Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-11-2019]

Tiếp theo Phần 1

Thẩm phán chủ tọa bị ốm trước phiên xử

Tôi nhận được thông báo từ tòa án rằng con trai tôi sẽ được đưa ra xét xử vào một ngày trong năm 2018, vì vậy tôi cùng một học viên đã hẹn gặp thẩm phán.

Tại buổi họp, thẩm phán hỏi tôi có gì muốn nói với anh ấy. Tôi nói: “Chúng ta quen nhau đã lâu và tôi đã viết rất nhiều thư cho anh. Anh biết tôi lo lắng về điều gì. Thực ra, mối quan ngại lớn nhất của tôi là anh sẽ bị truy tố trách nhiệm nếu anh không làm đúng. Dù kết quả có ra sao, tôi hy vọng anh sẽ thận trọng cân nhắc có nên ký vào phán quyết hay không”. Anh ấy liền nói: “Tôi mà không ký thì ai ký? Tôi phải ký.”

Sau đó, anh ấy hỏi người học viên đi cùng tôi nghĩ gì. Bà ấy nói: “Chính sách hiện nay quy định thẩm phán sẽ phải chịu trách nhiệm suốt đời về những quyết định của mình. Tôi cũng lo anh sẽ bị truy tố trách nhiệm. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là phong trào chính trị. Anh sẽ làm gì sau khi cuộc bức hại kết thúc? Sau mỗi cuộc vận động của cộng sản, chính quyền luôn tìm ra con dê thế tội. Hơn nữa, dù đã trải qua mấy thập kỷ rồi, nhưng Đức Quốc xã vẫn bị truy lùng trên phạm vi toàn cầu. Chắc anh cũng nhớ tại vụ xét xử Nuremberg, một thẩm phán thời Đức Quốc xã đã nói trong một phiên xử: “Dù anh ta không phải là phát-xít, nhưng anh ta còn ác hơn cả Đức Quốc xã, vì anh ta biết họ đang làm gì. Anh ta đã chọn giúp cái ác”.

Thẩm phán nhìn rất nghiêm túc. Anh ta suy nghĩ một hồi, rồi nói: “Hôm nay thế thôi. Cảm ơn hai vị.“

Đêm đó, vừa về đến nhà, điện thoại của tôi liề reo. Đó là cuộc gọi từ tòa án huyện. Họ bảo tôi rằng thẩm phán chủ tọa bị ốm, và họ sẽ báo lại thời gian xét xử cho tôi sau. Tôi biết thẩm phán đã chịu quá nhiều áp lực và Thần nhìn thấy anh ta là người tốt, nên Thần không muốn anh ta phải chịu tội. Đó là lý do vì sao anh ta bị ốm, và anh ta không phải chịu trách nhiệm về kết quả của phiên xử.

Sau này, tôi mới biết tòa án chuẩn bị mở cuộc họp trước phiên xử, vì vậy tôi đã hẹn gặp phó thẩm phán phụ trách vụ án. Tôi nói với anh ấy: “Tôi biết anh là người tốt. Anh đã trì hoãn vụ việc này rất lâu. Tôi biết anh không muốn làm điều này, nhưng tôi cũng lo cho anh. Bây giờ, họ có cơ chế chịu trách nhiệm suốt đời để xử lý các vụ án, tôi lo anh sẽ bị truy tố trách nhiệm”. Anh ấy nói: “Bà cứ yên tâm rằng tôi sẽ xử lý vụ việc không thiên vị.”

Tôi chúc anh ấy hạnh phúc và bình an rồi rời đi. Khi quay lại, tôi thấy anh ấy vẫn đứng đó dõi theo.

Cuộc họp trước phiên xử

Tòa án huyện tổ chức một cuộc họp trước phiên xử vào năm 2018, với sự tham dự của tất cả các bên, tòa án, công tố viên và luật sư biện hộ. Tôi tham dự cuộc họp với tư cách người nhà biện hộ cho bị cáo. Trước khi công tố viên đến, chủ tọa đã sắp xếp một cuộc họp cho luật sư của chúng tôi và một học viên. Rõ ràng là thẩm phán đã cố gắng giúp chúng tôi.

