[MINH HUỆ 27-11-2019] Hơn 1.800 học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới đã tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường nhân (NTD) qua trực tuyến hoặc trực tiếp tại hiện trường. Tại hội nghị ở New York vào ngày 23 tháng 11 năm 2019, 21 học viên đã chia sẻ những câu chuyện của họ về cách mà họ đã đề cao tâm tính bản thân. Sư phụ đã gửi “Thư chúc mừng” để khích lệ tất cả các học viên tu luyện tinh tấn hơn và nâng cao chất lượng của kênh truyền thông.
Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường Nhân tại New York vào ngày 23 tháng 11 năm 2019
Các học viên từ hơn 50 thành phố ở 30 quốc gia đã tham gia vào sự kiện chia sẻ hàng năm này. Các diễn giả đã bày tỏ lòng cảm ân sâu sắc của họ đối với ân đức cứu độ từ bi của Sư phụ, và chia sẻ họ đã tinh tấn như thế nào trong thời kỳ Chính Pháp.
Nhiều học viên đã mạo hiểm sinh mệnh của mình để đưa báo cáo về các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ ở Hồng Kông. Trong quá trình này, họ đã buông bỏ các chấp trước của bản thân vào tư tâm, danh, và lợi và kiên định tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp. Một số học viên đã được chứng kiến uy lực của Đại Pháp khi họ vượt qua các khảo nghiệm.
Lên tiếng cho Hồng Kông và không sợ hãi
Kể từ khi cuộc biểu tình diễn ra ở Hồng Kông vào tháng 6 năm ngoái, sự chú ý của thế giới đã chuyển hướng sang cuộc chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các học viên nhận ra rằng báo cáo sự việc một cách trung thực là một cơ hội rất tốt để cứu người. Sarah, một phóng viên cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), cho biết mỗi ngày cô và các cộng sự của mình có thể tải lên hàng chục video ngắn trực tuyến về những gì đã xảy ra với người biểu tình. Chỉ trong vài tháng, số lượt đăng ký cho các kênh truyền thông xã hội của họ đã lên tới 180.000 và họ có hơn 4 triệu lượt xem mỗi ngày.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên và NTDTV đã trở thành một phương tiện truyền thông đáng tin cậy để mọi người tìm hiểu sự thật về những gì đang xảy ra ở Hồng Kông. Sarah đã nói tại nhiều cuộc biểu tình khác nhau rằng: “Nhiều người đã nắm tay tôi và nói cảm ơn tôi trong nước mắt, cảm ơn Thời báo Đại Kỷ Nguyên và Pháp Luân Công, vì đã đồng hành cùng họ trong những thời khắc nguy hiểm”.
Sarah cũng là một phóng viên trực tiếp. “Lúc đầu, tôi không thể chịu đựng được cuộc xung đột và lo sợ sẽ bị bắn”, cô nói. Khi tình huống ngày càng leo thang, cảnh sát cứ sau mỗi 5 giây lại bắn một ống đựng hơi cay và bắn hàng ngàn ống mỗi ngày. “Tôi không thể tránh được nữa”, cô cho biết. Cô nhớ đến những lời giảng của Sư phụ và tập trung vào việc báo cáo và phỏng vấn trực tiếp. Nỗi sợ hãi của cô đã tan biến nhanh chóng.
“Tình thế càng nguy hiểm, chúng ta càng có thể cứu người hiệu quả hơn”, Sarah nói. Khi luật cấm đeo mặt nạ có hiệu lực, cô đã một mình làm một bản báo cáo trực tiếp. Khi cô nhìn thấy mọi người ở Hồng Kông vẫn đeo mặt nạ ngày hôm đó và biểu tình không chút sợ hãi, cô đã có thể thu thập được nhiều bài phỏng vấn cảm động. Cô tin rằng các báo cáo của các học viên mang lại nguồn năng lượng tích cực cho xã hội và “nhiều người hơn đã có thể đứng lên và chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ”.
