Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Thụy Sĩ

[MINH HUỆ 28-10-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Sư phụ giảng:

“Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là cứu độ chúng sinh”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Nhưng chúng ta làm thế nào mới có thể cứu độ chúng sinh đây? Dưới đây là kinh nghiệm tu luyện có thể giúp chúng ta từ nay về sau cứu thêm được nhiều chúng sinh hơn.

Đạt được kết quả tốt vì không có nhân tâm

Gần một năm trước, một đồng tu đã gọi điện cho tôi và nói rằng cô ấy đã gặp một phóng viên của một tòa báo tiếng Đức ở Thụy Sĩ muốn đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bởi vì vị phóng viên này là một phóng viên thường trú tại Bắc Kinh, cho nên chúng tôi không thể gặp hay là nói chuyện trực tiếp với anh ta được.

Đồng tu đề nghị viết một lá thư cho phóng viên đó. Chúng tôi biết rằng nếu như bài báo được công bố, dù nó có thể cứu chúng sinh hay không, đều sẽ có ảnh hưởng lớn. Bởi vì tờ báo này có phạm vi phát hành tương đối rộng, hơn nữa độc giả chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, cho nên đến ngày phát hành bài báo sẽ có tác dụng to lớn.

Chúng ta đều biết rất rõ rằng kết quả cuối cùng là do Sư phụ quyết định. Những gì Sư phụ an bài đều là tốt đẹp nhất. Sư phụ cũng nói cho chúng ta biết đệ tử Đại Pháp đóng vai trò chủ thể. Chúng ta cũng hiểu rõ lời giảng của Sư phụ:

“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ

Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan”. (Ma Phiền, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Trời đất khó ngăn đường Chính Pháp

Vấn vương đệ tử nặng nhân tâm”. (Ma Phiền, Hồng Ngâm III)

Nói cách khác, chỉ có chúng tôi mới có thể khiến cho bài báo đó phản tác dụng. Chúng tôi phải làm việc cẩn trọng để không thể gây thêm phiền toái cho những an bài của Sư phụ.

Vị đồng tu này đã viết một lá thư dài vô cùng cảm động, trong thư nói về những gì mà cô ấy đã trải qua, và lá thư thực sự có thể lay động lòng người.

Chúng tôi muốn ngay từ đầu đem toàn bộ tin tức và bối cảnh tình huống nói cho vị phóng viên này biết, để cho anh ấy có một cơ sở dữ liệu khá tốt khi thu thập và chuẩn bị tư liệu. Mặt khác, vị đồng tu này cũng cảm thấy việc viết bài báo này cũng có thể là sứ mệnh vì Đại Pháp cần phải hoàn thành của vị phóng viên kia.

Trên thực tế, vị đồng tu kia với người phóng viên này cũng không liên lạc với nhau nhiều. Chúng tôi cùng thảo luận và đưa ra những ý kiến của mình, liệu có nên thực hiện hay không, chúng tôi đặc biệt chú ý xem xét xuất phát điểm của tư tưởng chúng tôi đưa ra là nhân tâm hay là trách nhiệm đối với Đại Pháp. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng cuối cùng đều không thực hiện được. Chúng tôi biết rằng mỗi tâm chấp trước của cá nhân chúng tôi đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực. Sau khi nhanh chóng buông bỏ từng tâm chấp trước, tâm chúng tôi trở nên thuần tịnh hơn.

Mấy tháng sau, vào ngày 22 tháng 7 năm 2019, hai ngày sau ngày tròn 20 năm Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, thì bài báo được phát hành.