Cuộc họp bắt đầu bằng việc xác định nội dung họp. Sau đó, chủ tọa hỏi con trai tôi (học viên sắp bị đưa ra xét xử) xem điều tra viên đã thẩm vấn con trai tôi chưa, họ có tra tấn để ép con trai tôi nhận tội không, và điều tra viên có tìm cách dụ dỗ con trai tôi không. Với hai câu hỏi đầu tiên thì câu trả lời là không. Nhưng một học viên khác nói rằng họ đang gài bẫy con trai tôi. Con trai tôi nói: “Họ nói nếu tôi thừa nhận những gì tôi làm thì tôi sẽ không bị tuyên án”. Luật sư bào chữa nói: “Đây là một kiểu nói dối điển hình!” Sau đó, luật sư cũng chỉ ra việc cảnh sát đã bắt học viên trước rồi mới yêu cầu anh ký vào biên bản, và điều đó là phạm luật.

Cuộc họp đã kết thúc. Thẩm phán chủ tọa tiễn tôi ra khỏi tòa nhà, và nói: “Tôi đã cố gắng hết sức để giúp bà.” Tôi cảm ơn anh ấy.

Sau cuộc họp ấy, chúng tôi đã treo rất nhiều áp phích ở những nơi công cộng và viết thư cho bí thư đảng ủy của huyện, viên chức hành chính địa phương, ủy ban chính trị và pháp luật, ủy ban kỷ luật, công an và các phòng ban liên quan. Hơn 100 lá thư đã được gửi đi. Trong thư nói về việc cán bộ hành pháp đã vi phạm pháp luật ngay từ đầu. Chúng tôi nghe nói các áp phích và thư đã có ảnh hưởng lớn đến công chúng.

Giảng chân tướng cho trưởng Phòng 610

Năm 2017, tôi đã cố gắng nhiều lần để nói chuyện với trưởng Phòng 610 huyện, là người đã ra lệnh bắt con trai tôi. Ông ấy là người có phục vụ lâu nhất ở Phòng 610 của huyện – từ năm 2007 đến 2017.

Lần đầu tiên tôi thấy ông ấy trong văn phòng là khi ông ấy đang ác nhất. Thấy tôi, ông ấy hỏi tôi đang làm gì trong văn phòng của ông ấy. Sau đó, ông ấy bật một số ứng dụng trên điện thoại di động của mình và tôi bảo ông ấy không cần ghi âm cuộc trò chuyện của chúng tôi. Ông ấy xấu hổ, vì bị tôi nhìn thấy ý định. Ông đã tắt ứng dụng. Tôi nói: “Đội an ninh quốc gia nói rằng ông đã ra lệnh bắt giữ con trai tôi. Đừng giả vờ rằng ông không biết tôi đang làm gì ở đây”. Ông ấy thừa nhận rằng ông ấy đã hành động như vậy vì con trai tôi đã viết thư.” Tôi hỏi ông ấy tự do ngôn luận chẳng phải được quy định trọng hiến pháp sao? Viết thư là phá hoại luật nào? Ông ấy phản ứng như thể tôi đang chống lại đảng! Tôi trả lời: “Chính quyền đã bắt giữ hơn 400 quan chức cấp cao. Họ thậm chí còn bắt cả Chu Vĩnh Khang, tổng tư lệnh của các ông đó. Ông có cao hơn viên chức của họ không? Ông không cần suy nghĩ về tương lai của mình sao?”

Những gì tôi nói khiến ông ấy bị sốc, và ông không còn gì để nói. Tôi cảm thấy những lời đó hơi nặng, nên liền nhẹ giọng của mình: “Chúng ta đã là hàng xóm bao năm nay. Tôi quan tâm đến ông. Mỗi người dính líu vào cuộc bức hại đều đang tìm kiếm lối thoát. Ông nên nghĩ về nó. Sau mỗi cuộc vận động chính trị, đảng luôn có con dê thế tội”. Khi tôi ra về, ông ấy tiễn tôi ra ngoài và cảnh báo tôi phải cẩn thận.

Trên đường về nhà, tôi tự nhủ giọng điệu của tôi hôm nay quá hà khắc, không có đủ từ bi. Tôi tiếp tục từ bi nói chuyện với ông mấy lần sau đó. Dần dần, ông ấy đã thay đổi. Ông ấy hứa sẽ nói chuyện với thẩm phán về trường hợp của con trai tôi.

Tôi nghe nói ông ấy đã nghỉ việc, và Phòng 610 huyện có một trưởng phòng mới vào tháng 1 năm 2018. Tôi đã nói chuyện với trưởng phòng mới trong hai giờ đồng hồ. Tôi giảng chân tướng về Đại Pháp, tại sao Giang Trạch Dân (cựu bí thư Đảng) phát động cuộc đàn áp, Đại Pháp đã được truyền rộng như thế nào trên thế giới, v.v. Cuối cùng, ông ấy nói: “Giờ thì tôi đã hiểu Đại Pháp rất tốt, và mọi người như bà đều là những người tốt. Nói cho tôi biết bà muốn tôi làm gì.” Tôi nói: “Ông là người mới. Tôi không thể đòi hỏi quá nhiều. Tại sao ông không dành một chút thời gian cho trường hợp của con trai tôi”. Ông nói: “Được rồi, tôi biết phải làm gì”.

