗi khi chúng tôi nói học Pháp, ông ấy sẽ đi ra ngoài. Ngày hôm đó ông không làm thế. Tôi đưa ông một cuốn Chuyển Pháp Luân và nói: “Hãy tham gia cùng chúng con.”

Bố chồng tôi nói: “Được!” Mọi người đều mỉm cười, còn tôi rơi nước mắt và nghĩ: “Xin lỗi bố. Nếu con buông bỏ chấp trước vào tình từ sớm, có lẽ bố đã bước vào tu luyện từ ba năm trước.”

Chồng tôi nói: “Đây là do Sư phụ đặc biệt an bài. Chúc mừng bố.” Mẹ chồng tôi nói: “Con dâu, con thực sự đã tu luyện tốt. Mỗi lần chúng ta nói chuyện điện thoại, mẹ có thể cảm thấy con đang đề cao tâm tính. Mẹ muốn cảm ơn con. Những điều không vui đã xảy ra, nhưng Đại Pháp thật thần kỳ, Sư phụ quá từ bi. Ai có thể tưởng tượng nổi sự thay đổi của con đã giúp bố chồng con bước vào tu luyện sau 21 năm? Đối với gia đình ta đây đúng là hỷ sự, thật tốt quá. Cảm tạ Sư phụ!”

Bố chồng tôi bình thường rất ít nói, hôm nay mở miệng: “Đại Pháp thật tuyệt vời. Sự thay đổi của con dâu đã khiến tôi ngạc nhiên. Pháp thậm chí có thể thay đổi một người tự cao như vậy! Tôi cũng muốn tu luyện.” Tất cả chúng tôi đều chắp tay hợp thập để tỏ lòng thành kính trước Sư phụ. Cảm tạ Sư phụ!

Sư phụ đã giảng:

‘các vị cứu tôi, tôi phải trước tiên cảm kích các vị, tôi cung cấp thuận tiện cho các vị’, nhưng không phải thế đâu. Như họ xem xét, ‘các vị muốn có thể cứu tôi, các vị phải có thể đạt tới tầng thứ của tôi mới được, các vị phải có uy đức ấy, các vị mới có thể cứu tôi được. Các vị không có uy đức ấy, các vị không đạt đến cao như tôi, thì cứu tôi sao đây?’ Vậy họ bèn để chư vị vấp ngã, chịu khổ, trừ bỏ chấp trước của chư vị, sau đó khiến uy đức chư vị được kiến lập, chư vị tu luyện đến tầng thứ nào đó rồi, chư vị mới có thể cứu họ được, [họ] đều làm như thế cả. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Bố chồng tôi thường nói: “Không tu đạo nhưng đã ở trong đạo.” Ở giai đoạn cuối của Chính Pháp, bố chồng tôi đã trở thành người tu luyện! Cả gia đình tôi trở nên hoà thuận nhờ sự từ bi vĩ đại của Sư phụ!

Sư phụ đã giảng:

Hãy tu bản thân chư vị một cách chân chính, gặp mâu thuẫn, gặp vấn đề thì xem bản thân mình sai ở đâu, mình nên đối đãi thế nào, hãy dùng Pháp để đo lường. Mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải chính là tu luyện sao? (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Gặp việc không vui, gặp việc khiến chư vị tức giận, gặp lúc lợi ích cá nhân hoặc ‘cái tôi’ bị va chạm, chư vị có thể nhìn vào trong, tu bản thân mình, tìm chỗ sơ sót của mình, trong mâu thuẫn chư vị không lầm lỗi thì cũng có thể thế này: ‘A, mình minh bạch rồi, mình nhất định chỗ nào đó chưa tốt, mà thật sự không sai, thì có thể là nợ nghiệp trước đây, mình sẽ làm nó cho tốt, cái gì cần hoàn trả thì trả’. Liên tục gặp vấn đề như thế, liên tục gặp những việc như thế, liên tục tu bản thân chư vị. Vậy thì nếu xét vấn đề như người tu luyện, lấy chính Lý tu bản thân, chư vị gặp phải việc không vui nơi người thường thì chẳng phải đó là chuyện tốt? (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Quan gia đình lần này, tôi ngộ ra rằng thực tế tu luyện cùng hành vi của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới bạn bè, người thân và những người xung quanh. Nó đặc biệt quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi quyết định bước vào tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/22/一顿年夜饭引起的故事-394552.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/3/182004.html

Đăng ngày 02-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share