Chúng tôi đọc cẩn thận từng câu từng câu. Cả bài báo không có bất luận câu chữ tiêu cực nào về Pháp Luân Công. Từ sau khi bắt đầu cuộc bức hại, các phương tiện truyền thông ở Thụy Sỹ còn chưa có đưa tin về vấn đề này. Chúng tôi vô cùng biết ơn Sư phụ, đây thực sự là món quà mà Sư phụ ban cho chúng sinh có thể đắc cứu trong cộng đồng nói tiếng Đức ở Thụy Sỹ. Độc giả của tờ báo này phần lớn thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội, có sức ảnh hưởng lớn ở Thụy Sỹ và cả nước ngoài. Bài báo đưa tin không phải là kết quả do chúng tôi ra sức thực hiện được, mà là do Sư phụ an bài hết thảy. Là Sư phụ muốn cứu độ chúng sinh, và chúng ta chỉ cần xuất tâm trợ Sư chính Pháp, ở trong từng sự việc cụ thể không nên dùng quan niệm người thường để giải quyết vấn đề, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những việc cần làm.

Sư phụ dạy chúng ta: “… tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất”. (Nhận thức tiếp nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ cũng đã từng trả lời câu hỏi của đệ tử:

“Đệ tử: Lúc không mang bất kỳ ý nghĩ hay dự định kế hoạch nào, chứng thực Pháp hiệu quả cực tốt, ngược lại thì hiệu quả sẽ không được tốt.

Sư phụ: Đúng, nhiều sự việc mọi người không mang ý nghĩ của người thường mà làm thì cũng sẽ không có chấp trước của cá nhân. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với Pháp, chư vị không được có bất kỳ chấp trước của con người, không có những điều của bản thân và những nhân tố cá nhân ở trong đó, việc này nhất định sẽ làm tốt. Một khi thêm vào nhân tố cá nhân, sự việc này sẽ làm không tốt”. (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]), Giảng Pháp tại các nơi VI)

Trải qua những gì liên quan đến sự việc bài báo, chúng tôi đã nhận thức được rằng, khi chúng ta thuần túy nỗ lực chiểu theo Pháp mà làm, không trộn lẫn nhân tâm, ý nghĩ, lo lắng hay tâm lo sợ của người thường, thì an bài của Sư phụ sẽ hoàn chỉnh thuận lợi, triển hiện được sự thần thánh và viên dung không gì phá vỡ.

Học được Nhẫn

Sư phụ dạy chúng ta:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện”. (Thế nào là Nhẫn – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Mấy năm trước tại một lần gặp mặt chia sẻ, có một đồng tu đã nói một số lời nói, khiến cho tôi cảm thấy tổn thương, nước mắt dâng đầy vành mắt, cảm thấy thở không nổi. Lúc ấy tôi biết được một điều duy nhất là, đây là khảo nghiệm tâm nhẫn của tôi. Khi tôi bị đối đãi bất công như thế, tôi còn có thể làm được Nhẫn hay không? Tôi còn có để ý đến sự tình của người thường không? Tôi đã có thể buông bỏ được tâm người thường không? Những lời nói này đã khiến tôi tổn thương nặng nề. Nói cách khác, tôi cảm thấy bản thân mình bị “đối đãi bất công”.

Ngay lúc nghỉ trưa, tôi nhanh chóng rời khỏi đại sảnh. Tôi không muốn nói với bất kỳ ai. Tôi hiểu hướng nội tìm là điều quan trọng nhất, tìm kiếm nguyên nhân tại vì sao tôi không thể thảng đãng đối diện với những lời nói như vậy. Tôi biết những lời này có thể gây tổn thương đến tôi là bởi vì tôi không buông bỏ được nhân tâm của người thường. Tâm của tôi không thuần tịnh.

