Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-10-2019] Trong nhiều vùng hiện vẫn còn tồn tại một vấn đề đó là có nhiều học viên vẫn còn ngưỡng mộ những cá nhân nhất định nào đó. Tôi xin được chia sẻ thể ngộ của mình với hy vọng rằng việc này có thể như là một thông điệp giúp nhắc nhở chúng ta đừng quá mù quáng ngưỡng mộ người khác.
Những người được ngưỡng mộ thường là những người có học thức và giỏi ăn nói. Họ có thể nói trong thời gian dài và nói rất nhiều, tất cả những thứ họ nói đều hợp lý. Họ thường nói về những điều thú vị và hài hước, vì vậy mọi người thích lắng nghe họ nói chuyện.
Nếu người này giỏi học thuộc Pháp, mọi người nói: “Mọi thứ anh ấy nói đều phù hợp với Pháp. Anh ấy học Pháp rất tốt. Tôi đã thu được nhiều lợi ích nhờ lắng nghe anh ấy chia sẻ.”
Những người được ngưỡng mộ bao gồm các điều phối viên đã làm tốt việc dẫn dắt các học viên chứng thực Pháp và những người đã trải qua nhiều khổ nạn và vượt qua chúng dưới sự bảo hộ của Sư phụ.
Chúng ta là những học viên vẫn còn mang trong mình những quan niệm người thường. Nếu chúng ta tán thành việc đối xử đặc biệt đối với một cá nhân nào đó, thì sẽ khiến cho người này trở nên kiêu ngạo và tạo thêm chấp trước cho anh ta. Anh ấy sẽ tự nói với bản thân rằng: “Có rất nhiều học viên ngưỡng mộ và tán thành việc mình làm. Có vẻ như việc chia sẻ của mình có thể giúp người khác đề cao.”
Dần dần, “chia sẻ” và “giúp người khác đề cao” sẽ trở thành nhiệm vụ chính của anh ta. Anh ấy bắt đầu đi đến những nơi khác nhau để chia sẻ thể ngộ của mình hoặc nói chuyện. Những người nghe anh ấy nghĩ rằng không ai tu luyện hay hiểu Pháp tốt hơn anh ấy. Một số người thậm chí còn cho rằng anh là “đại lạp tử.”
Học viên này có thể nói chuyện hàng giờ và thậm chí có thể dùng Pháp của Sư phụ để nói như thể đó là lời của chính anh hoặc trộn lẫn Pháp với lời của anh. Anh ấy thường đặt câu hỏi và sau đó trả lời để truyền dẫn một số thể ngộ của mình vào tư tưởng của các học viên. Những học viên không thể hiểu được những lời người này nói tin rằng đó là vì anh ấy ở tầng thứ cao hơn.
Chúng ta nên ổn định tinh thần và suy nghĩ cẩn thận một chút về việc này. Chỉ là vì người nào đó có khả năng nói chuyện trôi chảy và thể hiện bản thân rất giỏi không có nghĩa là tầng thứ tâm tính của người đó cao. Thậm chí ngay cả khi người này nói gì đó phù hợp với Pháp, chúng ta cũng đừng nên ngưỡng mộ anh ấy. Chúng ta nên tự hỏi bản thân xem cách chia sẻ này có phù hợp với Pháp hay không. Nhiều người có thể không nghĩ về việc này vì họ bị cái tình chi phối.
Tu luyện là việc rất nghiêm túc. Đại Pháp là tiêu chuẩn để đo lường tốt xấu. Pháp thân của Sư phụ đã an bài một cách có hệ thống việc tu luyện của mỗi học viên. Vì vậy, mỗi học viên sẽ có con đường tu luyện riêng của mình và phải chứng ngộ những thứ của bản thân họ. Sau đó, Sư phụ sẽ tổng kết lại cho chúng ta vào thời khắc cuối cùng. Nếu một người nào đó “chia sẻ” quá nhiều, anh ấy có thể can nhiễu đến việc tu luyện của người khác.
Tôi không nói rằng chúng ta không thể chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình với người khác. Mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình dựa trên ba việc và cách họ hướng nội dựa trên Pháp để đề cao tâm tính. Đừng nên chỉ có một người nói và thuyết giảng cho người khác dựa trên thể ngộ của chính họ về Đại Pháp.
Như đã được đề cập trong bài thông báo “Diễn giảng loạn Pháp” được đăng trên trang Minh Huệ: “Giữa các học viên mà làm các việc như mở các buổi chuyên diễn giảng hoặc đi tua giao lưu chia sẻ thì chính là loạn Pháp.”
Theo tôi được biết chính Sư phụ đã chấp thuận thông báo này, vì vậy chúng ta không nên xem nhẹ. Nên nhớ rằng chúng ta cần chứng thực và duy hộ Pháp, chứ không phải cá nhân nào đó.