Tôi đến văn phòng của ông thêm vài lần nữa. Ông rất vui khi gặp tôi. Tôi đã đưa cho ông một số tài liệu giảng chân tướng, và ông đã nhận nó. Ông ấy thậm chí còn cùng vài cấp dưới đến nhà tôi.

Lần cuối cùng tôi đến văn phòng của ông, ông ấy nói: “Tôi đã làm những gì có thể. Tôi cũng đã nói chuyện với các quan chức phụ trách vụ án này. Tôi nói với họ rằng gia đình bà nghèo, và yêu cầu họ dễ dãi với con trai bà trong phạm vi có thể”.

Đóng vai trò chủ đạoở tòa án

Vì lý do nào đó, tòa án không có phiên xử sau cuộc họp ấy. Tôi tiếp tục viết thư và gọi cho họ. Cuối cùng, họ đã ấn định được ngày xét xử. Nhưng luật sư của chúng tôi lại gặp rắc rối. Anh ấy nói với tôi rằng Cục Tư pháp Bắc Kinh đã tham gia vào vụ này, luôn tìm cách ngăn anh ấy lên tiếng cho Pháp Luân Công. Anh đề nghị tôi tìm thêm một luật sư nữa. Nếu anh ấy không thể trình bày trước tòa, thì luật sư đó có thể lên tiếng.

Các đồng tu cũng có ý kiến ​​khác nhau về vấn đề này. Một số cho rằng chúng tôi nên làm theo đề nghị của luật sư, những người khác tin rằng ngay cả khi chúng tôi thuê một luật sư mới thì người mới cũng có thể bị Cục Tư pháp can nhiễu. Họ bảo tôi đưa ra quyết định. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, trong tâm tôi quyết định: “Tôi là một đệ tử Đại Pháp. Sư phụ yêu cầu chúng tôi đóng vai trò chủ đạo trong việc cứu người. Tôi phải lên tiếng trước tòa. Nếu luật sư không thể nói thì tôi sẽ nói”.

Tôi nói với luật sư quyết định của tôi. Anh ấy nổi đóa lên, bảo tôi tìm luật sư khác mà thay anh ấy. Tôi không có lựa chọn nào khác nên phải thuê luật sư khác. Nhưng hai ngày trước phiên xử, luật sư kia bảo tôi rằng người của Hiệp hội Luật sư Bắc Kinh đã đến nhà anh ấy hai lần và đe dọa anh không được tham gia vào các vụ việc về Pháp Luân Công, nếu không, anh ấy sẽ bị thu hồi giấy phép. Anh ấy nhờ tôi thuê lại luật sư lúc đầu. Tôi đã cố gọi cho vị luật sư mới một lần, nhưng anh không nghe máy.

Một ngày trước phiên xử, thẩm phán chủ tọa đã đề nghị tôi gặp ông ấy tại phòng làm việc của ông ấy. Ông ấy lo ngại tôi không tìm được luật sư. Ông ấy hỏi tôi: “Chúng ta vẫn tiến hành chứ?” Tôi nói có. Ông ấy hỏi: “Bà có thể bào chữa cho con trai mình không?” Tôi quả quyết với ông ấy không chút do dự. Điều này khiến ông rất cảm động và nói: “Để bảo vệ cho quyền lợi của bà, hãy để tôi tìm một luật sư khác cho bà.” Tôi khước từ và cảm ơn ông ấy.

Tôi tin rằng mọi sự thay đổi này là khảo nghiệm cho tôi — tôi có đủ can đảm để nói tại phiên tòa hay không. Đêm trước phiên tòa, khi nhẩm lại bài bào chữa mà tôi viết, tôi rất bình tĩnh.