Sư phụ giảng cho chúng ta rằng:

“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái”. (Chuyển Pháp Luân)

Tuy nhiên tôi không có giải thích và cũng không đáp trả, mà là im lặng rút lui. Nhưng tôi biết tôi chỉ đạt đến mức độ “đẫm lệ mà nhẫn” (Thế nào là nhẫn – Tinh Tấn Yếu Chỉ) của người thường. Điều này đối với yêu cầu của người tu luyện còn kém xa. Tôi ngồi ở trong xe, không vui vì bản thân chưa thể vượt quan được tốt. Sau đó, tôi nhìn thấy một quả cầu bạc nằm ở mương nước bên đường, tôi xuống xe và nhặt nó lên. Có một người đàn ông đi ngang qua hỏi tôi: “Nó là của anh sao?” Tôi hỏi lại anh ta: “Đây là của anh à?” Rồi cầm quả cầu đưa cho anh ta, nếu như anh ta trả lời là đúng, tôi liền đưa cho anh ta. Anh ta nói: “Không, nó là của bạn”.

Lời nói của vị đồng tu kia chính là vì để cho tôi có thể thấy được tâm ủy khuất của bản thân để mà loại bỏ nó đi. Hết thảy mọi thứ đều là vì sự tu luyện của chúng ta mà Sư phụ an bài như vậy. Những lời nói đó như thế nào không quan trọng, phù hợp hay không cũng không quan trọng. Quan trọng nhất là, những lời nói này đã thức tỉnh tôi, tâm của tôi còn chưa đủ thuần tịnh, còn chưa đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện. Điều tôi muốn biết chính là, trong tình huống động chạm đến nhân tâm thì tôi có thể nhẫn được hay không và làm thế nào để đề cao tâm tính bản thân.

Sư phụ giảng:

“Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã”. (Thùy thị thùy phi – Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Cái đúng là họ

Cái sai là mình”. (Thùy thị thùy phi – Hồng Ngâm III)

Sở dĩ tôi cảm thấy ủy khuất là bởi tôi đã quên Pháp lý này? Nếu như tôi nghĩ được rằng vị đồng tu kia vô luận là nói gì, thì đồng tu ấy đều đúng, tôi chỉ căn cứ vào Pháp lý của Sư phụ để đối đãi với những lời nói của đồng tu ấy, buông bỏ chấp chước lo lắng, tôi liền có thể nhẫn được một cách tự nhiên. Từ đó, tôi có thể dễ dàng khoan dung, lý giải vị đồng tu ấy, cũng có thể phối hợp tốt với anh ấy để cứu độ chúng sinh. Đáng tiếc tôi vẫn chưa có thể làm được. Sau khi trải qua việc quả cầu bạc này, khi đối mặt với việc bị phê bình, tôi cố gắng nhẫn mà không ủy khuất, không tìm cách bảo vệ bản thân. Nói cách khác, là không còn lo lắng cho bản thân. Tôi sẽ hướng nội để tìm ra tất cả thiếu sót của bản thân.

Cơ hội như vậy cũng không nhiều: người khác đối với chúng ta không tốt, chúng ta lấy đó mà đề cao chính mình, đồng thời còn có thể chuyển hóa nghiệp lực. Cho nên tôi không nên vứt bỏ cơ hội này, mà nên xem đó là cơ hội để đề cao tâm tính, trân quý nó, tiếp nhận nó, cũng không nên đẩy sự việc ra ngoài. Hơn nữa, quan nạn là cơ hội tốt để chúng ta vượt quan trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Khảo nghiệm nhỏ tăng trưởng ít; khảo nghiệm lớn tăng trưởng nhiều. Mong rằng mỗi người luyện công đều chuẩn bị chịu cái khổ lớn, cần có quyết tâm và nghị lực nghênh tiếp những khó nạn lớn. Không có phó xuất thì không đạt được công chân thật. Nghĩ rằng an nhàn thoải mái không phó xuất gì, không chịu khổ mà đắc công, là không có đạo lý đó đâu”. (Pháp Luân Công)

Nhiều năm qua tôi biết, khảo nghiệm khổ nạn ở trong mắt người tu luyện chính là việc may mắn và tốt đẹp vô cùng, bởi vì chúng ta thông qua khảo nghiệm mới có thể đạt được đề cao. Nhiều năm sau, tôi lại gặp được quan mà trước đây tôi không vượt qua được.