Đình Đình từ Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV)
Đình Đình đến từ Hồng Kông là một phóng viên ở New York. Cô trở về nhà trong ba tháng để báo cáo về sự kiện này. Ban đầu Đình Đình không nghĩ rằng mình sẽ sợ hãi, cho đến khi cô trải nghiệm được sự tàn bạo của cảnh sát và hơi cay. “Tôi không dám tự mình về nhà và tự mình tường thuật trực tiếp”, cô nói. Khi cô bị một chất lỏng không rõ nguồn gốc văng vào và bị tấn công thân thể, thì nỗi sợ hãi của cô trở nên không thể kiểm soát.
Đào sâu căn nguyên của nỗi sợ hãi, cô nhận ra rằng cô đã quên phải suy nghĩ như một học viên và đã không thực sự tín Sư tín Pháp. Cô phát chính niệm mỗi giờ, học Pháp tại nhà và nhẩm thuộc Pháp khi làm việc bên ngoài. Cô nhận ra rằng Sư phụ không ngừng dõi theo mình và “chừng nào chính niệm của mình mạnh mẽ, thì không có lý do gì để sợ hãi cả”.
Đình Đình thường làm việc đến nửa đêm và phải làm gấp ba khối lượng công việc so với các phóng viên từ các cơ quan báo chí khác. Trải nghiệm ở Hồng Kông đã giúp cô loại bỏ được chấp trước vào sự an dật. “Đây là một cơ hội tuyệt vời để mở rộng năng lực của tôi”, cô nghĩ. Với sự trợ giúp của Sư phụ, những dục vọng người thường của cô dần suy yếu. Cô đã không mệt mỏi chút nào khi tất tả chạy báo cáo cả ngày. Cô không thấy đói bụng, chỉ ăn một bữa mỗi ngày và vẫn dồi dào năng lượng.
Một thần tích nữa xảy đến
Lili đến từ Malaysia đã bắt đầu tu luyện vào 8 năm trước và nhanh chóng bắt đầu làm việc cho NTDTV. Lili tốt nghiệp trung học cơ sở và không bao giờ theo dõi tin tức trước khi cô bắt đầu tu luyện. “Tôi đã có thể viết tin tức về Trung Quốc, thật là thần kỳ”, Lili nói.
Ngay sau khi cô tham gia Tân Đường Nhân, cô đã nhìn thấy một cây bút vàng khổng lồ trong giấc mơ của mình. “Đó là một Pháp khí Sư phụ đã trao cho tôi để chứng thực Pháp”, Lili cho biết. Một tháng sau, khi phát chính niệm, cô cảm thấy một vật thể hình bộ não bay ra khỏi đầu mình đang hét to. “Từ đó trở đi, suy nghĩ của tôi rất thanh tỉnh” vì cô có thể viết các bài báo mà không gặp khó khăn gì. Mỗi lần trước khi cô viết, kết cấu của bài báo sẽ xuất hiện trong đầu cô và cô có thể nhanh chóng hoàn thành bài viết theo cấu trúc đó. Vào những lúc bận rộn nhất, cô có thể viết một báo cáo đặc biệt về Trung Quốc vào buổi sáng và một số bài tin tức cho trang web vào buổi chiều. “Tôi không cảm thấy mệt mỏi khi viết bài cả ngày”, cô nói.
Tháng 11 năm ngoái, Lili đã nhìn thấy 12 bông Ưu đàm bà la trên kệ sách của mình. Điều đó khiến cô tinh tấn hơn trong tu luyện. “Tôi học Pháp hơn bốn tiếng và luyện các bài công pháp hai tiếng rưỡi mỗi ngày”.
Khi Lili bắt đầu tu luyện, cô đã có thể nhìn thấy các Pháp Luân màu vàng kim và các thiên nữ trải hoa. Cơn đau dạ dày của cô biến mất sau khi cô mới chỉ đọc một vài trang sách Chuyển Pháp Luân. “Tôi là một sinh mệnh may mắn nhất trong vũ trụ này”, cô nói.