Vào ngày xét xử, luật sư đầu tiên gọi cho tôi lúc 5 giờ sáng, vì anh đã quyết định nhận vụ án, và đề nghị tôi gặp anh ấy lúc 6 giờ sáng tại trại tạm giam. Anh ấy đã dành năm tiếng ở trại tạm giam và nhận được một chồng tài liệu chất ngất cần được sao chụp. Chúng tôi tìm thấy cái máy photocopy xerox và chỉ có khoảng hai giờ để hoàn thành việc sao chụp trước phiên xử, dự kiến ​​là 2 giờ chiều. Chúng tôi thậm chí không có thời gian ăn trưa nữa. Luật sư vừa phô-tô, vừa đọc tài liệu. Chúng tôi đã hoàn thành lúc 1 giờ chiều. Anh ấy cũng không có thời gian viết bài bào chữa. Tôi tự nhủ: “Cứ tùy kỳ tự nhiên. Tôi chỉ cần làm tốt những gì tôi nên làm thôi.”

Tại phiên tòa, tôi nhận ra công tố viên và cảnh sát đã bố trí câu hỏi và câu trả lời từ trước. Rõ ràng là cảnh sát và nhân chứng đã được chuẩn bị sẵn câu trả lời. Thêm nữa, câu trả lời của họ là nhắm vào thư ngỏ và áp phích của các học viên. Điều này cho thấy việc thực thi pháp luật vi phạm pháp luật như thế nào khi giải quyết các trường hợp của các học viên Pháp Luân Công. Tại tòa, họ ngụy tạo đủ điều dối trá.

Tuy nhiên, luật sư của chúng tôi đã đưa ra bằng chứng xác đáng cho thấy công tố viên và cảnh sát liên quan đến vụ án này đã vi phạm luật như thế nào. Điều này khiến cảnh sát không thể phủ nhận sự thật.

Khi phần tranh luận bắt đầu, tôi đã đề nghị luật sư nghỉ một lát, và tôi sẽ nói trước. Với chính niệm mạnh mẽ, tôi nói với mọi người trong phòng xử rằng Pháp Luân Công rất tuyệt vời, và con trai tôi vô tội. Tôi yêu cầu công tố viên chỉ cho tôi điều luật làm cơ sở kiện con trai tôi. Họ không thốt nên lời. Tôi cũng chỉ ra con trai tôi viết thư cho các quan chức chính phủ là điều hoàn toàn hợp pháp. Tôi yêu cầu họ nói cho tôi biết con trai tôi vi phạm điều luật nào khi viết thư gửi các quan chức. Công tố viên lại không nói được lời nào. Cuối cùng, tôi chỉ ra rằng, việc buộc tội con trai tôi liên tục vi phạm pháp luật là sai. Họ đưa ra cái cớ là con trai tôi từng bị kết án 11 năm tù. Nhưng tất cả những gì nó làm là nói với mọi người Pháp Luân Công thực sự là gì. Chính bản án trước kia đã sai ngay từ đầu.

Với giọng buồn rầu và nghiêm túc, tôi nói với tòa án cảnh sát tra tấn con trai tôi như thế nào, bao gồm đấm đá, tát, đánh bằng dùi cui điện, trói và treo lên khung sắt trong tư thế hai chân, hai tay bị kéo căng về tứ phía, làm dập hết móng chân, dội nước lạnh vào người vào mùa đông, bắt đứng thẳng suốt ba ngày, chích điện vào tim, làm bỏng bằng thuốc lá, và nhiều loại cực hình khác nữa. v.v … Tôi hỏi tại tòa án: “Các vị đều là người thực thi pháp luật. Vậy các vị nói xem, đây là cảnh sát xử lý một vụ án, hay là tra tấn người ta.”

Cuối cùng, tôi yêu cầu tòa án thả con trai tôi vô điều kiện.

Bấy giờ, luật sư lên tiếng. Anh ấy có một chồng hồ sơ trước mặt, và đọc từng nội dung lên. Cuối cùng, thẩm phán nói: “Hãy dừng ở đây. Bây giờ đã là 8 giờ tối rồi.” Luật sư dừng lại sau khi đọc thêm một tập hồ sơ.

Cả luật sư và tôi đều không bị ngắt lời khi trình bày tại tòa. Công tố viên thì không nói lời nào.

Tôi được cho biết tòa có kế hoạch mở một phiên xử nữa và thả con trai tôi bất kể phiên tòa diễn ra như thế nào. Họ đã thực hiện kế hoạch. Sau phiên tòa, con trai tôi đã được thả.

Điều đáng nói là, để cứu nhiều người hơn, các học viên và tôi đã phát bài biện hộ trước tòa của tôi cho mọi người trong thị trấn. Nỗ lực một năm của chúng tôi đã không uổng phí. Hầu hết mọi người trong thị trấn giờ đã biết về Pháp Luân Công và hiểu rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng là phi pháp.

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/9/明慧法会-慈悲救度公检法人员(下)-395569.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/22/180812.html

Đăng ngày 10-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share