Một ngày, tại tiệm bánh ngọt, một cô nhân viên bán hàng nghiêm khắc trách mắng tôi trước mặt bao nhiêu khách hàng, cô ta trông rất hung hãn. Sau khi cô ta mắng, tôi im lặng nghiêm túc lắng nghe, rồi sau đó phi thường cao hứng. Tôi nhận thấy rằng, Sư phụ đang mượn lời cô ấy để chỉ ra thiếu sót của tôi. Bị mắng chửi như thế, nội tâm tôi lại cảm thấy cao hứng.

Chiều hôm đó, tôi cảm thấy đặc biệt hạnh phúc vì bản thân mình rốt cuộc cũng vượt được quan nhẫn sau nhiều lần thất bại. Sự việc đi qua, tôi chân thành nói lời cảm ơn cô nhân viên. Tôi quả thực là thành tâm thành ý cảm tạ cô ấy, cũng tặng cô ấy một tờ tài liệu giảng chân tướng. Cô ấy vui vẻ nhận lấy rồi nói: “Khẳng định là anh không cách nào quên được tôi”.

Tôi có thể độ lượng, chân thành và cũng có thể mở rộng lòng mình đón nhận những lời chỉ trích nặng nề của cô ấy, đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với cô. Lúc ấy, thông qua việc tôi đồng hóa hành vi của mình với nguyên lý Đại Pháp, cô ấy có thể cảm nhận được Chân-Thiện-Nhẫn mà chúng ta xuất ra khi tu luyện Đại Pháp. Đó cũng là nguyên nhân mà cô ấy dễ dàng tiếp nhận chân tướng Đại Pháp và nhận tài liệu giảng chân tướng.

Từ đó tôi nhận thức được rằng, thực tu không có nghĩa là chúng ta không có khổ nạn, mà hoàn toàn ngược lại, là chúng ta trong khổ nạn có thể coi bản thân mình là người tu luyện mà đối đãi, dùng Pháp để đánh giá, để đối đãi hết thảy mọi việc. Nếu chúng ta thường xuyên làm được điều đó, thì chúng ta sẽ có được tâm thuần tịnh để thực hiện tốt sứ mệnh cứu độ chúng sinh.

Tại sao ta phải tu luyện?

Một lần, tôi cùng với các đồng tu giao lưu chia sẻ về việc tại sao chúng ta phải tu luyện. Tôi nói: “Tôi tu luyện Đại Pháp là bởi vì Đại Pháp tốt”. Một đồng tu nói: “Không chỉ tốt, mà còn là tốt nhất!” Tôi nói tiếp: “Đây không phải ý tôi muốn nói, tôi nói là, bản thân Đại Pháp chính là tốt”.

Làm đệ tử Đại Pháp, trong thời khắc mang tính lịch sử của cuộc chiến chính tà trong toàn vũ trụ này, chúng ta lựa chọn hoàn toàn đứng về phía chính, trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh, sau khi nhận thức được điểm này thì một loại cảm ân khiêm nhường bao trùm lấy tôi. Tại thời kỳ chính Pháp có thể đứng về phía chính nghĩa cũng không phải là vấn đề đương nhiên. Khi cựu thế lực cùng với tà linh cộng sản an bài xuống, bao nhiêu sinh mệnh bị lừa gạt, bị hủy diệt? Bao nhiêu sinh mệnh bị cựu thế lực đào thải mà mất đi tương lai của họ? Quá nhiều, quá nhiều sinh mệnh đã bị làm hại.

Cứu độ chúng sinh là việc khẩn cấp như vậy, Đại Pháp thần thánh như vậy – là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Chúng ta có thể gặp và tu luyện Đại Pháp, thì còn có dạng nhân tâm gì mà không buông bỏ xuống được đây? Còn có ý nghĩ, quan niệm, chấp chước, yêu thích gì mà không thể buông bỏ được đây? Còn có nhân tâm gì quan trọng như thế, khiến chúng ta mặc dù biết rằng nó sẽ làm cho chúng ta mang lại những chướng ngại cản trở sự an bài của Sư phụ, nhưng vẫn còn không buông xuống được đây?