Hồi phục một cách kỳ diệu
Ông Lý Húc Thăng đến từ trụ sở chính của Đại Kỷ Nguyên
Ông Lý Húc Thăng là một sinh viên Mỹ khi ông tìm thấy môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đó cũng là thời điểm tờ báo Đại Kỷ Nguyên mới được thành lập. “Dường như Sư phụ đã an bài cho tôi làm việc ở kênh truyền thông trên con đường tu luyện của mình”. Lúc đầu, ông Lý là thành viên làm việc toàn thời gian duy nhất và là phóng viên, biên tập viên và nhân viên bán hàng. Ông rất bận rộn nhưng hoàn toàn vui thích với điều đó. Dần dần ông đã buông lơi trong việc học Pháp và luyện công.
“Tôi nghĩ rằng tôi còn trẻ và có bản sự”, ông Lý nói, “và cựu thế lực đã lợi dụng chấp trước mạnh mẽ đó của tôi”. Ông có liên quan tới một vụ tai nạn xe hơi tồi tệ vào năm 2005, và sự cố này đã khiến ông bị tổn thương, xương sườn và xương chậu bị gãy. Nó tệ đến nỗi các bác sĩ trong bệnh viện đã từ chối chữa trị cho ông.
Với sự trợ giúp của Sư phụ, các học viên khác và gia đình mình, ông Lý đã hồi phục nhanh chóng mà không cần phẫu thuật. Các bác sĩ đều không thể tin được việc này. Trong vòng sáu tháng, ông đã trở lại làm việc bình thường.
Sau khổ nạn đó, ông Lý đã phải suy nghĩ lại. Ông nhận ra bản thân đã coi công việc của mình chính là tu luyện. Ông chỉ tập trung vào hoàn thành công việc thay vì hành xử như một học viên chân chính. Ông bắt đầu học Pháp và luyện công thường xuyên hơn. Kết quả là, “không có gì bị trì hoãn cả, trên thực tế, tôi làm việc hiệu quả hơn; dù việc Đại Pháp có bận rộn đến đâu, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tu luyện”.
Vào làm tại một cơ sở in ấn để đáp ứng yêu cầu cho Chính Pháp
Quan Trung là một bác sĩ y khoa có bằng tiến sĩ ở Hồng Kông. Anh đã phải trải qua nhiều khó khăn trên con đường tu luyện của mình. Ban đầu anh giúp việc giao báo. Một ngày nọ, một học viên đề nghị anh tới giúp ở cơ sở in ấn. Mặc dù Quan Trung không nghĩ rằng mình có thể đảm bảo được thời gian cho cả việc học và tu luyện, nhưng anh đã đồng ý tiếp nhận công việc, vì anh biết rằng bản thân đang tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn.
Công việc tại xưởng in đòi hỏi anh phải làm việc suốt đêm. Anh phải xử lý máy móc và mực in bẩn, một sự tương phản lớn với sự sạch sẽ ở bệnh viện. Đó là loại công việc mà không ai muốn đảm nhận. Quan nhớ lại những gì Sư phụ nói về tảng đá trên mặt đất bị đá đi đá lại, vì không ai muốn nhặt nó lên. “Thế thì tôi sẽ nhặt nó lên”, anh biết rằng đó là một phần quan trọng trong công việc cứu người.
Sau khi biết rằng tất cả các công nhân trong xưởng in đều không phải là học viên, Quan quyết định phải học các kỹ năng và xây dựng một nhóm in giữa các học viên. Bây giờ có hai đội in và hai học viên có thể vận hành cơ sở in một cách độc lập. Quan đã lấp được chỗ trống cho các hạng mục truyền thông.
Đôi khi, anh không thích môi trường ồn ào và bẩn thỉu, và cảm thấy rằng anh không nên làm việc đó, vì anh là một bác sĩ. Nhưng anh nhanh chóng nhận ra rằng đó là một chấp trước vào danh và lợi. “Vị trí và công việc chỉ là những thứ tầm thường thuộc về thế gian phàm tục này”, anh nói.
Không còn chấp trước vào đúng sai
Cô Nghĩa làm việc tại Thời báo Đại Kỷ Nguyên ở New York. Cô đã từng có mâu thuẫn với một đồng nghiệp trong một năm. Mỗi lần tiếp xúc với đồng nghiệp này, cô đều cảm thấy tức giận và khó khăn. “Lúc đó, tôi nhận ra rằng đó là một khảo nghiệm để tôi buông bỏ tự ngã và cảm xúc”, cô cho biết, “nhưng ngay sau đó, một điều gì đó khác sẽ xuất hiện và cảm giác tương tự lại xuất hiện trở lại”. Để tránh xung đột, cô đã chủ ý xa lánh đồng nghiệp này, và do đó đã làm trì hoãn nhiều công việc.