Những điều phối viên có năng lực và được nhiều học viên ngưỡng mộ có thể bắt đầu nghĩ: “Chính niệm của mình mạnh. Mình làm nhiều và tốt hơn người khác.” Cuối cùng họ nói chuyện như thể họ cao hơn mọi người và không ai có thể chất vấn họ. Họ cũng nảy sinh tâm hoan hỷ, tâm hiển thị và chấp trước vào tự ngã không ngừng phóng đại.
Họ càng làm thì tâm chấp trước vào việc chứng thực bản thân lại càng mạnh. Họ xem thường những học viên khác và cho rằng những người này ích kỷ và có tâm sợ hãi, họ lầm tưởng sự kiêu ngạo của họ là chính niệm mạnh mẽ. Cuối cùng họ sẽ ngã rất đau.
Sư phụ giảng:
“cũng chỉ có một Pháp này; chỉ cần tuân theo Pháp này mà làm, đó mới là tiêu chuẩn chân chính.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Đã có vài trường hợp những học viên như vậy bị bức hại sau thời gian dài được ngưỡng mộ. Một số thậm chí cuối cùng còn bị “chuyển hoá” trong lúc bị giam giữ. Sau khi được thả, họ tiếp tục lan truyền những lý lẽ tà ngộ trong các học viên.
Gần đây, có một học viên trường kỳ đi chia sẻ trong các học viên đã bị bắt giữ và bị kết án nhiều năm tù. Liệu những người đã ngưỡng mộ và nghe theo anh ta có trách nhiệm gì trước việc anh ta bị bắt giữ?
Sư phụ giảng:
“đặc biệt là đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục, trong ma nạn bức hại thì mỗi suy nghĩ mỗi ý niệm đều rất then chốt. Chư vị làm được tốt hay không tốt, chư vị có thể bị bức hại hay không, chư vị làm được chính hay không chính, bức hại đến mức độ nào, đều có quan hệ trực tiếp với con đường chư vị tự mình đi, và vấn đề mà tư tưởng chư vị suy xét.“ (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)
Con đường của chúng ta rất hẹp và chúng ta không thể đi chệch dù chỉ một chút xíu. Trong quá khứ, có một số học viên sùng bái người khác thay vì chiểu theo Pháp. Những người được ngưỡng mộ cuối cùng bị kết án và một số thậm chí đã mất đi sinh mạng. Đã có nhiều bài học như vậy trong những năm qua. Những học viên quanh họ có trách nhiệm không? Đây có phải là kết quả của việc không học Pháp tốt trong thời gian dài?
Nếu các học viên có thể có thể ngộ rõ ràng dựa trên Pháp và không đi theo hay ngưỡng mộ người khác, chẳng phải họ có thể tránh được việc bị bức hại và chịu tổn thất sao? Sau khi việc này xảy ra nhiều lần, chúng ta thật sự nên ngẫm lại về bản thân chúng ta và nắm vững Pháp. Chúng ta không thể để chuyện này tái diễn hết lần này đến lần khác như vậy được.
Sư phụ đã nhiều lần nói về việc này. Chỉ là chúng ta không đủ chú tâm kiên định tu luyện. Sư phụ giảng:
“Chư vị không được [phép vì] thấy người ta [có] công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều, rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Chư vị rồi sẽ làm hại họ, họ sẽ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì mà họ có sẽ bị mất hết, đóng lại hết; rốt cuộc [họ] sẽ bị rớt xuống. [Người] đã khai công cũng [có thể] bị rớt; người đã khai ngộ rồi nếu giữ [mình] không vững cũng sẽ rớt xuống. Ông Phật kia nếu không giữ được tốt cũng rớt xuống, huống là chư vị vốn là người luyện công ở trong người thường!” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
“Có những người là cứ thích nhìn xem người khác làm sao họ sẽ làm vậy, đó không phải tự mình tu luyện mà là đi theo người khác, nhưng người tu luyện là phải đi [thành] con đường viên mãn của mình. Cựu thế lực vì để giáo huấn chư vị, khiến chư vị nghĩ lại, [thì] thậm chí sẽ tạo phiền toái cho mẫu hình mà chư vị đang học theo, thậm chí khiến người đó rời khỏi [thế gian] trước.” (Giảng Pháp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])
Tôi hy vọng chúng ta có thể “dĩ Pháp vi Sư”, trưởng thành và lý trí hơn, dùng Pháp để đo lường bản thân đồng thời liên tục chính lại mỗi tư tưởng mỗi ý niệm của mình.
Sư phụ giảng:
“bởi vì tiêu chuẩn nhận định tốt-xấu thiện-ác là đặc tính của vũ trụ.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc chính lại vấn đề này. Mỗi lần phát sinh bức hại đều khiến người ta phải đau lòng, đều là tổn thất đối với việc cứu độ chúng sinh.
Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/12/394485.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/25/182673.html
Đăng ngày 29-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.