Còn có tình huống gì khiến chúng ta tìm cớ không tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn? Vấn đề là chúng ta có thể nhận ra và vượt qua được khảo nghiệm hay không, có thể chân chính chiểu theo Pháp lý mà làm hay không? Chúng ta nhất định phải thực sự hiểu được Pháp lý, mới có thể thiết thực trợ Sư chính Pháp. Cho dù có thất bại nhưng Sư phụ vẫn không ngừng cấp thêm cơ hội đề cao cho chúng ta, để chúng ta cùng nhau phối hợp tốt hơn.

Lời kết

Tâm thuần tịnh là điều mấu chốt trong tu luyện của chúng ta. Khi tâm tôi bất thuần, mỗi khi hướng nội tìm, tôi nhận thấy việc khó khăn nhất đối với tôi là Nhẫn. Nhưng lời giảng của Sư phụ đã đốc thúc tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về nhẫn.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn của đệ tử Đại Pháp là cao thượng, là biểu hiện của sinh mệnh vĩ đại bất động như kim cương kiên chắc không thể phá, là khoan dung để duy trì chân lý, là từ bi và cứu vãn đối với những sinh mệnh vẫn còn nhân tính vẫn còn chính niệm”. (Nhẫn vô khả nhẫn – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Theo đó, tôi nhận thức được rằng, đối với đệ tử Đại Pháp mà nói thì làm được Nhẫn là đặc biệt trọng yếu. Bởi vì đúng như Sư phụ giảng, nó trực tiếp liên quan đến tính kiên cố không thể phá của sinh mệnh. Nó liên quan đến việc chúng ta có thể giữ vững Chân, hồng dương Thiện hay không, có thể tại bất cứ tình huống nào cũng đều đặt việc cứu độ chúng sinh lên hàng đầu, trên cả những nhu cầu cá nhân của chúng ta hay không. Điều này cũng quan hệ đến việc chúng ta có thể kiên trì đến đâu vì cứu độ chúng sinh mà thừa nhận hết thảy.

Tôi chân thành hy vọng, tất cả chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đề cao bởi chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Chúng ta buông bỏ mọi thứ ở Thiên quốc thánh khiết đến nơi này vì trợ Sư chính Pháp. Chúng ta mang theo niềm tin vô hạn vào Sư phụ và Đại Pháp đến nơi này. Chúng ta như kim cương bất động kiên tín rằng Sư phụ có thể cứu độ hết thảy chúng sinh, viên mãn Chính Pháp. Chúng ta hãy nhắc nhở lẫn nhau, chúng ta đến nơi đây chỉ là để hoàn thành hết thảy những việc này.

Vì cứu độ chúng sinh chúng ta đến nơi đây. Chúng ta cần đi thật tốt đoạn đường tu luyện cuối cùng này, giúp đỡ lẫn nhau, dùng tâm thuần tịnh để cứu độ chúng sinh, làm theo an bài của Sư phụ và đồng hóa với Đại Pháp.

Khi các đồng tu chia sẻ thể ngộ của họ về tu luyện, khi họ nói về những gì họ đã làm được và trải qua trong quá trình tu luyện, thì câu chuyện của họ chính là bằng chứng thần thánh cho quá trình tu luyện Đại Pháp, từ người thành Thần. Dưới sự dẫn dắt của Sư phụ, chúng ta phải biết trân quý cơ duyên vạn cổ này.

Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được đọc tại Pháp hội tiếng Đức tại Thụy Sỹ năm 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/28/394995.html

Bản tiếng Đức: https://de.minghui.org/html/articles/2019/11/3/142717.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/11/180685.html

Đăng ngày 07-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share