Một ngày nọ khi cô học Pháp, cô đọc đến đoạn nói về Hàn Tín. Cô bắt đầu tưởng tượng bản thân là Hàn Tín và chui qua háng của đồng nghiệp. Cô đã không cầm được nước mắt và nghĩ, “Hàn Tín đã làm điều đó thế nào? Làm sao ông ấy có thể xem nhẹ bản thân đến vậy?”
Nghĩa đã hiểu rằng để có thể nhẫn được cần phải có một ý chí kiên cường. “Sức mạnh thực sự đến từ tín tâm vững chắc vào Pháp. Biểu hiện của Nhẫn là phải quan tâm đến người khác trước tiên trong mọi việc bản thân làm”. Cô đã liên tục tự nhủ rằng đồng nghiệp của mình là đúng, và từ từ có thể bình tĩnh lại. Từ đó trở đi, mỗi khi không đồng ý với đồng nghiệp này, cô đều có thể giữ được bình tĩnh.
Nghĩa cũng đã nhận ra rằng cô thường áp đặt tiêu chuẩn của mình lên người khác. “Chỉ có Đại Pháp mới là tiêu chuẩn duy nhất. Tôi đã bị sốc và không nói nên lời khi nhận ra rằng “tiêu chuẩn của Nghĩa” chỉ là ảo tưởng”. Để đề cao tâm tính của mình, cô đã nhẩm đọc Pháp khi cô thấy ai đó không đáp ứng được tiêu chuẩn của cô.
Quay lại kênh truyền thông hai lần để cứu người
Anh Ivan Pentchoukov làm việc trong Thời báo Đại Kỷ Nguyên
Anh Ivan Pentchoukov đã làm việc tại thời báo Đạt Kỷ Nguyên tiếng Anh (EET) trong 8 năm và trong khoảng thời gian đó đã rời đi hai lần. Với những điểm hoá và an bài của Sư phụ, anh đã quay lại hai lần với chính niệm mạnh mẽ hơn.
Lần đầu tiên anh Ivan rời đi bởi EET tiếp tục chịu thua lỗ về tài chính. Anh cho rằng tờ báo sẽ bị phá sản và do đó rời đi. “Tôi cảm thấy khá thất vọng vì không thể cứu người toàn thời gian”, anh nói.
Có một lần anh ấy đã thành công khi bán được nhiều vé cho chương trình Thần Vận. “Khi tôi nhận thấy ảnh hưởng của chính niệm, tôi nhận ra chúng thần kỳ tới mức nào”. Anh muốn áp dụng chúng cho công việc mà anh đã từng làm ở EET. Anh quyết định từ bỏ công việc với bằng cấp tiến sỹ, và mặc cho sự phản đối mạnh mẽ từ cha mẹ, anh ấy đã quay lại làm việc cho EET.
Lần thứ hai anh rời đi cũng vì lý do kinh tế. Anh trở thành một tài xế taxi và lên kế hoạch khởi nghiệp với một công ty. Một lần nữa anh nhận ra rằng anh không thể cứu người hiệu quả bằng cách này. “Rất nhiều lần tôi không thể nâng bàn tay của mình lên và đưa cho hành khách một tờ rơi”. Anh muốn quay trở lại EET lần nữa, và lần này anh thậm chí gặp phải sự đối kháng còn mạnh hơn. Anh sẽ phải từ bỏ những khoản đầu tư mà anh đổ vào chiếc xe và những thiết bị khác và kế hoạch kinh doanh nhỏ của anh. Anh đã quyết tâm từ bỏ tất cả và thầm nói với Sư phụ rằng: “Con hoàn toàn tin tưởng rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp!” Thật thần kỳ, mọi vấn đề của anh đều được giải quyết. “Con vô cùng biết ơn Sư phụ vì đã không bỏ rơi con vào thời điểm khó khăn đó”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/27/396311.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/29/180896.html
Đăng ngày 20-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.